phong-tru-oc-buou-vang-5

Phòng trừ HIỆU QUẢ ốc bươu vàng hại lúa

Theo dự báo từ Cục Bảo vệ thực vật trong giai đoạn từ 7/8 đến 25/8 tại các tỉnh Duyên hải Nam Trung Bộ, bà con trồng lúa cần đề phòng ốc bươu vàng hại lúa. Ốc cắn ngang thân gây thiệt hại trên đồng ruộng. Thậm chí khi ốc bươu vàng phát triển ở mật độ cao có thể làm ruộng mất trắng.

💥Đặc điểm nhận biết ốc bươu vàng

Trứng có màu hồng đậm khi mới đẻ và màu hồng nhạt khi gần nở, bám thành chùm trên nhánh cây, vật cứng.

phong-tru-oc-buou-vang-3

Ốc có dạng mập tròn, gồm đầu, thân và chân. Đầu có 2 đôi xúc tu (một đôi dài và một đôi ngắn).

Thân nằm trên thân, là một khối xoắn ẩn kín trong vỏ. Chân rộng, hình đĩa, màu trắng kem nằm ở phía bụng.

Phần đầu và chân thường thò ra ngoài đầu khi di chuyển. Toàn bộ cơ thể ốc nằm được bảo vệ bởi lớp vỏ.

Con đực có vẩy, miệng hơi nhô gợn sóng, con cái có vẩy miệng bằng phẳng, hơi lõm xuống.

Ốc bươu vàng có khả năng thích nghi rất rộng và có tốc độ sinh sản rất nhanh. Chúng đẻ trứng thành từng ổ, mỗi ổ khoảng 200 – 300 trứng trong khoảng 3 giờ.

Sau 7 – 15 ngày, trứng sẽ nở thành ốc non. Giai đoạn ốc non phát triển từ 15 – 25 ngày, sau đó là giai đoạn ốc lớn (26 – 59 ngày).

Vòng đời trung bình của ốc bươu vàng là 60 ngày và chúng có thể sống đến 4 – 6 năm.

💥Biểu hiện gây hại của ốc bươu vàng trên lúa

Ốc bươu vàng thường cắn ngang cây lúa non (chồi non) từ ngay sau khi sạ cho đến khi cây lúa được 30 ngày tuổi.

Ốc hoạt động chủ yếu vào sáng sớm, chập tối và ban đêm. Giai đoạn phá hoại mạnh nhất khi ốc đạt 10 – 40 mm.

Trên ruộng lúa, xuất hiện tình trạng lá, thân cây lúa nổi trên mặt nước hoặc cây lúa đứt ngang thân.

Tốc độ gây hại: một con ốc bươu vàng có kích thước 2 – 3 cm xuất hiện trên 1m² ruộng lúa có thể gây hại trong giai đoạn 3 – 20 ngày sau khi cấy sẽ làm giảm 15 – 20% năng suất lúa. Nếu mật độ 6 – 10 con ốc bươu vàng/m² thì ruộng lúa sạ sẽ mất trắng.

💥Điều kiện thuận lợi để phát sinh ốc bươu vàng gây hại ruộng lúa

Ốc bươu vàng có thể sống dưới nước hay trên cạn nhờ có khe mang và cơ quan giống phổi. Chúng có thể sống nhiều tháng trong điều kiện khô hạn bằng cách đóng nắp và vùi sâu trong đất.

Đặc biệt, ốc có thể tồn tại trong môi trường ô nhiễm, thiếu oxy nhờ có ống thở.

Ốc bươu vàng cũng có thể sống trong nước ở nhiệt độ từ 0 – 32°C và sống trong đất khô 6 tháng khi điều kiện tự nhiên Thiếu đạmước.

💥Biện pháp phòng ngừa ốc bươu vàng

– Làm đất kỹ bằng phẳng, tránh chỗ trũng nước, chỗ khô, tạo điều kiện là nơi để ốc đến sinh sản.

– Đánh rãnh thoát nước (25 x 5 cm) cách nhau 10 – 15 m để ốc bươu vàng tập trung, sau đó thu gom bằng tay hay xử lý thuốc ốc thuận tiện hơn.

phong-tru-oc-buou-vang-2

– Đặt lưới, phên tre chặn mương nước vào ruộng, ngăn ốc xâm nhập và bắt ốc dễ dàng.

– Bón phân lót hợp lý để giúp cây lúa non mọc khoẻ và giảm số lượng ốc bươu vàng gây hại.

– Điều tiết chế độ nước bằng cách rút nước định kỳ, giữ mực nước thấp 2 – 3 cm nhằm hạn chế ốc di chuyển, phá hại.

XEM THÊM:

Chuyên gia tư vấn: Xử lý ngộ độc hữu cơ trên lúa

💥Biện pháp trừ ốc bươu vàng hại lúa

👉Thủ công

– Bắt ốc và trứng ốc bằng tay, đặc biệt là vào lúc sáng sớm hoặc chiều mát.

– Đặt lưới mắt cáo bằng kim loại, bằng lưới nilon hay bằng tre nứa ở cống, bọng dẫn nước để ngăn chặn ốc lây lan, đồng thời cũng dễ thu gom. Nên đặt lưới sớm, ngay từ đầu vụ đến khi thu hoạch.

