Cách chăm sóc cây vạn lộc đúng cách, đem lại nhiều may mắn

Cây vạn lộc là loại cây cảnh thường được sử dụng trong các văn phòng, để trang trí thêm cho ngôi nhà xanh mát. Loại cây này dễ chăm sóc, lại mang nhiều ý nghĩa tích cực vì vậy thường được sử dụng làm quà tặng tân gia thay lời chúc. Vậy cách chăm sóc cây vạn lộc như thế nào cho đúng kỹ thuật, giúp cây luôn tốt tươi, khỏe mạnh để đem lại may mắn cho gia chủ. Hãy cùng mobiAgri đi tìm hiểu vấn đề của loại cây cảnh này ngay trong bài viết dưới đây nhé!

Tìm hiểu thông tin cây vạn lộc

Vạn lộc là một trong những loại cây cảnh được sử dụng để trang trí nội thất, khá phổ biến. Loại cây này mang nhiều ý nghĩa phong thủy tích cực như may mắn, tài lộc. Cái tên vạn lộc khiến nhiều người muốn sở hữu, đặc biệt là những người làm kinh doanh, buôn bán. Ngoài cái tên quen thuộc này, thì cây vạn lộc còn có tên gọi khác như cây thiên phú hay tên khoa học là Aglaonema rotundum pink, một loài cây này thuộc họ Ráy (Araceae). Vạn lộc có xuất xứ từ các nước như Thái Lan, Indonexia sau đó được du nhập về thị trường Việt Nam, ngày càng nhận được sự yêu thích.

Loại cây này thuộc thân thảo, mọc thành từng bụi, không phân nhánh và cành. Có 2 loại vạn lộc phổ biến là lá đỏ và lá xanh. Lá của cây có hình trứng rộng, bề mặt dày, đỉnh lá nhọn, mép lá lượn sóng. Lá của cây vạn lộc mọc đan xen xếp từng tầng tròn quang thân cây, cảm giác khá cân đối và thu hút ánh nhìn. Vạn lộc lá đỏ có viền xanh quanh lá, đốm hồng trên mặt lá nhìn rất ấn tượng, càng về già màu hồng càng đậm hơn. Ngoài ra còn có giống vạn lộc lá xanh, viền lá màu xanh, đốm trắng trên mặt lá.

Công dụng của cây vạn lộc

Cây Vạn Lộc thường được trồng trong các bình nước thủy sinh để trang trí bàn làm việc, khu vực cửa sổ, trên bàn ăn, hay phòng khách và tạo điểm nhấn cho không gian sống. Ngoài tác dụng trang trí, Vạn Lộc còn có ý nghĩa phong thủy tốt. Cây này cũng được sử dụng để trang trí công viên, bồn hoa đường phố, nhà hàng, khách sạn vì vẻ đẹp ấn tượng và màu sắc lá tươi tắn như thiên nhiên.

Bên cạnh việc làm đẹp cảnh quan, Vạn Lộc còn có tác dụng sinh học quan trọng. Cây này có khả năng hấp thụ chất hữu cơ dễ bay hơi độc hại gây bệnh cho con người, giảm bớt khói bụi và thanh lọc không khí. Điều này giúp mang lại không gian sống và làm việc sạch sẽ, trong lành và tươi trẻ hơn.

Trồng cây vạn lộc như thế nào?

Cây vạn lộc có thể trồng b ằng 2 cách, trong những môi trường giá thể khác nhau như trồng trong đất hoặc thủy sinh. Cụ thể cách trồng chi tiết như sau.

Trồng trong đất: Có thể trồng cây vạn lộc trong các loại đất nền khác nhau, đất trộn sẵn hoặc mua ngoài cửa hàng. Tuy nhiên môi trường đất thuận lợi nhất là nền đất tơi xốp, giàu dinh dưỡng. Nên trộn thêm tro, trấu, sơ dừa để tăng độ tơi xốp, khả năng thoát nước. Đặt cây vào chậu rồi lấp đất cao đến vị trí gốc cây, kín rễ. Dùng dụng cụ hoặc tay nén nhẹ đất quanh gốc để cây chắc chắn và dáng thẳng đẹp. Cấp ẩm cho đất ngay sau khi trồng. Vì mới trồng nên để cây ở vị trí có nắng nhẹ để trong nhà. Ánh sáng chiếu vào chỉ khoảng 50-70%. Tưới nước cho cây 2 lần mỗi ngày, thời điểm sáng sớm và chiều mát.

