tac-dung-cua-cay-luoi-ho-3

Tác dụng của cây lưỡi hổ, bất ngờ ít người biết

Tác dụng của cây lưỡi hổ là gì mà được nhiều người yêu cây cảnh để trong nhà? Cùng mobiAgri tìm hiểu những tác dụng của cây lưỡi hổ qua bài viết hôm nay.

Cây lưỡi hổ là cây gì?

Cây lưỡi hổ còn được gọi là cây lưỡi cọp, cây hổ vĩ. Sở dĩ cây có tên gọi là lưỡi hổ xuất phát từ hình thù và màu sắc của lá cây trông giống da hổ.

Cây cao khoảng 50-60cm, mọc vươn thẳng. Nhìn qua tưởng chừng những chiếc lá lưỡi hổ rất nguy hiểm vì vẻ sắc nhọn nhưng thực tế lá rất mềm và mọng nước.

Cây lưỡi hổ nở hoa màu trắng và có quả tròn, tuy nhiên ít người được chiêm ngưỡng cây lưỡi hổ nở hoa.

Người ta thống kê hiện nay có đến trên 70 giống lưỡi hổ khác nhau nhưng phổ biến nhất vẫn là cây lưỡi hổ viền vàng, lưỡi hổ xanh và lưỡi hổ trắng.

tac-dung-cua-cay-luoi-ho-2

Tác dụng của cây lưỡi hổ để trong nhà

Để biết cây lưỡi hổ để trong nhà có tốt không, chúng ta cùng xem những tác dụng của cây lưỡi hổ viền vàng là gì?

Cây cảnh trang trí nhà ở, văn phòng

Cây lưỡi hổ luôn xanh tươi quanh năm, lá vươn thẳng không chiếm nhiều diện tích. Đặc biệt lưỡi hổ không đòi hỏi nhiều công chăm sóc nên phù hợp với nhiều đối tượng thích trồng cây nhưng không có nhiều thời gian chăm sóc cây cảnh.

tac-dung-cua-cay-luoi-ho-5

Cây lưỡi hổ lọc không khí

Tác dụng của cây lưỡi hổ trong phòng ngủ là lọc không khí. Các nhà khoa học đã chứng minh, lưỡi hổ có khả năng lọc được hơn 100 loại khí độc như formaldehyde, nitrogen oxit giúp làm sạch bầu không khí.

Đây cũng là lý do vì sao tại các nhà ga, sân bay, rạp chiếu phim, văn phòng – những nơi công cộng người ta thường đặt các chậu cây lưỡi hổ để lọc không khí.

Phong thủy cây lưỡi hổ

Ý nghĩa phong thủy cây lưỡi hổ cũng là một lý do khiến người ta thường trồng cây lưỡi hổ trong nhà hoặc đặt chậu cây lưỡi hổ trước nhà.

Người ta quan niệm những chiếc lá lưỡi hổ dài và nhọn vươn thẳng lên trời là biểu tượng cho uy lực mạnh mẽ có khả năng xua đuổi tà khí và những nguồn năng lượng xấu, từ đó giúp gia chủ bình an, gặp nhiều may mắn, thuận lợi trong cuộc sống.

tac-dung-cua-cay-luoi-ho-8

Tác dụng của cây lưỡi hổ với sức khỏe con người

Nhiều người bất ngờ khi biết cây lưỡi hổ có khả năng trị bệnh, vậy cây lưỡi hổ trị bệnh gì?

Cây lưỡi hổ trị bệnh viêm đường hô hấp

Nếu bạn đang bị viêm đường hô hấp, bị hen suyễn hoặc ho lâu ngày hãy thử ngay mẹo này. Cạo lớp gel trên lá lưỡi hổ đun sôi và ngồi xông mũi họng. Ngay khi xông xong bạn sẽ thử dễ thở, giảm ho nhanh chóng.

