Bưởi da xanh là loại đặc sản rất thơm ngon, múi chắc, mọng nước vì vậy được nhiều người yêu thích. Hiện nay tại nhiều vùng nước ta đã trồng thành công loại trái cây này, không chỉ cung ứng cho thị trường trong nước mà còn cả thị trường nước ngoài khó tính, với tiêu chuẩn khắt khe. Hãy cùng tìm hiểu kỹ thuật trồng loại bưởi da xanh, loại trái cây chủ lực của nhiều vùng ngay tại bài viết này nhé!
Bưởi da xanh có lớp vỏ ngoài dày, xanh tuy nhiên rất dễ tách vỏ lấy ruột. Múi bưởi da xanh ruột hồng to, chắc, không hạt, vị ngọt thanh. Loại bưởi này có giá trị dinh dưỡng cao, rất tốt cho sức khỏe. Hiện nay loại cây này đã được nhân giống rộng, được trồng trên nhiều tỉnh thành nước ta. Ai cũng có thể tự trồng bưởi da xanh tại nhà, đạt năng suất, chất lượng cao nếu áp dụng đúng kỹ thuật.
Thời vụ trồng bưởi da xanh
Có thể trồng bưởi da xanh quanh năm nhưng nên trồng vào đầu mùa mưa, mục đích để tiết kiệm công tưới. Bưởi da xanh thường được trồng vào khoảng 5 – 6 theo lịch dương hàng năm. Tuy nhiên bạn có thể trồng bưởi da xanh vào cuối mùa mưa, nếu chủ động được nguồn tưới.
Chuẩn bị trước khi trồng
Chọn giống bưởi da xanh
Chỉ chọn giống bưởi da xanh tại những nhà vườn uy tín, hoặc thực hiện nhân giống tại cây mẹ có chất lượng, năng suất cao. Những cây bưởi được nhân giống bằng cách chiết sẽ có tuổi thọ cao, khả năng sinh trưởng tốt. Ngoài ra tại vườn trồng chỉ nên trồng một loại bưởi da xanh, tránh tình trạng thụ phấn chéo, gây biến đổi chất lượng quả.
Chuẩn bị mô đất trồng bưởi da xanh
Đối với nơi trồng là đất ruộng thì cần làm mô. Đối với bãi đất bồi ven sông thì cần được phơi khô. Đắp mô nhô cao lên khoảng 40 – 60cm, đường kính từ 80 – 100cm. Cần làm mô trước từ 2-3 tuần trước khi trồng cây. Cần bón lót lượng phân đầy đủ ở mỗi hốc trồng, để tăng độ phì nhiêu, đất tơi xốp và tạo điều kiện cho cây sinh trưởng tốt. Khi thực hiện làm mô trồng cây bưởi da xanh ruột đỏ cần chú ý kết hợp với bón lót đầy đủ. Mỗi hốc trồng cần bón lót với lượng phân đầy đủ để tăng độ phì nhiêu, tơi xốp và tạo điều kiện cho cây trồng có thể phát triển toàn diện, khỏe mạnh sau này.
Kỹ thuật trồng cây bưởi da xanh
Trước khi trồng nên đo khoảng cách, mật độ trồng hợp lý. Thường mỗi ha sẽ có khoảng 500 – 600 cây, mỗi cây cách nhau 4m, hàng cách hàng 4m. Tiến hành đặt gốc bưởi vào giữa hố, lấp đất phủ kín. Lưu ý để hơi lõm ở giữa để sau này bón thêm phân hữu cơ. Dùng phân xanh, rơm rạ để phủ quanh gốc để làm mát gốc.
Chăm sóc cây bưởi da xanh
Chế độ tưới nước
Trồng bưởi cần chú ý tưới nước, thường xuyên giữ độ ẩm cho cây. Nhất là vào giai đoạn cây con, giai đoạn ra hoa và đậu trái. Thời tiết nắng hanh, cần gia tăng lượng nước tưới. Ngoài ra vào mùa mưa cần chú ý thoát nước cho cây, tránh tình trạng ngập úng, thối rễ cây sẽ chết.
