phong-ngua-benh-kham-la-san-3

Nhà nông cần biết: Kỹ thuật phòng trừ bệnh khảm lá sắn

Bệnh khảm lá hại sắn (mì) đang gây hại diện tích lớn với mức nhẹ – trung bình 46.618,6 ha, nặng 12.106,5 ha, mất trắng 23 ha. Theo dự báo của Cục BVTV, trong tháng 7/2024, bệnh tiếp tục tiếp tục lây lan trên sắn vụ mới đang ở giai đoạn cây con – phát triển thân lá, tại khu vực miền Trung và miền Nam. Bệnh khảm lá sắn là bệnh rất nguy hiểm, gây thiệt hại rất lớn. Cây sắn còn nhỏ nhiễm bệnh sẽ không cho thu hoạch; cây lớn nhiễm bệnh năng suất, chất lượng đều giảm.

Nguyên nhân gây bệnh khảm lá hại sắn (cây mì)

Bệnh khảm lá sắn do Sri Lanka Cassava Mosaic Virus (SLCMV) gây ra. Bệnh lan truyền qua qua hom giống hoặc môi giới truyền bệnh.

– Qua hom giống: Virus SLCMV tồn tại trong thân, lá, củ khi lấy làm giống; virus sẽ tiếp tục nhân lên và làm xoăn lá khi cây vừa mọc mầm. Củ sắn còn sót lại trên ruộng bị nhiễm virus, khi mọc mầm cũng bị xoăn lá và là nguồn bệnh nguy hiểm cho nhiều cây trồng khác và vụ sắn mới.

– Qua môi giới truyền bệnh: Virus SLCMV lan truyền qua bọ phấn trắng (Bemisia tabaci). Bọ phấn trắng chích hút trên cây sắn bị bệnh sẽ hút cả virus vào cơ thể, khi chúng chích hút trên cây khỏe sẽ truyền bệnh sang cho cây.

Thông qua 2 cơ chế lan truyền trên, nếu không kịp thời phòng trừ, tiêu hủy bệnh khảm lá sắn sẽ lây lan rất nhanh, nguy cơ gây hại nghiêm trọng các vùng trồng sắn.

🌞Môi giới truyền bệnh: Bọ phấn trắng

Bọ phấn trắng trưởng thành rất nhỏ, chỉ dài 0,75-1,4 mm, sải cánh dài 1,1-2 mm. Hai đôi cánh trước và sau dài bằng nhau. Toàn thân và cánh được phủ bởi một lớp phấn màu trắng. Mắt kép có một rãnh ngang chia thành hai phần gần giống hình số tám. Râu đầu có sáu đốt, chân dài và mảnh, bụng có chín đốt.

phong-ngưa-benh-kham-la-san-1

Bọ phấn trắng trưởng thành và trứng

Ấu trùng màu vàng nhạt, khi mới nở có chân, bò dưới mặt lá, rồi ở cố định một chỗ dưới mặt lá. Sau khi lột xác chuyển sang tuổi 2 thì sâu non không còn chân, có thể nhìn rõ mắt kép và râu đầu.

Cả ấu trùng và thành trùng đều chích hút nhựa cây làm chết mô lá và tiết nước bọt làm lan truyền mầm bệnh đặc biệt là virus gây bệnh khảm lá sắn.

XEM THÊM: Kỹ thuật trồng sắn mì đơn giản, năng suất cao

Triệu chứng nhận biết bệnh khảm lá sắn

👉Cây sắn bị bệnh lá khảm có các vết màu vàng loang lổ trên lá. Mức độ hại nhẹ lá không bị biến dạng hoặc biến dạng nhẹ. Mức độ hại nặng làm cho lá sắn xoăn, cong queo, nhăn nhúm.

https://ngokwang.huyendakha.kontum.gov.vn/upload/104953/fck/ngokwang/2022_08_09_04_22_4011.jpg

Lá sắn bị bệnh khảm lá nặng

https://ngokwang.huyendakha.kontum.gov.vn/upload/104953/fck/ngokwang/2022_08_09_04_22_4012.jpg

Lá sắn bị bệnh khảm lá nhẹ

👉Hom giống lấy từ cây sắn bị bệnh khi mọc mầm sẽ biểu hiện bệnh ngay.

👉Cây sắn còn non bị nhiễm virus sẽ không cho thu hoạch.

👉Cây sắn đã lớn, nhiễm virus vẫn biểu hiện bệnh, nhưng nhẹ hơn; tuy nhiên năng suất, chất lượng giảm.

👉Triệu chứng bệnh xuất hiện ở tất cả các giai đoạn sinh trưởng của cây sắn, từ 2 tháng tuổi trở đi, khi cây sắn còn non.

Biện pháp phòng ngừa bệnh khảm lá sắn

Biện pháp canh tác kỹ thuật

Chọn giống sắn kháng bệnh, không trồng giống nhiễm bệnh nặng. Giống sắn HLS11 nhiễm bệnh nặng, các giống KM94, KM419, KM140 nhiễm bệnh nhẹ.

Luân canh cây trồng: Không trồng sắn hoặc cây ký chủ của bọ phấn (cây thuốc lá, bông, cà chua, cà pháo, cà bát, bầu bí, khoai tây, ớt, …) ở những vùng đã bị bệnh khảm lá ít nhất một vụ.

Biện pháp sinh học

Sử dụng bẫy dính vàng treo trên đồng ruộng diệt bọ phấn trắng.

phong-ngưa-benh-kham-la-san-2

Biện pháp xử lý khi ruộng sắn đã bị bệnh khảm lá sắn

Tổ chức thu gom, đốt, tiêu hủy nguồn bệnh, băm ủ làm phân bón.

Thường xuyên kiểm tra sâu bệnh trên cây sắn để phòng trừ kịp thời, đặc biệt với bọ phấn trắng môi giới truyền virus khảm lá sắn.

Những vùng có nguy cơ bùng phát bệnh cần phun trừ bọ phấn trắng bằng thuốc BVTV. Sử dụng thuốc BVTV cần đọc kỹ thông tin trên bao bì và sử dụng theo 4 đúng: Đúng thuốc, đúng lúc, đúng nồng độ liều lượng và đúng cách. Phun thuốc vào sáng sớm hoặc chiều mát.

Phun thuốc ướt mặt trên và dưới tất cả lá sắn để trừ bọ phấn trắng.

Phun thuốc khi bọ phấn còn trong giai đoạn ấu trùng hiệu quả cao hơn.

Một số hoạt chất BVTV có thể sử dụng 

+ Abamectin

+ Matrine

+ Rotenone

+ Thiamethoxam

Biên tập bởi mobiAgri

>>>>Bạn đọc tải ứng dụng mobiAgri để đọc đầy đủ, chi tiết Quy trình canh tác kỹ thuật và Sâu bệnh hại thường gặp trên cây Sắn và nhiều cây trồng khác.

Đánh giá bài viết

    Copyright 2023 – MobiFone

    Trung tâm Dịch vụ số MobiFone – Chi nhánh Tổng Công ty Viễn thông MobiFone

    Giấy ĐKKD: 0100686209-087
    Đăng ký thay đổi lần thứ 6 ngày 16/06/2023 cấp bởi Sở KHDT thành phố Hà Nội.

    Phát triển và vận hành sản phẩm: Công ty cổ phần giải pháp thời tiết WeatherPlus

    DMCA.com Protection Status

    Khám phá

    Tin tức - sự kiện

    Liên hệ

    Trụ sở: Số 01 Phạm Văn Bạch, phường Yên Hòa, quận Cầu Giấy, TP Hà Nội

    Tải ứng dụng

    error: Content is protected !!