Cây chanh không hạt là giống cây nhập ngoại, hiện nay được trồng thành công ở Việt Nam. Hiện nay bạn có thể dễ dàng trồng loại chanh này tại nhà, cung cấp thực phẩm cho gia đình. Bạn sẽ tiết kiệm được một khoản chi phí kha khá so với việc mua chanh không hạt nhập khẩu. Hãy cùng mobiAgri đi tìm hiểu kỹ thuật trồng loại chanh này ngay dưới đây.
Nội dung bài viết
Thông tin về giống chanh không hạt
Chanh không hạt, hay còn gọi là Chanh Giấy Lim Ca hoặc Chanh Mĩ, là một loại chanh phổ biến không có hạt và được trồng thành công tại Việt Nam. Cây chanh không hạt có đặc điểm là không có gai, phù hợp với khí hậu của Việt Nam và phát triển tốt trong môi trường này. Hoa của cây chanh không hạt mọc thành chùm và có cánh hoa màu trắng. Quả chanh có hình dáng hơi dài, có vị chua và thơm.
Chanh không hạt ít gai trên thân và quả, giống với quả chanh truyền thống. Khi cây ở giai đoạn trưởng thành, các gai sẽ tự thoái hóa và cây cho quả. Mỗi chùm trái thường có 7-8 quả. Năng suất của cây chanh không hạt sẽ tăng cao từ năm thứ 3-4 và duy trì đến hơn 10 năm trước khi suy giảm.
Cây chanh không hạt có thể cao tới 6 mét, thân cây không có gai, có tán lá tròn và trái mọc thành chùm. Quả của cây không có hạt hoặc chỉ có một số ít hạt. Chanh không hạt cho quả quanh năm. Cây cũng có sức đề kháng bệnh mạnh, đặc biệt là không bị nhiễm bệnh vàng lá gân xanh như các loại cây có múi khác.
Chanh không hạt dễ trồng, ít bị sâu bệnh và cho quả quanh năm. Thời gian từ khi trồng cây đến khi thu hoạch khoảng 18 tháng. Trung bình, một cây chanh không hạt có thể cho khoảng 40 kg trái, năng suất trung bình từ 30-40 tấn trái mỗi hecta mỗi năm. Giá bán dao động từ 20-30.000 đồng mỗi kg, sau khi trừ đi chi phí canh tác, nông dân có thể thu về lợi nhuận trên 400 triệu đồng mỗi hecta.
Chanh không hạt là một trong những sản phẩm nông nghiệp có giá trị xuất khẩu cao và có thị trường ổn định. Dưới đây là hướng dẫn trồng chanh không hạt dành cho mục tiêu xuất khẩu.
Chuẩn bị trước khi trồng chanh không hạt
Thời vụ trồng
Chanh không hạt có thể trồng quanh năm, tuy nhiên, thời điểm tốt nhất để trồng là vào vụ đông xuân (tháng 2-3) hoặc vụ thu đông (tháng 8-10). Trồng trong thời gian phù hợp sẽ tạo điều kiện cho cây phát triển toàn diện và khỏe mạnh.
Chọn giống
Việc chọn giống là một yếu tố quan trọng cần lưu ý. Khi chọn giống, cần đảm bảo đạt chuẩn để quá trình canh tác diễn ra thuận lợi và đạt hiệu quả cao như yêu cầu. Chanh không hạt được nhân giống vô tính từ cây mẹ, mang đầy đủ những đặc tính tốt. Cây con có khả năng sinh trưởng tốt, cho năng suất cao và chất lượng trái ổn định.
Cây con đạt tiêu chuẩn phải có đặc điểm như lá xanh tốt, không sâu bệnh.
Điều kiện đất trồng
Đất trồng cây chanh không hạt cần có độ pH duy trì từ 5.0 – 6.5, là loại đất thịt chứa nhiều mùn hoặc đất thịt pha với tầng cách tác tiêu chuẩn từ 0.5 – 1m. Đồng thời, đất trồng loại cây này cần đảm bảo có khả năng thoát nước tốt.
Khi trồng chanh không hạt cũng cần chú ý đến tình trạng ngập úng. Lượng mưa trung bình hàng năm ở mức 15000mm là hợp lý. Nếu lượng mưa không phân bố đồng đều, cần chủ động nguồn tưới và hệ thống thoát nước.
Trồng chanh không hạt cần chú ý không để tình trạng ngập úng xảy ra. Lượng mưa trung bình duy trì khoảng 1500mm hàng năm là hợp lý, đồng thời lượng mưa cần được phân bố đều các tháng trong năm.