– Cắm các cọc tre, sậy ở những chỗ ngập nước, kênh mương tưới để thu hút ốc đẻ trứng, thu lượm (7 – 10 ngày/lần) và phá các ổ trứng dễ dàng.

– Đánh rãnh thoát nước (25 x 5cm) cách nhau 10 – 15 m trên ruộng để ốc lên đẻ trứng rồi thu gom bằng tay.

– Làm bờ bằng tro hoặc vôi quanh chỗ bị hại. Khi ốc bươu vàng leo qua bờ sẽ bị chết do mất nước.

phong-tru-oc-buou-vang-1

👉Dẫn dụ sinh học

– Dùng lá sắn, lá đu đủ, lá chuối, xơ mít,… bó lại rồi thả xuống nước để dụ ốc bám vào xung quanh rồi thu bắt.

– Chặt cây xương rồng bỏ xuống nước, chất độc từ nhựa cây làm ốc say, nổi lên mặt nước giúp thu nhặt ốc dễ dàng hơn.

– Có thể thả vịt sau khi bừa lần cuối rồi dẫn nước vào ruộng hoặc thả vịt ngay sau khi thu hoạch, 1000m² ruộng chỉ cần thả 20 con vịt giúp giảm đáng kể ốc bươu vàng.

👉Dùng bẫy

– Bẫy thực vật: Cắt cỏ xanh đắp thành mô trên ruộng, với đặc tính ẩn nấp vào ban ngày chúng sẽ chui vào, đến chiều tối chỉ cần ra thu gom.

– Bẫy sữa: Pha 4 lít nước 1 lít sữa và ngâm miếng vải thô vào. Đem miếng vải đặt vào nơi ốc bươu vàng phá nặng. Sáng hôm sau thu miếng vải có ốc bươu vàng bám dính đem hủy.

– Bẫy bia: Dùng 2,5 kg lúa và ngô ngâm cho nẩy mầm, sau 3 ngày nảy mầm thêm nước và luộc chín rồi để nguội, trộn 0,5 kg đường và ủ trong 3 ngày. Đổ hỗn hợp trên vào lon rồi đem ngoài ruộng sao cho miệng lon bằng mặt nước. Mùi thơm sẽ thu hút ốc bươu vàng tập trung quanh lon. Đặt bẫy vào chiều mát và thu vào sáng sớm.

– Dùng thảo mộc làm thuốc: Lấy lá cây trúc đào (30 – 40 kg lá/ha), hạt xoan ta 20 – 30 kg hạt/ha hoặc rễ cây thuốc cá 30 – 40 kg rễ/ha. Tất cả đêm phơi khô rồi nghiền nhỏ, rắc đều trên ruộng, nước giữ ở mức 3 – 5 cm. Sau khi ăn phải ốc sẽ chết.

phong-tru-oc-buou-vang-4

💥Hướng dẫn sử dụng thuốc bảo vệ thực vật

– Khi mật độ ốc cao 3 con/m² trở lên, khó bắt hết bằng tay nên phun thuốc để trừ.

– Sử dụng thuốc BVTV cần đọc kỹ thông tin trên bao bì và sử dụng theo 4 đúng: Đúng thuốc, đúng lúc, đúng nồng độ liều lượng và đúng cách.

– Không nên phun khi có mưa, sắp mưa hoặc thời tiết nắng gắt.

– Khi mật độ sâu bệnh nhiều nên phun nhắc lại 2 – 3 lần, lần sau cách lần trước 5 – 7 ngày. Tuy nhiên cần đảm bảo thời gian cách ly.

👉Các hoạt chất bảo vệ thực vật có thể sử dụng:

+ Rotenone 5.00% + Saponin 14.50%

+ Cafein 1.50% + Nicotine sulfate 0.30% + Azadirachtin 0.08%

+ Metaldehyde

+ Metaldehyde 10.00% + Niclosamide 20.00%

Theo dõi nội dung Quy trình canh tác cây Lúa tại ứng dụng mobiAgri để cập nhật thông tin Sâu bệnh hại khác.

Biên tập bởi mobiAgri

Đánh giá bài viết

    Copyright 2023 – MobiFone

    Giấy ĐKKD: 0100686209-087. Đăng ký thay đổi lần thứ 6 ngày 16/06/2023 cấp bởi Sở KHDT thành phố Hà Nội.

    Giấy phép thiết lập Mạng xã hội trên mạng số 145/GP-BTTTT cấp ngày 30/05/2024 bởi Bộ Thông tin và Truyền thông.

    Chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Lê Quang Minh – Giám đốc Trung tâm Dịch vụ số MobiFone – Tổng Công ty Viễn thông MobiFone.

    Phát triển và vận hành sản phẩm: Công ty cổ phần giải pháp thời tiết WeatherPlus

    DMCA.com Protection Status

    Khám phá

    Tin tức - sự kiện

    Liên hệ

    Trụ sở: Số 01 Phạm Văn Bạch, phường Yên Hòa, quận Cầu Giấy, TP Hà Nội

    Tải ứng dụng

    error: Content is protected !!