Dưa chuột hay còn được gọi là dưa leo, là một loại cây trồng phổ biến và được ưa chuộng tại nhiều khu vực trên cả nước, đặc biệt là ở miền Bắc. Với điều kiện khí hậu mát mẻ và đất đai màu mỡ, miền Bắc là nơi lý tưởng để trồng dưa chuột. Tuy nhiên, để đạt được năng suất cao, người trồng cần nắm vững các kỹ thuật trồng và chăm sóc. Ngay bây giờ mobiAgri sẽ hướng dẫn kỹ thuật trồng dưa chuột ở miền Bắc.
Nội dung bài viết
Vài nét khái quát về cây dưa chuột (dưa leo)
Dưa chuột là gì?
Dưa chuột còn được gọi là dưa leo, có tên khoa học là Cucumis sativus và thuộc họ Cucurbitaceae. Đây là một loại rau ăn quả trong thương mại và trở thành thực phẩm phổ biến ở nhiều quốc gia. Dưa chuột được trồng rộng rãi trên khắp thế giới.
Một số quốc gia dẫn đầu về trồng và xuất khẩu dưa chuột bao gồm Trung Quốc, Nga, Nhật Bản, Mỹ, Hà Lan, Thổ Nhĩ Kỳ, Ba Lan, Ai Cập và Tây Ban Nha.
Yêu cầu kỹ thuật
Dưa chuột có thời gian sinh trưởng ngắn, từ khi gieo hạt đến khi thu hoạch chỉ khoảng 35 – 45 ngày. Ở miền Bắc nước ta, dưa chuột có thể trồng quanh năm, nhưng có hai vụ chính: vụ xuân hè (gieo hạt từ giữa tháng 2 đến giữa tháng 4) và vụ thu đông (gieo từ tháng 9 đến đầu tháng 10).
Đất trồng dưa chuột cần tơi xốp và giàu chất hữu cơ, thoáng khí. Đất cát pha là lựa chọn tốt nhất. Dưa chuột cần đất ít chua với độ pH phù hợp từ 5,7 – 7.
Chọn giống dưa chuột
Chọn giống là bước đầu tiên và quan trọng nhất trong quá trình trồng dưa chuột. Ở miền Bắc, bạn nên chọn các giống dưa chuột có khả năng chịu lạnh tốt, kháng bệnh và cho năng suất cao. Hiện nay có một số giống phổ biến như:
- Dưa chuột Nhật Bản: quả dài, xanh mướt, thịt giòn và ngọt.
- Dưa chuột Thái Lan: có khả năng chịu nhiệt tốt, quả nhỏ, thịt chắc.
- Dưa chuột Trung Quốc: quả to, thích hợp cho các món ăn chế biến.
Thời vụ trồng trồng cây dưa chuột
Miền Bắc có hai vụ trồng dưa chuột chính là:
- Vụ xuân hè: bắt đầu trồng từ tháng 2 – 3 và thu hoạch từ tháng 4 – 6. Nên chọn các loại giống chịu nhiệt tốt, bị bị bệnh như: Thái Lan, dưa chuột Nhật Bản…
- Vụ thu đông: trồng từ tháng 8 đến tháng 9 và thu hoạch từ tháng 11 đến tháng 12. Nên chọn giống dưa chuột chịu lạnh tốt, như: dưa chuột F1, dưa chuột bao tử, dưa chuột chùm.
Đặc điểm của cây dưa chuột
Bộ rễ: Bộ rễ chính của cây dưa chuột phát triển tốt ở độ sâu từ 0 đến 30 cm, với bề rộng khoảng 50 – 60 cm.
Thân: Thân cây có thể tròn hoặc có góc cạnh, và có lông ít nhiều tùy theo giống cây.
Lá: Bao gồm lá mầm và lá thật.
Lá mầm: Những lá đầu tiên nhú ra có hình tròn dài, đóng vai trò quang hợp để tạo vật chất nuôi dưỡng lá mới.
Lá thật: Những lá đơn to mọc cách trên thân, có hình dáng hơi giống tam giác. Cả hai mặt phiến lá đều có lông, cuống lá dài từ 5 – 15cm, mép lá có thể nguyên hoặc có răng cưa.
Hoa: Hoa cái: Mọc ở nách lá, thường thành đôi hoặc riêng lẻ.
Hoa đực: Mọc thành cụm, mỗi cụm có khoảng 5 – 7 hoa.