Trồng bưởi cần đặc biệt chú ý tưới, cung cấp đẩy đủ nước vào giai đoạn cây con, cũng như thời điểm cây ra hoa và đậu trái. Thời tiết càng nắng càng cần tưới nước thường xuyên tránh tình trạng khô hạn xuất hiện ảnh hưởng tới trạng thái của cây. Kiểm soát độ ẩm, cân đối lượng nước sẽ giúp cây sinh trưởng tốt.
Tiến hành tạo tán, tỉa cành
Khi tạo tán cho cây bưởi da xanh cần chú ý những nguyên tắc sau:
- Bấm bỏ ngọn từ vị trí mắt ghép trở lên từ 50 – 80cm.
- Tiêu chuẩn chọn cành cấp 1 là 3 mầm khỏe, mọc thẳng từ thân chính và phát triển theo 3 hướng đồng đều. Sử dụng cọc tre để cắm trực tiếp xuống đất, giúp nâng giữ cành cấp 1.
- Cành cấp 2 giữ lại 2 – 3 cành, yêu cầu cần cách thân chính khoảng từ 15 – 30cm, đồng thời giữa các cành cách nhau 20 – 25cm.
Sau mỗi vụ thu hoạch cần tiến hành tỉa cành. Loại bỏ bớt những cành đã ra trái, cắt ngắn từ 10 – 15cm là hợp lý. Ngoài ra cần loại bỏ những cành yếu, cành sâu bệnh hay cành nằm rạp xuống đất. Tuy nhiên khi tiến hành cắt tỉa, cần phải khử trùng dụng cụ và nên dùng keo liền sẹo cho cây tránh một số mầm bệnh.
Chế độ bón phân cho cây
Việc bón thúc cho cây bưởi xanh cần thực hiện thành nhiều đợt. Sử dụng liều lượng phân bón phù hợp. Việc bón thúc thực hiện khi cây được 1 năm tuổi trở lên. Nếu cây đã sử dụng phân lân để bón lót thì nên dùng thêm phân Urê hòa cùng nước để tưới gốc bưởi, liều lượng thực hiện 1-2 tháng/lần. Đối với cây trên 1 năm tuổi có thể bón trực tiếp vào gốc.
Khi cây bưởi đã ra trái ổn định thì chia thành 5 lần bón. Có thể chia thành các lần: Bón sau thu hoạch, bón trước 4 tuần trước khi cây ra hoa, sau khi đậu quả, giai đoạn quả phát triển, 1 tháng trước thu hoạch. Lưu ý không nên bón phân bón lá quá 3 lần/vụ trái, thời gian phun bón cách nhau ít nhất 30 ngày. Vào mùa mưa không nên bón phân bón lá vì dễ nhiễm các bệnh như loét, đốm rong, mốc hồng,…
Phòng trừ sâu bệnh cho cây bưởi da xanh
Phòng trừ sâu bệnh cho cây bưởi da xanh không quá phức tạp. Loại cây này thường gặp bệnh sâu vẽ bùa, vì vậy cần thường xuyên kiểm tra và xử lý nhanh chóng. Loại sâu này sẽ khiến cây bị hỏng ngọn, suy yếu, còi cọc.
Thu hoạch bưởi da xanh
Khi bưởi có dấu hiệu chín da sẽ căng láng, quả đạt trọng lượng tiêu chuẩn. Sử dụng kéo chuyên dụng để cắt luôn cả cuống trái. Sau đó bọc lại bằng túi xốp, đóng thùng để vận chuyển tới thị trường.
Như vậy bài viết trên đã giới thiệu tới bạn cách trồng bưởi da xanh theo kỹ thuật đơn giản nhất. Chúc bạn có thể áp dụng thành công những kiến thức, kinh nghiệm được chia sẻ tại bài viết.