nha-dam-giai-nhiet-ngay-he-1

Lưu ý khi dùng nha đam giải nhiệt mùa hè

Lưu ý khi sử dụng nha đam giải nhiệt

Nha đam hay lô hội (Aloe barbadensis var. chinensis) là loài xương rồng duy nhất thuộc chi Aloe ở Việt Nam, là loài cây quen thuộc vừa làm cây cảnh đẹp, vừa được dùng làm đồ uống giải khát, vừa là một vị thuốc và làm mỹ phẩm… Tuy nhiên, nếu sơ chế và sử dụng không đúng cách, việc sử dụng có thể gây hại đến chính sức khỏe người dùng.

Theo Đông y nha đam vị đắng, tính hàn, có tác dụng thông đại tiện, thanh nhiệt, mát gan, chữa viêm loét dạ dày, làm lành vết thương, giảm viêm nhiễm, sát trùng, chữa bệnh lở miệng, bệnh ngoài da, phòng chữa sỏi thận, tiểu đường, cao áp huyết, làm sạch răng, kem dưỡng da, chống lão hóa.

nha-dam-giai-nhiet-ngay-he-2

Phân tích nhựa lấy từ lá nha đam, các nhà nghiên cứu đã phát hiện được nhiều chất có tác dụng dinh dưỡng và dược học như các: amino acid, Monosaccharid, Polysaccharid, Enzim, chất chống oxy hóa, nhiều loại vitamin, chất khoáng,…

Dù có một số ích lợi cho sức khỏe nhưng nếu sử dụng nha đam không đúng cách cũng sẽ gây hại cho người sử dụng nhất là khi sử dụng quá mức. Một số hợp chất có hoạt tính sinh học như C-glycosides, lectins, polymannans và acetylated mannans… có thể ảnh hưởng đến quá trình giải độc của gan và dẫn đến tổn thương gan.

Các chất trong nha đam cũng có thể tạo phản ứng hóa học với thuốc trị tiểu đường… gây ra bệnh thận, sử dụng nhiều nước nha đam có thể làm mất cân bằng điện giải, gây tiêu chảy, đau bụng, tăng nguy cơ viêm loét dạ dày

Cách sơ chế nha đam giải nhiệt:

Có 2 thành phần chính từ lá nha đam là phần gen nhớt có màu trắng trong, là phần thịt lá và mủ màu vàng nằm sát dưới lớp vỏ xanh.

Khi sơ chế nha đam, phải rửa sạch lớp nhựa, nếu không nha đam sẽ bị đắng và nhựa này có thể gây kích ứng da, phồng rộp, gây bỏng da và bong tróc, có trường hợp còn bào mòn lớp biểu bì, ảnh hưởng đến hệ tiêu hoá.

Khi sơ chế để sử dụng, trước hết, cần rửa sạch lá, sử dụng dao cắt bỏ phần gai 2 bên và loại bỏ phần xanh bên ngoài và phần mủ vàng còn dính trên gel, chỉ lấy phần gel bên trong, cắt nhỏ như hạt lựu và ngâm vào nước muối có vắt thêm chanh 15-20 phút, sau đó xả nước sạch để rửa.

Tiếp theo, đun nước sôi để trần nhanh nha đam, vớt ra đưa ngay vào nước lạnh (có đá lạnh càng tốt). Sau đó, có thể sử dụng để làm đẹp, dưỡng da hoặc làm các món ăn giải nhiệt từ nha đam như: nha đam đường phèn, sữa chua nha đam, nha đam mật ong, thạch nha đam, nước giải khát.

nha-dam-giai-nhiet-ngay-he-1

Liều lượng sử dụng nha đam phù hợp

Với người bình thường, chỉ nên sử dụng 5-10 gram tươi mỗi ngày để ăn. Nếu dùng để đắp mặt, dưỡng da chỉ nên sử dụng tối đa 2 -3 lần/tuần và mối lần không quá 15-20 phút.

Đối tượng không nên sử dụng nha đam giải nhiệt

Người có thai, đang cho con bú và trẻ nhỏ, người đang sử dụng thuốc tây y điều trị tiếu đường, xương khớp, thận, huyết áp, trước và sau phẫu thuật, những người bị kích ứng với nha đam không nên dùng các sản phẩm có nha đam.

TS. Nguyễn Văn Biếu

Biên tập bởi mobiAgri

1/5 - (4 votes)

    Copyright 2023 – MobiFone

    Trung tâm Dịch vụ số MobiFone – Chi nhánh Tổng Công ty Viễn thông MobiFone

    Giấy ĐKKD: 0100686209-087
    Đăng ký thay đổi lần thứ 6 ngày 16/06/2023 cấp bởi Sở KHDT thành phố Hà Nội.

    Phát triển và vận hành sản phẩm: Công ty cổ phần giải pháp thời tiết WeatherPlus

    DMCA.com Protection Status

    Khám phá

    Liên hệ

    Trụ sở: Số 01 Phạm Văn Bạch, phường Yên Hòa, quận Cầu Giấy, TP Hà Nội

    Tải ứng dụng

    error: Content is protected !!