Mô hình và ý nghĩa của nông nghiệp xanh trong thời đại 4.0

Sản xuất nông nghiệp theo mô hình nông nghiệp xanh là xu hướng được thế giới và Việt Nam hướng tới nhằm đảm bảo an toàn thực phẩm và giảm thiểu ô nhiễm môi trường. Cùng mobiAgri tìm hiểu rõ hơn về các giải pháp nông nghiệp xanh đang được phổ biến nhé.

Nông nghiệp xanh là gì?

Có thể hiểu nông nghiệp xanh là nền nông nghiệp sản xuất áp dụng đồng bộ các quy trình và công nghệ để sử dụng hợp lý và tiết kiệm vật tư trong nông nghiệp, khai thác hiệu quả nguồn tài nguyên sẵn có.

Khác với những mô hình nông nghiệp khác, nông nghiệp xanh hướng đến tính cạnh tranh của nông sản và phát triển công nghệ xử lý, tái sử dụng phế thải nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống, bảo vệ hệ sinh thái nông nghiệp.

Một số mô hình nông nghiệp xanh phổ biến

Đây được đánh giá là mô hình thân thiện với môi trường, làm giảm thiểu ô nhiễm và chậm lại quá trình biến đổi khí hậu, đặc biệt là ở các nước đang trên đà phát triển.

1. Mô hình Hydroponics (trồng rau thủy canh)

Trồng rau thủy canh là mô hình phổ biến hiện nay bởi không chỉ các trang trại mà ngay cả các hộ gia đình cũng dễ dàng áp dụng. Ở quy mô công nghiệp, mô hình này được nhiều chủ trang trại đầu tư về máy móc, thiết bị để cung cấp số lượng lớn thực phẩm cho thị trường.

Hiện tại có 6 mô hình trồng rau thủy canh phổ biến và tùy từng điều kiện cụ thể mà người dân có thể lựa chọn mô hình phù hợp.

  • Mô hình thủy canh dạng bấc
  • Mô hình thủy canh tĩnh
  • Mô hình thủy canh hồi lưu
  • Mô hình thủy canh nhỏ giọt
  • Mô hình màng dinh dưỡng NTF
  • Mô hình Khí canh

2. Mô hình Aquaponics – nuôi trồng thủy canh, hệ sinh thái cây và cá

Một “biến thể” của mô hình trồng rau thủy canh đó chính là Aquaponics. Đây là hệ thống tự động trồng rau thủy canh hữu cơ và nuôi cá tại nhà không dùng đất, không phân bón, không tưới nước. Ưu điểm là bạn sẽ có cá và rau sạch để ăn, tận dụng tối đa nguồn lực sẵn có.

Với những trang trại có quy mô lớn, Aquaponics ngày càng tối ưu hơn để giúp lọc sạch hồ cá và cung cấp rau hữu cơ cho bữa ăn hàng ngày.

3. Nông nghiệp xanh gắn với du lịch

Một lợi ích không thể không kể đến của xu hướng nông nghiệp hiện đại này là du lịch. Tại một số trang trại hoặc nhà vườn đã thực hiện những tour du lịch tiêu biểu như trải nghiệm, thăm quan nông trường ở Mộc Châu, trải nghiệm cấy lúa tại Ninh Bình, trải nghiệm trồng rau ở làng rau Trà Quế, làng gốm Thanh Hà, làng bắp Cẩm Nam…

Hướng kết hợp này vừa mang tới hiệu quả kinh tế cao, thúc đẩy sản xuất vừa góp phần cải thiện môi trường.

4. Mô hình cánh đồng mẫu lớn

Đây cũng là mô hình tiêu biểu khi phát triển nông nghiệp xanh, thường được sử dụng khi trồng cây lương thực như lúa mì, gạo… Người nông dân sẽ được đầu tựu về máy gặt, máy cày và được phổ biến về kỹ thuật trồng trọt, phân bón.

Những cánh đồng mẫu lớn giúp giảm diện tích canh tác nhỏ lẻ, đảm bảo lương thực và hệ sinh thái, ngoài ra, chúng cũng dễ dàng ứng dụng được công nghệ cao vào sản xuất. Điển hình như việc điều khiển máy bay không người lái để phun thuốc trừ sâu.

Ý nghĩa của phát triển nông nghiệp xanh

Không chỉ tại các quốc gia trên thế giới mà ngay ở Việt Nam, biến đổi khí hậu ngày càng khó lường, tình trạng ô nhiễm ngày càng nặng nề. Chính vì thế, mô hình nông nghiệp xanh ngày càng được chú trọng vì những lợi ích mà nó mang lại.

Trước hết, nông nghiệp xanh giúp giảm phát thải và tác động của các chất hóa học độc hại nhờ mô hình canh tác hữu cơ theo hướng hiện đại hóa. Việc không sử dụng các hóa chất độc hại không chỉ đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm mà còn giúp bảo vệ hệ sinh thái trong đất.

Thứ hai, mô hình này bảo vệ môi trường và sức khỏe con người. Khi không sử dụng những sản phẩm có dư lượng chất hóa học độc hại, môi trường trong lành, sức khỏe của con người sẽ dần được cải thiện.

Thứ ba, mô hình này tạo ra nguồn lương thực an toàn, đảm bảo yêu cầu trong quá trình sử dụng. Nếu như trước đây, con người phải tiêu thụ rau xanh bị phun thuốc kích thích tăng trưởng, tiêu thụ thịt nuôi tăng trọng thì nay, những sản phẩm như vậy đã không được sản xuất.

Thứ tư, đây cũng là mô hình giúp cân bằng hệ sinh thái và đa dạng sinh học. Việc sử dụng thuốc trừ sâu, phân bón hóa học sẽ làm tiêu diệt dịch bệnh cho cây trồng nhưng cũng đồng thời khiến những vi sinh vật có lợi trong đất bị tiêu diệt, lâu dần đất đai cũng sẽ bạc màu, mất chất dinh dưỡng, mất độ tơi xốp. Do đó, nông nghiệp xanh sẽ giúp duy trì môi trường đất đa dạng hơn, phát triển cây trồng theo hướng tự nhiên.

Mặc dù còn tồn tại một số hạn chế như giá thành từ sản phẩm cao, mô hình mới và chưa được áp dụng rộng rãi, tuy nhiên nông nghiệp xanh đã dần được ứng dụng tại nhiều địa phương trên cả nước.

1.5/5 - (8 votes)

    Để lại một Bình luận

    Copyright 2023 – MobiFone

    Giấy ĐKKD: 0100686209-087. Đăng ký thay đổi lần thứ 6 ngày 16/06/2023 cấp bởi Sở KHDT thành phố Hà Nội.

    Giấy phép thiết lập Mạng xã hội trên mạng số 145/GP-BTTTT cấp ngày 30/05/2024 bởi Bộ Thông tin và Truyền thông.

    Chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Lê Quang Minh – Giám đốc Trung tâm Dịch vụ số MobiFone – Tổng Công ty Viễn thông MobiFone.

    Phát triển và vận hành sản phẩm: Công ty cổ phần giải pháp thời tiết WeatherPlus

    DMCA.com Protection Status

    Khám phá

    Tin tức - sự kiện

    Liên hệ

    Trụ sở: Số 01 Phạm Văn Bạch, phường Yên Hòa, quận Cầu Giấy, TP Hà Nội

    Tải ứng dụng

    error: Content is protected !!