Cách ghép cây nhãn đơn giản, nâng cao năng suất

So với việc gieo trồng từ hạt, thì cách ghép cây nhãn rút ngắn thời gian thu hoạch hơn rất nhiều. Nhưng làm thế nào để mang lại năng suất cao nhất?

Có ba cách để nhân giống nhãn phổ biến nhất, đó là: gieo hạt, chiết cành và ghép cành. Trong đó ghép cành được sử dụng khá nhiều vì mang lại hiệu quả cao, tận dụng tối đa những ưu điểm từ cây mẹ. Hoàn toàn đáp ứng được nhu cầu muốn thay thế giống mới của vườn cũ mà không muốn loại bỏ cây cũ. Phương pháp nhân giống vô tính này đơn giản, dễ thực hiện, chỉ cần một phần cành, hoặc mắt từ cây mẹ là có thể thực hiện ghép cây. Thời điểm vụ xuân, vụ thu là thời điểm vàng để ghép nhãn. 

Kỹ thuật ghép cây nhãn

Chọn gốc ghép và cành ghép/mắt ghép

Gốc ghép và cành ghép/mắt ghép đạt yêu cầu phải được lấy từ các cây mẹ khỏe mạnh, không bệnh tật, có năng suất cao và ổn định hàng năm. Đặc biệt là những cây mẹ có giấy chứng nhận từ cách cơ quan chức năng. Cành ghép/mắt ghép được lấy từ cây mẹ chất lượng sẽ mang lại hiệu quả cao nhất.

Dụng cụ, thao tác chuẩn bị ghép cây nhãn

Tùy theo mục đích ghép cây sẽ có dụng cụ phù hợp: Ghép mắt cho cây nhãn thì cần dây nilon trong suốt, bề ngang rộng khoảng 2cm; đối với ghép cành thì cần dây nilon dai hơn, nhưng phải đủ mỏng để sau khi ghép, mầm cây có thể mọc xuyên qua được. Dao ghép cây rửa sạch, mài sắc. Cưa, kéo cắt cành cũng vậy. 

Dụng cụ ghép cành chuyên dụng

Với gốc ghép, cần cưa bớt đến cành cấp 1 hoặc cấp 2 tùy tuổi thọ cây. Trước thời gian ghép, thường xuyên tỉa bớt để tăng chất lượng chồi/cành, tiến hành phòng trừ sâu bệnh cho chồi, tưới ẩm trước khi ghép cây một ngày, bón phân thích hợp trước và sau khi thao tác ghép.

Cách ghép cây nhãn đơn giản, hiệu quả cao

Bước 1: Sau khi chọn được cành ghép/mắt ghép từ cây mẹ, chỉ lấy cành ở giữa tán, cành đón được nhiều ánh sáng mặt trời nhất, nhiều mắt, nhiều lá và đặc biệt có kích thước gần nhất với gốc ghép. 

Bước 2: Thao tác cắt cành ghép đủ tiêu chuẩn, lấy từ 25-30cm cành bằng dao chuyên dụng, loại bỏ phiến lá của cành ghép/mắt ghép. 

Cách ghép cây nhãn

Bước 3: Sau khi lấy cành ghép/mắt ghép từ cây mẹ, nhanh chóng bọc lại bằng khăn ẩm, để nơi thoáng mát, sạch sẽ trong thời gian ngắn. Cành bánh tẻ chứa nhiều nước, càng để lâu càng làm giảm khả năng sống của cành/mắt ghép.

Bước 4: Thao tác ghép 

Cách ghép cây nhãn kiểu cửa sổ:

  • Dùng dao chuyên dụng mở miệng gốc ghép thành hình chữ I, chiều rộng khoảng 0.6 – 0.8cm. Thao tác nhanh gọn với hai lần cắt, khoảng cách đảm bảo 1.5 – 2cm mỗi nhát tùy theo cây gốc. Mũi dao rạch một đường nối hai đường cắt với nhau, vỏ cây tách ra.
  • Lấy mắt ghép từ đoạn cành được chọn, sao cho kích thước vừa vặn nhất với mắt ghép. Đảm bảo mầm ngủ nằm ở giữa phần được ghép, toàn bộ quá trình lấy mầm không được để mầm dập, xước, gãy.
  • Đặt mắt ghép vào giữa phần vỏ cây mở sao cho vừa khít. Trường hợp mắt ghép ngắn hơn chiều dài khu vực ghép của gốc ghép, đẩy mắt ghép sát lên trên là được. 
  • Quấn dây nilon trong suốt từ trên xuống và quấn lần hai từ dưới lên, sao cho nước mưa không lọt vào vết ghép.

