Kỹ thuật trồng mít Thái đơn giản nâng cao hiệu quả

Mít Thái là loại trái cây được yêu thích, bởi hương vị thơm ngon, múi mít dày, ngọt, màu cam đẹp mắt lại rất bổ dưỡng. Giống mít Thái hiện nay được nhiều tỉnh thành ở nước ta trồng, bởi loại cây này cho năng suất cao, thu hoạch sớm. Hãy cùng tìm hiểu kỹ thuật trồng mít Thái đơn giản, hiệu quả, đạt chất lượng tiêu chuẩn.

Giống mít Thái dễ trồng, thời vụ thu hoạch sớm, không tốn công chăm sóc. Vì vậy loại cây này được trồng phổ biến ở nhiều tỉnh thành nước ta, trở thành loại cây thúc đẩy kinh tế của nhiều hộ dân. Để vụ mít đạt năng suất cần phải đảm bảo các yếu tố kỹ thuật sau.

1. Tiêu chuẩn chọn giống mít Thái

Không nên trồng mít Thái bằng hạt, bởi cách này sẽ bị lai giống và thời gian cho quả lâu. Để hiệu quả nhất nên sử dụng phương pháp nhân giống bằng cây ghép. Cây có đường kính gốc ghép từ 1-1,5cm, cành ghép cao từ 20-30cm tính từ vết ghép. Cây được nhân giống phải là cây khỏe mạnh, sạch bệnh là dòng F1 thuần chủng. Chọn cây có bộ rễ khỏe, lá xanh tốt đang ở giai đoạn già, vết ghép tiếp hợp tốt.

Người trồng có thể sử dụng cây con được mua tại các vườn ươm. Tuy nhiên những cây con này đều phải được tiến hành bón phân lót, phát triển khỏe, cây không còi cọc.

2. Thời vụ và khoảng cách trồng mít Thái

Thời vụ trồng mít Thái bắt đầu từ tháng 5 đến tháng 7 dương lịch hàng năm. Tuy nhiên nếu hộ gia đình có thể chủ động được nguồn nước, có thể trồng sớm hơn hoặc trồng quanh năm. 

Khoảng cách trồng dày: Mật độ cây cách cây 5m, hàng cách hàng 6m. Diện tích trồng 1ha có thể trồng khoảng 300 cây.

Thời vụ trồng mít Thái

Khoảng cách trồng thưa: Mật độ cây cách cây 6m, hàng cách hàng 7m. Diện tích 1ha trồng khoảng 210 cây. Đối với đất trồng cằn cỗi nên tiến hành trồng dày, đất tốt trồng thưa. Xu hướng hiện nay thường trồng dày để tăng sản lượng và rút ngắn thời gian hoàn vốn. Sau đó mới áp dụng phương pháp đốn tỉa bớt hoặc tỉa cành tạo độ thông thoáng.

3. Xử lý đất và đào hố trồng

Xử lý đất trồng và loại bỏ cỏ dại trước khi trồng giúp tăng độ dinh dưỡng, cây mít không bị cạnh tranh. Đất được tiến hành san phẳng, xẻ mương rãnh sâu từ 30-40cm, chống ngập úng vào mùa mưa. Đào hố trồng sâu 40x40x40, tiến hành đắp mô đất cao 40-70cm. 

Đối với đất có độ dốc khoảng 5% thì không cần đắp mô. Đối với đất có độ dốc 7%, thì hố có kích thước 40×40, độ sâu 60cm.  Tiến hành trộn mỗi hốc theo tỉ lệ: 0,5kg vôi bột, 1-3kg phân hữu cơ Better HG01. Đối với hố trồng đào theo kích thước 50 x 50 x 50cm, thì nên để riêng lớp đất trên mặt ra. Sau đó tiến hành bón lót mỗi hố 10-12kg phân chuồng hoai mục hoặc phân hữu cơ.

Hố trồng cây mít Thái

Trước khi trồng phải cắt bỏ bầu của gốc cây giống. Dùng cọc cắm để cố định vị trí, giúp cây chắc chắn hơn khi có gió bão, mưa. Sau trồng hãy tưới nước cho gốc mít thái. Bạn có thể lựa chọn trồng xen canh thêm các cây ngắn ngày như ngô, đậu,… để giúp đất không bị rửa trôi, tránh cỏ dại phát triển mạnh.

