vai-tro-va-tac-dung-cua-co-dai-4

TS.Nguyễn Văn Biếu: Cần có cái nhìn mới về cỏ dại

Lâu nay con người luôn cho rằng cỏ dại có hại, khi cỏ dại xuất hiện cần phải tiêu diệt để cỏ dại không làm hại vườn cây. Tuy nhiên, theo TS Nguyễn Văn Biếu – Tiến sĩ khoa học Nông nghiệp chuyên ngành Bệnh cây và BVTV: Hãy từ bỏ định kiến cỏ dại có hại. Cùng chung tay bảo vệ, chung sống với cỏ.

Xin mời bạn đọc của mobiAgri cùng theo dõi bài viết đầy đủ của TS Nguyễn Văn Biếu dưới đây.

Cỏ dại là gì?

Trong sản xuất nông nghiệp nói chung và gieo trồng cây lương thực, rau củ, cây ăn trái… người sản xuất thường coi tất cả các loài thực vật mọc ở những nơi mà con người không mong muốn, không do họ gieo trồng, mọc hoang dại trong tự nhiên là những loài thực vật có hại, làm cản trở hoạt động sản xuất nông nghiệp và ảnh hưởng đến năng suất, sản lượng cây được con người gieo trồng.

Trong suốt hàng thế kỷ qua, hầu như ít người quan tâm đến ý nghĩa, vai trò của cỏ trong hệ sinh thái, đến thậm chí còn hiểu sai và cho rằng, cỏ chỉ đem lại tác hại cho sản xuất và đặt cho cỏ tên gọi xấu xa là cỏ dại. Gieo rắc và truyền lại cho đời sau về mối hận thù giữa con người với cỏ, luôn tìm cách diệt tận gốc những loài thực vật này và hoàn tàn bất lực trước sức sống bền bỉ, mãnh liệt của cỏ.

vai-tro-va-tac-dung-cua-co-dai-4

Bản chất sự sống của cỏ dại

Từ bao đời nay, ít ai quan tâm đế sự có mặt của các loài thực vật hoang dã, mọc ở khắp mọi nơi và hầu như không ai quan tâm đến nguồn gốc của cỏ, vì sao cỏ lại có mặt và tồn tại trong mọi hệ sinh thái nông nghiệp. Cỏ xuất hiện và tồn tại trong sự sống thế nào và có vai trò gì?

Cho đến nay, ai cũng hiểu chỉ có thực vật là sinh vật sản xuất, các loài còn lại đều là sinh vật tiêu thụ. Chỉ có thực vật mới được Thượng Đế trao cho bộ máy quang hợp (diệp lục) và hàng loạt các cơ quan tử khác để làm nhiệm vụ chuyển năng lượng ánh sáng từ mặt trời thành năng lượng hóa học để cung cấp cho sự sống của muôn loài. Thực vật cũng được cấu tạo từ hạt nhân của sự sống là ADN giống như mọi loài sinh vật khác trên trái đất và thậm chí cả con người.

Thực vật cũng phải tuân thủ quy luật SINH, LÃO, BỆNH, TỬ như mọi loài sinh vật, cũng có giới tính, cũng cặp đôi để sinh sản duy trì nòi giống. Mỗi loài cỏ cũng được lựa chọn nơi mà chúng yêu thích, lựa chọn được hiến thân cho các loài khác… Việc thần thánh hóa thực vật từ xa xưa như thần rừng, thần cây… có lẽ đã được tổ tiên con người đúc kết qua những hiểu biết trong đời sống.

Gần đây, dù chưa rõ ràng nhưng cũng đã có những nghiên cứu công bố thực vật cũng biết suy nghĩ, biết thông tin và chia sẻ thông tin. Cho đến nay, thực vật đã thực hiện tốt vai trò sản xuất và cung cấp năng lượng bảo đảm cho mọi sự sống trên trái đất tồn tại và phát triển.

Những hiểu biết sai lầm về vai trò và tác dụng của cỏ dại

Vài hiểu biết sai lầm về vai trò của cỏ dại như: Cỏ dại hoàn toàn không có ích gì mà cỏ dại còn cạnh tranh dinh dưỡng với cây do con người trồng trọt, lấn chiếm không gian sống của các loài… Vì vậy, từ xa xưa, người ta luôn tìm cách diệt cỏ bằng tay, bằng các công cụ và ngày nay, bằng cả các tiến bộ khoa học qua việc phổ biến rộng rãi thuốc trừ cỏ nhằm tận diệt cỏ.