Một số giống dưa chuột có hoa lưỡng tính, tất cả các loại hoa đều có màu vàng và thụ phấn nhờ côn trùng.
Quả: Khi còn non, quả có gai xù xì, khi quả trưởng thành, các gai này sẽ biến mất.
Hạt: Hạt có màu trắng ngà, trung bình mỗi quả chứa khoảng 200 – 500 hạt.
Cách trồng dưa chuột sai quả
Chuẩn bị đất trồng
Dưa chuột là loại cây ưa đất tơi xốp, giàu dinh dưỡng và thoát nước tốt.
Các bước chuẩn bị đất gồm:
Cày bừa đất kỹ, làm sạch cỏ dại.
Bón lót nên bón bằng phân chuồng ủ hoai mục, bón phân hữu cơ để cung cấp dinh dưỡng ban đầu cho cây.
Khoảng cách trồng dưa leo
Lên luống trồng cây cao khoảng 20-25cm để tránh bị ngập nước. Luống cách khoảng 1m giữa các luống cần có rãnh thoát nước để tránh ngập úng.
Gieo hạt và chăm sóc cây con
Gieo hạt
Hạt giống nên ngâm với nước ấm (2 sôi 3 lạnh) trong khoảng 4-6 giờ, sau đó ủ trong khăn ẩm để hạt nứt nanh. Khi gieo, bạn nên gieo hạt vào bầu đất hoặc trực tiếp lên luống. Khoảng cách giữa các cây nên là 30-40cm, giữa các hàng là 60-70cm.
Chăm sóc cây con
Khi cây con được khoảng 3-4 lá, tiến hành tỉa bớt những cây yếu, chỉ giữ lại những cây khỏe mạnh. Tiếp tục bón thúc bằng phân đạm, kali để cây phát triển nhanh.
Kỹ thuật chăm sóc cây dưa chuột
Tưới nước
Dưa chuột là loại cây ưa ẩm, vì vậy cần tưới nước đều đặn, đặc biệt là giai đoạn ra hoa và tạo quả. Tránh để cây bị khô hạn hoặc ngập úng.
Cách bón phân cho dưa leo
Bón phân là yếu tố quyết định năng suất và chất lượng quả. Sau khi trồng 7-10 ngày, tiến hành bón thúc lần đầu bằng phân đạm pha loãng. Các lần bón tiếp theo nên cách nhau 10-15 ngày, sử dụng phân NPK hoặc phân chuồng hoai mục.
Làm giàn cho cây dưa chuột
Khi cây cao khoảng 20-30cm, cần làm giàn để cây leo. Giàn có thể làm bằng tre, nứa hoặc dây thép. Làm giàn giúp cây nhận được nhiều ánh sáng, thoáng mát và dễ thu hoạch.
Tỉa nhánh và thụ phấn
Để cây tập trung dinh dưỡng nuôi quả, cần tỉa bớt những nhánh phụ, lá già. Trong giai đoạn ra hoa, việc thụ phấn tự nhiên nhờ ong, bướm là chủ yếu. Tuy nhiên, để tăng năng suất, bạn có thể thụ phấn thủ công bằng cách dùng bông gòn chấm nhẹ vào nhị hoa đực rồi chấm vào nhụy hoa cái.
Phòng trừ sâu bệnh
Dưa chuột thường bị một số sâu bệnh như bọ trĩ, sâu xanh, bệnh sương mai, bệnh phấn trắng. Để phòng trừ, bạn nên:
Sử dụng thuốc bảo vệ thực vật đúng cách và theo hướng dẫn.
Kiểm tra vườn thường xuyên để phát hiện sớm và xử lý kịp thời.
Thu hoạch
Sau khoảng 45-60 ngày từ khi gieo, dưa chuột bắt đầu cho thu hoạch. Nên thu hoạch vào buổi sáng sớm hoặc chiều mát, khi quả đạt kích thước 10-15cm. Tránh để quả quá già vì sẽ làm giảm chất lượng.
Bảo quản và tiêu thụ
Dưa chuột sau khi thu hoạch cần được bảo quản ở nơi thoáng mát, tránh ánh nắng trực tiếp. Nếu chưa tiêu thụ ngay, có thể bảo quản ở nhiệt độ khoảng 10-12°C.
Hy vọng với những thông tin trên không chỉ giúp bạn có thêm kiến thức chăm sóc dưa chuột cho năng suất cao mà còn giúp người nông dân nâng cao thu nhập. Chúc bà con có một vụ mùa bội thu.
Biên tập bởi mobiAgri