Cách bón NPK cho cây cảnh vào đất. Ảnh: Internet

Cách bón NPK cho cây cảnh đúng kỹ thuật

Bón phân có vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy sự phát triển của cây trồng. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết cách bón NPK cho cây cảnh đúng kỹ thuật, đúng liều lượng để cây luôn xanh tốt, sớm ra hoa.

Tại sao cần bón NPK cho cây cảnh đúng kỹ thuật?

Để giúp cây cảnh phát triển tốt, ngoài tạo độ tơi xốp trong đất, tưới đủ ẩm thì bón phân cũng rất quan trọng. Có nhiều loại phân bón cho cây cảnh khác nhau, tuy nhiên phổ biến nhất hiện nay vẫn là NPK.

Tìm hiểu về phân bón NPK

Phân bón NPK là loại phân bón tổng hợp, trong đó thành phần của chúng là các nguyên tố N, P, K. Có thể hiểu là các chất như:

  • N (Nitơ) có tác dụng giúp cây xanh tốt, nhanh đâm chồi và hình thành hoa, quả.
  • P (Phốt pho) giúp cây nhanh ra rễ, giúp hình thành hoa và giúp cây chống chọi với sâu bệnh.
  • K (Kali) ngoài tác dụng giúp cây cứng cáp hơn, chúng còn đặc biệt quan trọng với các loại cây rau củ, quả.

Hiện nay, trên thị trường chia thành 2 loại phân NPK: phân phức hợp và phân bón trộn. Dù là phân bón dạng nào chúng cũng cung cấp lượng lớn dinh dưỡng cho cây trồng, giúp cây sớm ra hoa, ra quả và có khả năng chống lại các loài sâu hại.

Bón NPK không đúng cách có tác hại thế nào?

Dù là loại phân bón tốt cho cây trồng, tuy nhiên nếu như bón phân không đúng liều lượng có thể dẫn đến cây trồng bị dưa thừa chất, năng suất giảm hoặc ảnh hưởng tới sự phát triển của thân, lá, hoa của các loại cây cảnh.

Do đó, chúng ta cần áp dụng đúng cách bón NPK cho cây cảnh theo đúng liều lượng và đúng thời điểm.

Bón phân NPK rất quan trọng với cây trồng. Ảnh: Internet
Bón phân NPK rất quan trọng với cây trồng. Ảnh: Internet

Thời điểm áp dụng cách bón NPK cho cây cảnh

Muốn bón phân NPK cho cây cảnh, bạn cần lưu ý một số thời điểm bón phân như sau:

Thứ 1: lúc cây cảnh có biểu hiện thiếu dinh dưỡng: bị vàng lá, lá mọc chậm và không cứng cáp. Lúc này bạn cần bón phân NPK cho cây theo đúng liều lượng.

Thứ 2: thời kỳ cây cảnh là những cây con, cần có chất dinh dưỡng để phát triển, bạn cũng nên bón phân NPK.

Thứ 3: thời điểm các mùa cũng rất quan trọng trong việc bón phân. Xuân hè là lúc cây sinh trưởng nhanh, bạn có thể bón nhiều phân hơn. Vào mùa thu thì bón phân NPK ít dần và tới mùa đông thì không cần bón.

Thứ 4: tuân thủ đúng khoảng cách trong mỗi lần bón phân. Bạn có thể bón 2 tuần 1 lần đều đặn cho cây cảnh. Tuy nhiên nên bón vào chiều tối và trước khi bón nên xới nhẹ đất gần gốc cây.

Hướng dẫn 2 cách bón NPK cho cây cảnh

Cách bón NPK cho cây cảnh khá đơn giản và dễ dàng thực hiện được. Tuy nhiên, tùy vào tình hình cây trồng mà bạn có thể chọn các cách bón phân khác nhau cho phù hợp.

Cách bón NPK vào đất cho cây cảnh

Đây là cách thông thường được nhiều người áp dụng. Trước hết bạn cần xới đất xung quanh cây trồng, mục đích tạo độ tơi xốp trong đất để chất dinh dưỡng từ phân NPK dễ dàng thấm xuống đất.

Sau đó, bạn đổ phân NPK vào các hố nhỏ đã xới xung quanh phần gốc của cây rồi lấp đất lại. Bạn lưu ý chỉ nên bón lượng vừa đủ và sau khi bón phân xong tưới nước để các chất trong phân NPK tan vào trong đất.

