Top 9 loại cây công nghiệp ngắn ngày được trồng phổ biến

Những loại cây công nghiệp ngắn ngày đem lại kinh tế nhanh chóng, thu hồi vốn nhanh. Vì vậy những loại cây này thường được người dân lựa chọn trồng, đặc biệt những người có nguồn vốn ít. Vậy cây công nghiệp ngắn là những loại cây nào? Hãy cùng MobiAgri tìm hiểu danh sách những loại cây trồng này, nếu bạn đang có nhu cầu tham khảo nhé!

Những loại cây trồng công nghiệp ngắn ngày

1. Cây mía

Mía đường là cây công nghiệp quan trọng, nguyên liệu sản xuất đường đưa kinh tế của nhiều vùng đi lên. Cách trồng cây mía không khó, kỹ thuật chăm sóc không phức tạp. Nguồn vốn bỏ ra đầu tư cũng không quá cao, thời gian sinh trưởng của cây ngắn, vì vậy loại cây công nghiệp ngắn ngày này được nhiều hộ dân trồng theo quy mô lớn.

Hiện nay việc liên kết giữa nhà máy và người dân rất chặt chẽ, đảm bảo được đầu ra của cây mía, giá thành ổn định. Vì vậy đã tạo hướng đi tốt cho nhiều hộ dân vùng kinh tế trồng cây mía công nghiệp.

2. Cây lạc

Cây lạc cũng là một trong những loại cây công nghiệp ngắn ngày có diện tích ngày càng nhiều. Nhu cầu của thị trường về loại nguyên liệu này ngày càng tăng, kéo theo sản lượng cũng gia tăng không ngừng. Trong lạc chứa nhiều giá trị dinh dưỡng cao, có thể sử dụng để chế biên thành các món ăn. Ngoài ra dầu nguyên chất được ép từ lạc cũng rất được ưa chuộng.

Ngày nay xu hướng ăn chay đang trở nên thịnh hành, lạc (đậu phộng) cũng trở thành nguyên liệu được sử dụng nhiều. Trồng lạc đã trở thành một hướng đi tích cực, được nhiều hộ gia đình lựa chọn để cải thiện kinh tế.

3. Cây đậu tương

Cây đậu tương là loại cây trồng ngắn ngày được canh tác khá phổ biến, trồng tại nhiều vùng ở nước ta. Đậu nành là loại cây dễ trồng và có hiệu quả kinh tế cao. Sản phẩm từ cây đậu nành được ưa chuộng trên thị trường và tiêu thụ lượng lớn trong cuộc sống hàng ngày, bao gồm cả hạt thô và các chế phẩm đậu tương như đậu phụ, dầu đậu nành, tương chấm, bánh kẹo và sữa đậu nành.

Ngoài ra, rễ cây đậu nành có tác dụng tăng lượng đạm trong đất, cải tạo đất và hỗ trợ tăng năng suất cho các loại cây trồng khác.

4. Cây đậu xanh

Cây đậu xanh là loại cây lương thực mang lại nhiều giá trị, sử dụng làm nguyên liệu để chế biến bánh kẹo, kem, đồ uống,… Trồng đậu xanh là giống cây phổ biến được nhiều người trồng ở nhiều khu vực và tỉnh thành khác nhau bởi việc gieo trồng đơn giản và chăm sóc cũng không quá phức tạp.

Nếu bạn tuân thủ đúng các kỹ thuật đơn giản để chăm sóc, cây đậu xanh sẽ cho năng suất cao và đảm bảo thành công trong việc trồng.

5. Cây bông gòn

Cây bông vải có nhiều ứng dụng khác nhau ngoài việc trồng chủ yếu để lấy xơ để dệt vải. Hạt bông của cây được sử dụng để ép dầu ăn, có hàm lượng dinh dưỡng cao và chỉ đứng sau dầu hướng dương. Ngoài ra, hạt bông còn được sử dụng làm thức ăn cho gia súc. Thân cây bông cũng được ứng dụng làm nguyên liệu cho nhiều ngành công nghiệp như làm giấy, gỗ ép, chất đốt và  làm phân xanh cải tạo đất.

Các phần của cây Bông gòn bao gồm vỏ, rễ và chất nhựa thường được sử dụng tươi. Vỏ của cây được bóc và cạo bỏ phần thô và gai, sau đó được rửa sạch và thái nhỏ trước khi phơi hay sấy khô để sử dụng làm thuốc uống hoặc bột giã nát để sử dụng tươi. Ngoài ra còn rất nhiều ứng dụng khác của cây bông vào đời sống. Những lợi ích thiết thực này đã khiến ngành trồng bông ngày càng phát triển.