4. Chăm sóc cây mít Thái

Kỹ thuật chăm bón theo giai đoạn

Năm đầu tiên sau khi trồng nên bón phân theo định kỳ 1-1,5 tháng/lần. Liều lượng bón mỗi gốc từ 100-150 gram phân NPK, bổ sung thêm phân bón lá vi lượng theo liều hướng dẫn, có thể sử dụng loại Number one hay Fetrilon-combi. 

Năm thứ 2 tiến hành bón phân NPK theo tỉ lệ 2:1:2 phân mỗi gốc. Từ năm thứ 3: cây đã bắt đầu cho ra trái kinh doanh, tăng lượng phân bón so với năm trước từ 0,5-1,0 kg/cây. Bón 2 lần vào đầu và cuối mùa mưa. 

Bón phân cho cây mít Thái

Ở giai đoạn mít cho ra trái, cần lưu ý lựa chọn bón phân cho phù hợp. Trái dễ bị tình trạng sượng múi, múi nhỏ, bị nứt hoặc nhạt vị nếu không có chế độ bón phân phù hợp. Vì vậy người trồng có thể chọn sản phẩm NPK 13-13-13+TE hoặc NPK 12-12-18+TE sử dụng 100% K2SO4  múi to, vị thơm. Nên chia làm 3 đợt bón cách nhau 20-30 ngày/bón/lần. Liều lượng bón 0,5 – 1kg/cây/lần.

Tiến hành tỉa cành, tỉa trái

Tiến hành tỉa cành loại bỏ những cành sâu bệnh, giúp tăng độ thông thoáng. Khi cây cao tầm 1m trở lên thì tiến hành tỉa cành, 1 năm tỉa 2-3 lần đối với cây nhỏ. Cây lớn tiến hành tỉa sau khi thu hoạch trái hàng năm.

Hướng dẫn cách tỉa  cành như sau:

  • Loại bỏ các cành gần sát mặt đất, khoảng cách từ 40cm trở xuống.
  • Loại bỏ bớt các cành cấp 2,3 tạo độ thoáng cho cây.
  • Giữ lại các cành cấp 1 có khoảng 40cm trở lên, các cành chia theo nhiều hướng khác nhau. Mỗi tầng không quá 5 cành. 

Tỉa cành cây mít Thái

Tỉa cành cho cây mít (Ảnh minh họa)

Giai đoạn tỉa trái:

  • Giai đoạn cây 1 năm tuổi chỉ để lại 1 trái/lứa. 
  • Giai đoạn cây 2 tuổi để 2 trái/lứa, số lượng trái 4 quả/năm.
  • Giai đoạn cây 3 tuổi để 3 trái/lứa, 1 năm 2 lứa. Như vậy số lượng trái sẽ tăng theo từng năm tuổi nhằm giúp quả đạt chất lượng cao.

5. Thu hoạch

Sau khi trổ hoa từ 90 – 120 ngày quả sẽ dần chín. Dấu hiệu của trái mít già là gai nở căng, vỏ màu xanh chuyển sang màu xanh vàng hoặc nâu nhạt, cắt 1 vết thấy mủ chảy lỏng và trong, vỗ kêu bồm bộp. Ở nhiệt độ từ 11-13 độ C thì mít thái có thể giữ được trong 6 tuần, ở điều kiện bình thường thì từ 7-10 ngày.

Thu hoạch mít Thái

Như vậy bài viết trên đã tổng hợp kinh nghiệm trồng mít Thái từ khâu chọn giống, đến khi thu hoạch. Chúc bạn thành công khi ứng dụng kiến thức khi trồng cây mít Thái.

1/5 - (2 votes)

    Để lại một Bình luận

    Copyright 2023 – MobiFone

    Trung tâm Dịch vụ số MobiFone – Chi nhánh Tổng Công ty Viễn thông MobiFone

    Giấy ĐKKD: 0100686209-087
    Đăng ký thay đổi lần thứ 6 ngày 16/06/2023 cấp bởi Sở KHDT thành phố Hà Nội.

    Phát triển và vận hành sản phẩm: Công ty cổ phần giải pháp thời tiết WeatherPlus

    DMCA.com Protection Status

    Khám phá

    Tin tức - sự kiện

    Liên hệ

    Trụ sở: Số 01 Phạm Văn Bạch, phường Yên Hòa, quận Cầu Giấy, TP Hà Nội

    Tải ứng dụng

    error: Content is protected !!