Ngoài ra, bạn cũng có thể thực hiện rắc đều phân bón NPK trên bề mặt, quanh gốc cây để chất dinh dưỡng phân bố đều quanh gốc. Cách làm này cũng rất nhanh chóng và bạn cũng đừng quên tưới ẩm cho cây trồng sau đó.

Cách bón NPK cho cây cảnh vào đất. Ảnh: Internet
Cách bón NPK cho cây cảnh vào đất. Ảnh: Internet

Cách bón NPK cho cây cảnh với phương pháp phun lá

Khi cây cảnh còn non, cách phun qua lá khá thích hợp. Bạn chỉ cần pha phân NPK với nước sạch, sau đó phun trực tiếp lên lá bằng bình phun.

Bạn cũng cần tuân thủ đúng liều lượng bón cho cây trồng và pha với nước theo đúng tỷ lệ để cây được cung cấp chất dinh dưỡng tối đa.

Khi phun phân NPK lên lá, bạn chú ý phun đều các tán lá, tránh việc phun không đồng đều dẫn tới sự phát triển khác nhau trên cùng một cây cảnh.

Cách bón NPK cho cây cảnh với phương pháp phun qua lá. Ảnh: Internet
Cách bón NPK cho cây cảnh với phương pháp phun qua lá. Ảnh: Internet

Những lưu ý trong cách bón NPK cho cây cảnh

Nếu như bón phân NPK không đúng cách, bạn vô tình sẽ khiến cây cảnh sớm bị chết hoặc kém phát triển. Do đó, khi bón phân cần lưu ý một số điểm sau:

Thứ 1: cần đúng thời điểm

Thời điểm bón phân NPK như đã nêu ở trên là vào mùa xuân hè. Tần suất bón khoảng 2 tuần 1 lần là tốt nhất. Sau đó, vào mùa thu việc bón phân thưa dần, khoảng 1 tháng/lần và tới mùa đông thì không cần bón.

Thứ 2: cần bón đúng chủng loại

Tùy vào từng thời kỳ phát triển của cây cảnh mà bạn cần bón đúng chủng loại. Khi cây cảnh còn non, phát triển rễ là quan trọng, bạn nên bọn phân NPK có hàm lượng lân lớn. Tuy nhiên sang giai đoạn cây mọc nhánh mới, thay lá, bạn nên chọn loại phâ NPK có hàm lượng đạm cao hơn và khi cây cảnh ra hoa, bạn có thể bón thêm kali để hoa nở đẹp hơn.

Thứ 3: cần bón đúng liều

Với những loại cây cảnh khác nhau cũng cần bón lượng phân khác nhau. Nếu cây chỉ ra lá thì lượng phân bón không cần quá nhiều, chỉ vừa đủ. Cây cảnh có hoa và quả thì cần bón lượng phân ít hơn và cần phải được pha loãng. Có thể thấy việc bón phân NPK cho cây cảnh có ý nghĩa quan trọng trong sự phát triển của cây. Tuy nhiên, nếu áp dụng cách bón NPK cho cây cảnh đúng kỹ thuật, cây sẽ cứng cáp hơn, dễ dàng tạo tán, tạo thế.

Ngược lại, nếu cách bón NPK cho cây cảnh quá dư thừa, sẽ dễ dẫn đến cây dừng phát triển hoặc quá tươi tốt, khiến việc tạo tán cây cảnh khó khăn.

1/5 - (2 votes)

    Để lại một Bình luận

    Copyright 2023 – MobiFone

    Giấy ĐKKD: 0100686209-087. Đăng ký thay đổi lần thứ 6 ngày 16/06/2023 cấp bởi Sở KHDT thành phố Hà Nội.

    Giấy phép thiết lập Mạng xã hội trên mạng số 145/GP-BTTTT cấp ngày 30/05/2024 bởi Bộ Thông tin và Truyền thông.

    Chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Lê Quang Minh – Giám đốc Trung tâm Dịch vụ số MobiFone – Tổng Công ty Viễn thông MobiFone.

    Phát triển và vận hành sản phẩm: Công ty cổ phần giải pháp thời tiết WeatherPlus

    DMCA.com Protection Status

    Khám phá

    Tin tức - sự kiện

    Liên hệ

    Trụ sở: Số 01 Phạm Văn Bạch, phường Yên Hòa, quận Cầu Giấy, TP Hà Nội

    Tải ứng dụng

    error: Content is protected !!