Trên thế giới, nông nghiệp công nghệ cao đã có những bước phát triển vượt bậc, vừa giúp gia tăng sản lượng, vừa đảm bảo phát triển nền nông nghiệp bền vững trong tương lai. Trong thời đại 4.0 như hiện nay, những ứng dụng của công nghệ cao đã len lỏi vào mọi lĩnh vực của đời sống. Nhờ những ứng dụng công nghệ cao, nền nông nghiệp cũng đã có những bước phát triển vượt bậc, không ngừng gia tăng về số lượng và chất lượng. Đồng thời đảm bảo được an ninh lương thực cho mọi quốc gia.
Nội dung bài viết
Nông nghiệp công nghệ cao là gì?
Trước hết, chúng ta cần phải hiểu nông nghiệp công nghệ cao là gì. Có thể nói, đây là một nền nông nghiệp được kết hợp những công nghệ mới và tiên tiến nhất vào trong quá trình sản xuất. Việc áp dụng công nghệ tiên tiến đã tạo nên bước đột phá, giúp thỏa mãn nhu cầu về lương thực, thực phẩm ngày càng cao trong xã hội và đảm bảo nên nông nghiệp ngày càng phát triển bền vững.
Một số công nghệ cao đã được tích hợp trong nông nghiệp có thể kể tới như: tự động hóa, công nghệ vật liệu mới, công nghệ sinh học; quy trình canh tác tiên tiến; giống cây trồng, vật nuôi năng suất, chất lượng cao; cơ giới hóa các khâu từ sản xuất đến chế biến…
Ưu và nhược điểm của sản xuất nông nghiệp công nghệ cao
Ưu điểm
Việc áp dụng công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp mang tới nhiều ưu điểm. Điển hình như: Tiết kiệm diện tích đất; tránh lây lan dịch bệnh hại cây; đảm bảo cây phát triển tốt trong mọi thời tiết; đảm bảo cây đủ dinh dưỡng và ánh sáng; giảm nhân công và chi phí; có thể kìm hãm hoặc phát triển cây trồng theo từng giai đoạn…
Nhược điểm
Bên cạnh những ưu thế, nền nông nghiệp công nghệ cao cũng tồn tại những nhược điểm phải khắc phục như: Vốn đầu tư cao; mô hình khó tiếp cận; người thực hiện chưa đủ hiểu biết…
Tuy tồn tại những hạn chế nhưng không thể phủ nhận, xu hướng sản xuất nông nghiệp công nghệ cao đang được áp dụng rộng rãi tại nhiều quốc gia trên thế giới. Đặc biệt, tại những nước không có nguồn tài nguyên phong phú, đây là giải pháp đảm bảo về an ninh lương thực quốc gia.
Một số ứng dụng công nghệ cao trong nông nghiệp
Số hóa
Chuyển đổi số trong lĩnh vực nông nghiệp rất được chú trọng. Điều này mở ra lợi ích trong việc hệ thống hóa dữ liệu nuôi trồng và kiểm soát dịch bệnh, tăng lợi nhuận. Điển hình như ứng dụng công nghệ cao có thể giúp khách hàng truy xuất nguồn gốc sản phẩm, theo dõi, chăm sóc vật nuôi từ xa…
Công nghệ sinh học
Bước đột phá trong công nghệ sinh học sẽ mang tới những giống cây trồng và vật nuôi mới cho năng suất, chất lượng cao hơn.
Robot
Ngày nay Robot đã và đang thay thế dần con người trong lao động và sản xuất. Ví dụ như việc thu hoạch nông sản, ngày nay Robot cũng đã làm việc thay thế sức lao động của con người tại nhiều trang trại.
Hệ thống Định vị Toàn cầu (GPS)
Đây là hệ thống được tạo thành từ 32 vệ tinh quanh trái đất, chúng có khả năng xác định chính xác vị trí và giúp điều khiển máy móc giúp việc chăm sóc cây trồng, vật nuôi ngày càng khoa học hơn.
Máy bay không người lái
Chúng có thể vận hành theo sự lập trình có sẵn mà không cần tới con người. Ngoài ra, chúng cũng thực hiện các nhiệm vụ thay con người như: phun thuốc, đo các chỉ số cây trồng…
Top 3 mô hình nông nghiệp công nghệ cao hiện đại nhất
Mô hình AeroFarms
Đây được mệnh danh là nông trại thẳng đứng lớn nhất trên thế giới hiện nay. AeroFarms được vận hành bởi hệ thống khí canh và không cần ánh sáng mặt trời. Cây trồng được hấp thụ ánh sáng từ hệ thống đèn LED tự động và cây trồng cũng được giám sát sự phát triển chặt chẽ nhờ các ứng dụng. Do đó, AeroFarms đã mang tới 900 tấn rau xanh/năm.
Mô hình Modular Farms
Đây là mô hình trồng rau xanh trong container ở Canada. Một trang trại được thiết kế trong những chiếc container dễ dàng tháo lắp và vận chuyển. Tuy nhiên, để hạn chế nhiệt ở những chiếc container này, chúng đã được lắp đặt những tấm cách nhiệt giúp rau xanh không bị ảnh hưởng bởi sức nóng.
Ưu điểm của mô hình này là người nông dân có thể thu hẹp hoặc mở rộng diện tích trồng trọt hoặc chăn nuôi hết sức dễ dàng.
Mô hình Skyfarm
Ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp thể hiện rõ nét qua mô hình này. Skyfarm có thiết kế dạng tháp tầng với vật liệu làm bằng tre. Cấu trúc mở của mô hình này đã giúp cây trồng nhận được ánh sáng tối đa và phát triển mạnh mẽ.
Thậm chí, trên đỉnh của tháp Skyfarm là các bồn chứa nước mưa với các tuabin tạo ra năng lượng từ gió để vận hành toàn bộ tòa tháp trồng trọt – chăn nuôi đặc biệt này.
Trên đây là những thông tin chi tiết nhất về sản xuất nông nghiệp công nghệ cao. Nhờ những ứng dụng khoa học hiện đại, ngày nay nền nông nghiệp đã được gia tăng sản lượng và chất lượng, giảm bớt sức lao động của người dân.