Cũng thật may, bằng sự thích nghi kỳ diệu, bằng sức sống mãnh liệt, cỏ dại vẫn tồn tại.

vai-tro-va-tac-dung-cua-co-dai-3

Lợi ích của cỏ dại 

Như mọi loài thực vật, cỏ dại tạo ra năng lượng nuôi sống toàn bộ sự sống trên trái đất. Ngoài ra, cỏ còn góp phần bảo vệ đất khỏi bị xói mòn và rửa trôi, giữ nước và duy trì độ ẩm cho đất, giúp cho đất tơi xốp, màu mỡ, điều hòa môi trường đất giúp điều hòa nhiệt, ẩm, giữ và cung cấp dinh dưỡng cho các loài thực vật con người gieo trồng, nuôi sống và bảo vệ hệ vi sinh vật đất cũng như vô số loài côn trùng, động vật trên trái đất.

Cỏ cũng bảo vệ sự sống của mọi loài và cả chúng ta bằng cách tạo ra oxy cần thiết và không thể thiếu cho sự sống tồn tại. Ngay cả sau khi chết, cỏ cũng hiến phần thân xác mình làm thức ăn cho các loài động vật sống trong đất, đưa thân mình vào chu trình vật chất. Ngoài ra, nhiều loài cỏ cũng có khả năng hấp thụ và chuyển hóa các nguyên tố độc hại trong đất, cố định nitơ thành chất mà các loài sinh vật khác cần sử dụng, nhiều loài cỏ cũng sản sinh các chất có tác dụng dược lý, có thể giúp chữa được những bệnh hiểm nghèo…

Làm thế nào để cỏ dại được đóng góp vai trò của mình trong tự nhiên?

Cho đến nay, nhờ những hiểu biết ngày càng đầy đủ hơn, chúng ta cần thay đổi cách nhìn về cỏ, phải thừa nhận mặc nhiên đóng góp của cỏ cho sự sống, bảo vệ cỏ và cần có các giải pháp sử dụng hợp lý cỏ.

Cần quên đi ý muốn làm sạch cỏ trong vườn mà chỉ thực hiện các giải pháp để cỏ được sống và thực hiện vai trò của mình. Chẳng hạn, chỉ cắt cỏ thấp xuống khi chúng mọc quá cao, không cắt cỏ lúc thời tiết nóng, hạn, không diệt cỏ tận gốc hay cắt sát mặt đất để cỏ nhanh sinh khối trở lại. Hãy để cho cỏ nở hoa, đậu quả để duy trì nòi giống và chỉ cắt khi hoa tàn, hạt đã đổ xuống. Cần thực hiện tốt các chương trình bảo tồn gene cỏ, không để loài nào trở thành loài có nguy cơ bị diệt chủng, bảo đảm tính đa dạng sinh thái của muôn loài.

HÃY TỪ BỎ ĐỊNH KIẾN CỎ DẠI CÓ HẠI – CÙNG CHUNG TAY BẢO VỆ VÀ CHUNG SỐNG VỚI CỎ.

vai-tro-va-tac-dung-cua-co-dai

Nếu bạn đọc có câu hỏi nào cần trao đổi cùng TS Nguyễn Văn Biếu đừng ngần ngại trao đổi cùng mobiAgri. Hãy để lại bình luận phía dưới bài viết hoặc gửi email về địa chỉ mobiagrivn@weatherplus.vn

Biên tập bởi mobiAgri

5/5 - (1 vote)

    Copyright 2023 – MobiFone

    Trung tâm Dịch vụ số MobiFone – Chi nhánh Tổng Công ty Viễn thông MobiFone

    Giấy ĐKKD: 0100686209-087
    Đăng ký thay đổi lần thứ 6 ngày 16/06/2023 cấp bởi Sở KHDT thành phố Hà Nội.

    Phát triển và vận hành sản phẩm: Công ty cổ phần giải pháp thời tiết WeatherPlus

    DMCA.com Protection Status

    Khám phá

    Liên hệ

    Trụ sở: Số 01 Phạm Văn Bạch, phường Yên Hòa, quận Cầu Giấy, TP Hà Nội

    Tải ứng dụng

    error: Content is protected !!