Cách trồng cây chanh không hạt đơn giản
Yêu cầu về mật độ trồng cây
Đối với cây chanh không hạt, cũng như bất kỳ loại cây trồng nào khác, đảm bảo mật độ trồng phù hợp là yêu cầu bắt buộc. Duy trì được mật độ hợp lý tạo không gian để cho cây phát triển, sinh trưởng tốt.
Tiến hành trồng chanh không hạt theo hàng hoặc theo mô hình nanh sấu, khoảng cách tham khảo cây cách cây từ 3x3m hoặc 3x4m là hợp lý. Ngoài ra lưới trồng nên có chiều rộng từ 60-80cm. Tùy thuộc vào điều kiện khu vực đất trồn thực tế mà chiều sâu của lưới trồng có thể thay đổi.
Kỹ thuật trồng chanh không hạt
Lưu ý trước khi trồng chanh không hạt, các công đoạn như làm đất, đào hố cần được hoàn thành sớm trước 1 tháng. Làm cỏ, xới xáo, bón lót cần được thực hiện trước khi lên lướng, đào hố trồng. Nâng cao dinh dưỡng, đồng thời giúp đất trồng tơi xốp hơn.
Đối với giống cây nhánh chiết cần đặt nghiêng với những cây giống chiết ít nhánh. Điều này tạo điều kiện giúp cho các đọt có thể dễ dàng mọc lên, từ đó tạo tán thuận lợi. Bên cạnh đó, cần chú ý việc căm cọc buộc dây vào thân cây tránh tình trạng cây bị lay gốc, thậm chí là bị chết.
Yêu cầu đối với cây ghép, mắt ghép cần xoay theo hướng gió chính. Ngoài ra cần tiến hành lấp đất ngang với cổ rễ, hoặc cao hơn từ 1-2cm là hợp lý. Trong quá trình trồng, cần hết sức cẩn trọng để tránh làm vỡ bầu, hoặc thực hiện việc lấp đất quá sâu.
Chế độ chăm sóc chanh không hạt
Tưới nước
Ngay sau khi trồng cây chanh không hạt, cần thực hiện việc tưới nước ngay để duy trì độ ẩm thích hợp để cây bén rễ, hồi xanh. Sau khi trồng khoảng 3-5 ngày, tiến hành tưới nước cho cây, lượng nước có thể thay đổi phụ thuộc vào tình hình thời tiết thực tế.
Đối với chanh không hạt, việc giữ ẩm trong tháng đầu tiên là vô cùng quan trọng, có ý nghĩa quyết định. Nó ảnh hưởng trực tiếp tới khả năng hồi phục, thích nghi của cây trồng với điều kiện mới. Do đó, việc tưới nước cần chú ý thực hiện đều đặn, đầy đủ lượng nước thích hợp. Ngoài ra người trồng cũng cần chú ý có biện pháp giữ ẩm cho gốc cây trồng.
Tỉa cành
Với vóc dáng nhỏ hơn so với các loại cây có múi khác, việc tỉa cành, tạo tán cho chanh không hạt cũng có đôi chút khác biệt. Mật độ trồng khoảng 3m một cây là khá rộng, do đó cây trồng đủ không gian để lớn lên một cách tự nhiên, có tán toả đều xung quanh gốc.
Sâu trồng khoảng 1-2 tháng cần thực hiện biện pháp hãm ngọn. Nuôi từ 5-7 chồi khỏe mạng, phân bố đều tạo tán cân đối, đồng thời nên tiến hành cắt bỏ những cành già, cành héo, sâu đục thân.
Chắn gió
Trồng các loại cây chắn gió với tán nhỏ, đồng thời không chiếm quá nhiều không gian, ánh sáng cần được cân nhắc thực hiện. Với hàng cây chắn do có chiều cao thích hợp, cách hàng cây chanh khoảng 5m là hợp lý. Lúc đó việc chắn gió hiệu quả, đồng thời không cạnh tranh dinh dưỡng được đảm bảo.
Làm cỏ
Chăm sóc cây chanh không hạt cần chú ý tới việc làm cỏ, dọn dẹp cỏ dại thường xuyên và đều đặn. Mục đích giúp vườn trồng chanh không hạt luôn sạch sẽ, giúp cây không bị cạnh tranh dinh dưỡng, tạo không gian thoáng để cây phát triển, ngăn ngừa sâu bệnh cho cây.
Bạn nê trồng xen canh với các loại cây họ đỗ, đậu. Điều này giúp hạn chế cỏ dại mọc, đồng thời tăng thêm nguồn thu. Khi bước vào mùa mưa cần dọn cỏ quanh gốc, dọn rác để ngăn nấm bệnh xảy ra.