Cây lưỡi hổ trị bệnh đường tiêu hóa

Nhiều người ép nước lá lưỡi hổ uống để trị bệnh tiêu hóa, viêm dạ dày, hạn chế tình trạng trào ngược dạ dày, đau bụng đầy hơi. Lý giải điều này là do trong lá lưỡi hổ có chứa các chất như aloon, barbaloin, aloe emodin giúp dạ dày co bóp tốt hơn.

Ngoài ăn tươi, người ta cũng sử dụng phần gel trong lá lưỡi hổ để nấu ăn nhằm trị bệnh viêm dạ dày.

tac-dung-cua-cay-luoi-ho-1

Cây lưỡi hổ là chất sát khuẩn da hiệu quả

Nếu chẳng may bạn bị thương ngoài da và cần sát khuẩn hãy nhớ tới lá lưỡi hổ. Đây chính là chất sát khuẩn da tự nhiên và rẻ tiền.

Những trường hợp như bỏng rộp da, cháy nắng, đứt tay, bị thương do dao cạo râu… bạn có thể dùng lớp gel của cây lưỡi hổ điều trị rất hiệu quả.

Cây lưỡi hổ trị bệnh viêm tai giữa

Trong đông y có lưu truyền bài thuốc điều trị bệnh viêm tai giữa nhờ lá lưỡi hổ. Lá lưỡi hổ rửa sạch, lau khô, đem hơ trên lửa cho đều. Sau đó đem giã nát lấy nước. Đổ nước này vào lọ thuốc nhỏ tai hàng ngày 3-4 lần.

Cây lưỡi hổ là mỹ phẩm làm đẹp tự nhiên

Chất gel của lá lưỡi hổ chính là thảo mộc tự nhiên để điều chế mỹ phẩm cho chị em phụ nữ. Hiện nay, nhiều hãng mỹ phẩm sử dụng chiết xuất gel lưỡi hổ để sản xuất các sản phẩm kem dưỡng ẩm, kem chống nắng, sữa tắm, nước súc miệng, nước rửa tay…

tac-dung-cua-cay-luoi-ho-7

Tác hại của cây lưỡi hổ

Cây lưỡi hổ có nhiều tác dụng hay với sức khỏe và đời sống con người. Tuy nhiên, loài cây này cũng có những tác hại nhất định. Một số đối tượng không nên sử dụng gel lưỡi hổ hoặc trồng cây lưỡi hổ như:

  • Phụ nữ mang thai
  • Trẻ nhỏ dưới 3 tuổi
  • Người bị dị ứng, mẫn cảm với các thành phần trong lá cây lưỡi hổ

Những tác hại của cây lưỡi hổ thường gặp là gây buồn nôn, đi ngoài do sử dụng quá liều. Nếu gặp phải trường hợp này bạn cần điều chỉnh liều lượng sử dụng hoặc cân nhắc nguy cơ để từ chối sử dụng.

Hiểu được những tác dụng của cây lưỡi hổ giúp chúng ta trân trọng một loại cây cảnh lại có khả năng làm thuốc trị bệnh. Do đó, nếu đang phân vân lựa chọn một loại cây cảnh cho gia đình thì đừng bỏ qua cây lưỡi hổ.

2.3/5 - (3 votes)

    Copyright 2023 – MobiFone

    Giấy ĐKKD: 0100686209-087. Đăng ký thay đổi lần thứ 6 ngày 16/06/2023 cấp bởi Sở KHDT thành phố Hà Nội.

    Giấy phép thiết lập Mạng xã hội trên mạng số 145/GP-BTTTT cấp ngày 30/05/2024 bởi Bộ Thông tin và Truyền thông.

    Chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Lê Quang Minh – Giám đốc Trung tâm Dịch vụ số MobiFone – Tổng Công ty Viễn thông MobiFone.

    Phát triển và vận hành sản phẩm: Công ty cổ phần giải pháp thời tiết WeatherPlus

    DMCA.com Protection Status

    Khám phá

    Liên hệ

    Trụ sở: Số 01 Phạm Văn Bạch, phường Yên Hòa, quận Cầu Giấy, TP Hà Nội

    Tải ứng dụng

    error: Content is protected !!