Ghép cây nhãn kiểu mắt nhỏ có gỗ:

  • Cắt vát một góc từ trên xuống dài khoảng 1-1.5cm, lấy cả một chút phần gỗ của cây để mở miệng gốc ghép.
  • Từ đoạn cành kích thước tương đồng, dùng dao lấy mắt ghép có mầm ngủ khỏe ở giữa sao cho kích thước mắt ghép vừa khít với vết mở ở gốc ghép và một phần gỗ.
  • Đặt mắt ghép vào gốc ghép, tương tự như cách bên trên, nếu mắt ghép ngắn hơn chiều dài của miệng gốc ghép thì đẩy mắt ghép sát lên phía trên là được.
  • Quấn dây nilon từ dưới lên, rồi thêm một lượt từ trên xuống để đảm bảo nước mưa không làm hỏng mắt ghép.

Sau 12-15 ngày, chủ vườn cần tháo dây ghép để mầm phát triển bình thường.

Cách ghép cây nhãn

Cách ghép cây nhãn nêm chẻ lệch:

  • Cắt ngang cành của gốc ghép khoảng 30-40cm tính từ mặt đất. 
  • Dùng dao sắc cắt bề mặt gốc ghép tạo thành một đỉnh có hai mặt nghiêng ngược chiều, một mặt vát 0.2cm, một mặt vát 0.4cm.
  • Cắt bớt cuống lá của cành ghép cho sát mầm, loại bỏ hết phần dập, hỏng, hay xước xát. Cắt vát một cạnh dài 2cm, một cạnh 0.3cm.
  • Đặt mũi dao ghép trên đỉnh của gốc ghép, chẻ đôi gốc ghép 2-2.5 cm.
  • Đặt cành ghép vào gốc ghép, mặt vát 2cm tiếp xúc với nửa lớn của gốc ghép, mặt vát 0.3cm tiếp xúc với nửa nhỏ của gốc ghép.
  • Quấn dây nilon cố định cành ghép với gốc ghép, chú ý vị trí có mầm ngủ chỉ quấn một lượt dây. Cuối cùng, bọc bao bên ngoài để hơi nước lưu thông nuôi cây.

Ưu/nhược điểm của cách ghép cây nhãn

Ưu điểm:

  • Ghép cây giúp cây duy trì thời gian sinh trưởng lâu hơn nhờ tuổi thọ cao của gốc ghép.
  • Tận dụng mọi đặc tính tốt từ cây mẹ.Cây ghép phát triển ổn định và sớm cho thu hoạch hơn các phương pháp gieo trồng bình thường.
  • Hệ số nhân giống cao, chủ vườn thu được nhiều cây giống chỉ trong thời gian ngắn.
  • Khắc phục việc duy trì nòi giống với những loại nhãn không hạt, những loại nhãn khó ra rễ.
  • Cải thiện sức sống của cây mẹ, đặc biệt khi cây mẹ có tổ ghép phù hợp. Tận dụng tạo tán cho cây ngay ở vườn ươm, không phải chuyển địa điểm theo từng giai đoạn. 

Nhược điểm:

  • Nhược điểm dễ thấy nhất là không chọn được mắt ghép, cành ghép chất lượng sẽ gây bệnh cho gốc ghép.
  • Gốc ghép không phù hợp với mắt ghép, cành ghép dễ bị tách ra khi gặp gió to bão lớn. 
  • Dù đơn giản nhưng cách ghép cây nhãn đòi hỏi thao tác nhanh. 

Sau khi ghép cây, đừng quên tưới nước, bón phân, liên tục theo dõi để xử lý kịp thời các sự cố. Chúc chủ vườn một vườn nhãn bội thu với cách ghép cây nhãn đơn giản, dễ làm này. 

 

1/5 - (1 vote)

    Để lại một Bình luận

    Copyright 2023 – MobiFone

    Trung tâm Dịch vụ số MobiFone – Chi nhánh Tổng Công ty Viễn thông MobiFone

    Giấy ĐKKD: 0100686209-087
    Đăng ký thay đổi lần thứ 6 ngày 16/06/2023 cấp bởi Sở KHDT thành phố Hà Nội.

    Phát triển và vận hành sản phẩm: Công ty cổ phần giải pháp thời tiết WeatherPlus

    DMCA.com Protection Status

    Khám phá

    Liên hệ

    Trụ sở: Số 01 Phạm Văn Bạch, phường Yên Hòa, quận Cầu Giấy, TP Hà Nội

    Tải ứng dụng

    error: Content is protected !!