Tổng kết, chăm sóc cây chanh không hạt đòi hỏi sự chú ý và công việc chăm chỉ. Việc tưới nước, tỉa cành, chắn gió, làm cỏ và các công việc khác đều cần thực hiện đúng cách và đúng thời điểm để đảm bảo cây phát triển mạnh mẽ và cho ra năng suất tốt. Với sự chăm sóc đúng phương pháp, bạn sẽ có được vườn chanh không hạt xanh tươi, tràn đầy sức sống.
Bón thúc
Việc bón thúc từ năm thứ 2 cho cây chanh không hạt nên sử dụng lượng phân urea từ 100g – 500g mỗi cây mỗi năm. Để đảm bảo sự phân bố đồng đều, ta nên chia làm 3-4 lần bón tại gốc cây hoặc pha vào nước tưới.
Lượng phân bón cần bổ sung hàng năm phụ thuộc vào mức độ sản xuất và năng suất thu hoạch quả của năm trước. Điều này giúp đảm bảo cây có đủ dinh dưỡng. Khi cây thiếu các yếu tố vi lượng, lá chanh có thể bị vàng hoặc mép lá bên ngoài bị cháy.
Ngoài việc sử dụng phân urea, ta nên bổ sung phân chuồng hoai mục để cung cấp các yếu tố vi lượng cho cây. Đồng thời, có thể sử dụng phân bón lá chuyên dùng cho cây ăn quả có múi để phun lên cây và cung cấp dinh dưỡng. Thời điểm phun phân tốt nhất là khi cây đang có lá non hoặc trong giai đoạn đậu hoa. Điều này sẽ giúp cây chanh phát triển nhiều quả và quả có chất lượng tốt, đồng thời tăng khả năng chống chịu sâu bệnh.
Việc bón thúc đúng cách và đảm bảo cung cấp đủ dinh dưỡng sẽ giúp cây chanh không hạt phát triển mạnh mẽ và mang lại năng suất cao.
Phòng trừ sâu bệnh
Cây chanh thường bị tấn công bởi các loại sâu như bọ xít, rầy, rệp… Nếu số lượng sâu ít, có thể sử dụng phương pháp bắt giết bằng tay. Nếu số lượng sâu nhiều hơn, có thể phun thuốc như Bi 58 5.05% hoặc Basa 0.2%.
Đối với sâu vẽ bùa, ta có thể sử dụng Padan 95WP 0.05% hoặc hỗn hợp 20ml Decis 25EC kết hợp với 1 lít Bi 58 pha loãng với nước để phun. Để phòng trừ nhện trắng gây ra rám quả, ta có thể phun Lưu huỳnh bột với lượng 20-25kg/ha hoặc Zineb 0.3-0.5%. Đối với bệnh phấn trắng, ta có thể phun Topsin M với nồng độ 0.075-0.1% hoặc sử dụng một hỗn hợp lưu huỳnh bột (20-30kg) kết hợp với vôi bột (7-10kg) để phun trên 1ha.
Nếu không chăm sóc cây tốt hoặc bón quá nhiều phân đạm, cây chanh có thể bị tấn công bởi một số loại sâu hại. Đặc biệt, cần chú ý đến bệnh ghẻ và sự tấn công của nhện, đây là hai yếu tố gây hại nhiều nhất. Ngoài ra, trong mùa mưa, nếu không có hệ thống thoát nước tốt, cây chanh dễ bị nhiễm bệnh thối rễ, dẫn đến lá vàng và chết cây.
Tiến hành thu hoạch chanh không hạt
Khi vào vụ thu hoạch chanh không hạt, cần chú ý một số kỹ thuật sau đây để cây ra sai quả hơn.
- Loại bỏ những quả nhỏ trên cây, để cây tập trung dinh dưỡng nuôi quả to.
- Cắt bỏ những cành nhỏ, già, chồi mọc vượt,… để tạo độ thông thoáng cho cây.
- Dùng cào xới nhẹ đất, mục đích làm đứt bớt rễ giúp cây phân hóa mầm hoa vào đầu năm tới tháng 2, tháng 3.
- Đến đầu tháng 12 thì ngừng tưới nuớc 1 tháng sau đó tưới nước trở lại. Thực hiện tưới đẫm nước trong 2-3 ngày để cây ra hoa đồng loạt.
Sử dụng thêm NPK 16-16-8, liều lượng 0,7kg/cây giai đoạn quả đã to bằng ngón tay,. Đối với các tỉnh phía Nam công đoạn xử lý mùa ra quả cần làm sớm hơn 1 tháng, so với miền Bắc. Cây chanh không hạt trưởng thành gai sẽ bị thoái hóa, thuận tiện cho việc chăm sóc cũng như khi thu hoạch.
Như vậy bạn đã cùng mobiAgri đi tìm hiểu kỹ thuật trồng chanh không hạt đạt hiệu quả cao. Chúc bạn có thể áp dụng những kiến thức này thành công trong thực tiễn, đạt thu nhập cao.