Trồng thủy sinh: Để trồng vạn lộc bằng phương pháp thủy sinh cần rửa sạch rễ. Nên sử dụng bình thủy tinh để có thể quan sát được bộ rễ. Khi đặt cây vào bình, cần tạo dáng cho rễ và thân cây đẹp, đồng thời đổ dung dịch thủy canh vào. Cũng có thể trang trí chậu bằng đá cảnh và viên ngậm nước để tăng vẻ đẹp cho chậu cây. Để cây luôn tươi tốt, cần thường xuyên thay nước 1-2 tuần/lần.

Khi chọn bình, cần lưu ý chọn kích thước phù hợp với cây. Chậu nên có chiều cao bằng 2/3 chiều cao của cây. Tuy nhiên, có thể thay đổi theo sở thích của mỗi người.

Chú ý: Không nên thay nước khi chưa lấy cây ra khỏi chậu. Khi thấy rễ cây có biểu hiện thâm đen, có mùi thối hoặc lá bị úa vàng, cần sử dụng OLC với lượng phù hợp để giúp rễ cây hô hấp tốt hơn.

Bất kể cây được trồng trong nước hay đất, cần thường xuyên cho cây ra nắng nhẹ trong 2 ngày/tuần. Việc này giúp cây luôn khỏe mạnh và đẹp. Ngoài ra, cần bón phân hữu cơ với lượng phù hợp để cây đủ dinh dưỡng phát triển (1 lần/tháng).

Chế độ chăm sóc cây vạn lộc

Ánh sáng: Vạn lộc là loại cây ưa bóng râm, thích nghi trong môi trường ánh sáng yếu. Vì vậy vị trí đặt cây nên tránh ánh sáng mặt trời trực tiếp, để cây không bị héo, chết. Có thể đặt cây ở những nơi gần cửa sổ, có rèm che bớt để hấp thụ ánh sáng không quá mạnh.

Nhiệt độ: Nhiệt độ thích hợp để cây vạn lộc sinh trưởng là 25-35 độ C. Thường xuyên giữ ẩm cho đất và cây, tránh để nơi hấp thụ nhiệt cao. Có thể để trồng cây vạn lộc trong nhà hay môi trường văn phòng, nơi có khí hậu mát mẻ.

Phòng trừ sâu bệnh: Cây Vạn Lộc có thể bị nhiễm một số bệnh như thối lá, sâu ăn lá và phấn trắng. Để điều trị, trước tiên cần dùng kéo cắt để loại bỏ hoàn toàn vùng bị thối hoặc cắt sát tới phần cuốn lá. Sau đó, rửa sạch cây bằng nước và tẩy sạch chỗ bị thối (đối với cây trồng trong đất) hoặc thay nước trong bình (đối với cây Vạn Lộc trồng trong nước). Cuối cùng, cần phơi cây nắng để tiêu diệt vi khuẩn, tốt nhất vào buổi sáng từ 7-9h. Nếu cây bị sâu hại, có thể sử dụng thuốc diệt côn trùng hoặc lau sạch bằng khăn thấm cồn để loại bỏ phấn trắng.

Cây vạn lộc là thân thảo, khá mềm rất dễ bị tấn công bởi ốc sên, cào cào, bọ rệp ăn gây thối thân. Vì vậy, việc cải tạo đất và làm sạch trước khi trồng cây sẽ giúp loại bỏ các mầm bệnh tiềm ẩn trong đất và giúp cho cây Vạn Lộc khỏe mạnh hơn.

Hiện nay trên thị trường bán rất nhiều cây vạn lộc cảnh, vì vậy bạn có thể dễ dàng mua được nếu phù hợp yếu tố phong thủy. Như vậy mobiAgri đã cùng bạn tìm hiểu thông tin về cây vạn lộc, cách chăm sóc cây đơn giản nhất. Thông tin mang tính chất tham khảo, có thể thay đổi theo kinh nghiệm của từng người.

Đánh giá bài viết

    Để lại một Bình luận

    Copyright 2023 – MobiFone

    Trung tâm Dịch vụ số MobiFone – Chi nhánh Tổng Công ty Viễn thông MobiFone

    Giấy ĐKKD: 0100686209-087
    Đăng ký thay đổi lần thứ 6 ngày 16/06/2023 cấp bởi Sở KHDT thành phố Hà Nội.

    Phát triển và vận hành sản phẩm: Công ty cổ phần giải pháp thời tiết WeatherPlus

    DMCA.com Protection Status

    Khám phá

    Liên hệ

    Trụ sở: Số 01 Phạm Văn Bạch, phường Yên Hòa, quận Cầu Giấy, TP Hà Nội

    Tải ứng dụng

    error: Content is protected !!