6. Cây vừng ( cây mè)

Thời gian trồng và thu hoạch của cây vừng chỉ mất 40-60 ngày, ngoài ra cũng tùy thuộc vào loại giống tuy nhiên dao động trong khoảng thời gian này. Ảnh hưởng của ngoại cảnh cũng là điều kiện lớn nhất ảnh hưởng đến thời gian thu hoạch. Vừng là một nguồn thực phẩm đa dụng và có nhiều ứng dụng khác nhau. Loại nguyên liệu này được sử dụng để ăn sống, rang và ép dầu ăn, chế biến thành bơ, margarin, bánh kẹo và làm thuốc. Dầu vừng có chất lượng cao, ổn định và không dễ bị trở mùi ôi.

Trên toàn thế giới, dầu vừng được sử dụng trực tiếp trong nấu ăn hoặc ăn sống với rau. Ngoài ra, nó cũng được sử dụng như một phụ gia trong công nghiệp thực phẩm, như trong sản xuất nước chấm, công nghệ dược liệu, mỹ phẩm và thuốc trừ sâu.

7. Cây thuốc lào/thuốc lá

Hàng năm ở Việt Nam có hàng nghìn ha cya thuốc lá/thuốc lào được trồng. Vùng trồng thuốc lào nổi tiếng ở nước phải kể đến là vùng Tiên Lãng Hải Phòng. Điểm lưu ý lớn nhất khi trồng loại cây này là không sử dụng phân bón, thuốc trừ sâu hóa học vì có thể ảnh hưởng đến độ ngon của thuốc lào, sự an toàn bởi loại cây này sử dụng lá. Đất trồng phù hợp thường là đất chua, độ pH từ 5,5-6,5 tạo điều kiện cho cây phát triển, giúp sản lượng và chất lượng được nâng cao.

8. Cây dứa (trái thơm)

Ngoài ra, cây dứa còn có nhiều lợi ích cho sức khỏe như giúp giảm đau và viêm, cải thiện hệ tiêu hóa, tăng cường hệ miễn dịch và cải thiện tình trạng da. Với nhiều lợi ích và giá trị dinh dưỡng, cây dứa là một loại cây được trồng phổ biến ở nhiều tỉnh thành nước ta.

9. Cây đu đủ

Đu đủ là loại cây quen thuộc được trồng rất nhiều theo quy mô nhỏ và lớn. Đu đủ không chỉ có giá trị về mặt thực phẩm, mà các bộ phận của cây như lá, hoa đu đủ, rễ là nguyên liệu quý trong các bài thuốc. Cây đu đủ có thời gian trồng ngắn ngày, năng suất thu lại cao, nguồn vốn bỏ ra ít. Giống đu đủ được ưu tiên trồng là đu đủ lùn, đáp ứng chất lượng và năng suất cao. Ở những vùng chuyên canh, trái đu đủ đạt chất lượng được xuất khẩu sang nước ngoài và nhận lại được nhiều lời khen về nông sản Việt Nam.

Như vậy bạn đã cùng MobiAgri đi tìm hiểu những loại cây công nghiệp ngắn ngày được trồng phổ biến nhất. Các loại cây này đem lại giá trị tương đối cho người trồng, giúp đời sống kinh tế được cải thiện, thời gian thu hồi vốn nhanh. Tuy nhiên trước khi trồng loại cây nào, bạn nên tìm hiểu kỹ, tham khảo ý kiến của những người có kinh nghiệm, chuyên gia. Ngoài ra còn phụ thuộc vào điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng của vùng có thực sự thích hợp để trồng loại cây công nghiệp ngắn ngày hay không.

Đánh giá bài viết

    Để lại một Bình luận

    Copyright 2023 – MobiFone

    Giấy ĐKKD: 0100686209-087. Đăng ký thay đổi lần thứ 6 ngày 16/06/2023 cấp bởi Sở KHDT thành phố Hà Nội.

    Giấy phép thiết lập Mạng xã hội trên mạng số 145/GP-BTTTT cấp ngày 30/05/2024 bởi Bộ Thông tin và Truyền thông.

    Chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Lê Quang Minh – Giám đốc Trung tâm Dịch vụ số MobiFone – Tổng Công ty Viễn thông MobiFone.

    Phát triển và vận hành sản phẩm: Công ty cổ phần giải pháp thời tiết WeatherPlus

    DMCA.com Protection Status

    Khám phá

    Liên hệ

    Trụ sở: Số 01 Phạm Văn Bạch, phường Yên Hòa, quận Cầu Giấy, TP Hà Nội

    Tải ứng dụng

    error: Content is protected !!