Cách trồng bí ngồi sai quả, nhanh thu hoạch

Bí ngồi là loại rau củ giàu dinh dưỡng, cách trồng bí ngồi tại nhà rất đơn giản, chỉ cần bạn tuân thủ đúng kỹ thuật cây sẽ nhanh cho thu hoạch và sai quả.

Trước hết, muốn trồng được loại rau củ giàu dinh dưỡng này, bạn cần trồng đúng thời vụ, chuẩn bị tốt về đất và tuân thủ đúng cách chăm bón. Dưới đây, mobiAgri sẽ giới thiệu quy trình trồng bí ngồi đơn giản tại nhà nhưng vẫn cho năng suất cao.

Tìm hiểu về cây bí ngồi

Bí ngồi hay còn gọi là bí ngòi, là một loài thực vật chi Bí, chúng có tên khoa học là Cucurbita pepo. Nguồn gốc của loại cây này xuất xứ từ châu Mỹ và ngày nay được nhân giống rộng khắp trên các quốc gia.

Ở Việt Nam, cây bí ngồi được trồng vào khoảng thập niên 1990 và Đà Lạt là vùng trồng bí ngồi nhiều nhất nhờ điều kiện thời tiết thích hợp để loại cây này phát triển. Trong quả bí ngồi có chứa nhiều vitamin C, magie, carotene… có tác dụng chống lão hóa, giảm xơ cứng động mạch, ổn định đường huyết… Chúng được sử dụng nhiều trong các bữa ăn hàng ngày của các gia đình.

Hiện nay, người ta phân biệt bí ngồi dựa trên màu sắc phổ biến của chúng là bí xanh và bí vàng. Tùy theo khí hậu từng vùng, thời gian trồng bí ngồi cũng có sự khác biệt.

Thời vụ trồng bí ngồi thích hợp

Bí ngồi thường được trồng vào 2 vụ chính trong năm. Nếu trồng vào mùa xuân, bạn bắt đầu trồng vào khoảng tháng 2, 3 dương lịch và thu hoạch vào khoảng tháng 4, 5 dương lịch. Nếu trồng vào mùa thu, bạn bắt đầu trồng từ tháng 8, 9 dương lịch và đến tháng 11 là có thể thu hoạch được.

Chuẩn bị trước khi trồng bí ngồi

Trước khi trồng, bạn cần chuẩn bị các điều kiện cần thiết như:

Khu vực trồng

Nếu eo hẹp về diện tích đất vườn hoặc ở nhà cao tầng tại các đô thị, bà con có thể trồng tại ban công hoặc sân thượng. Đặc điểm của loại cây này ưa sáng nên cần duy trì nhiệt độ khoảng 22 đến 30 độ C.

Chậu trồng

Bạn có thể tận dụng thùng xốp hoặc các chậu trồng có kích thước khoảng 30cm. Đây là kích thước tối thiểu để trồng 1 cây bí ngồi. Nếu chậu trồng có diện tích lớn hơn, bà con có thể trồng từ 2, 3 cây.

Đất trồng

Đất trồng rất quan trọng ảnh hưởng đến năng suất của bí ngồi. Đất nên là loại đất tơi xốp, có độ pH 6-6.5, giàu mùn và có khả năng thoát nước tốt. Bà con có thể trộn thêm xơ dừa, trấu hun với đất thịt và phân hữu cơ để tăng thêm dinh dưỡng trong đất.

Giống cây

Hiện nay bí ngồi có nhiều giống khác nhau. Bạn có thể chọn mua giống F1-Asa, F1-Star ol Zucchini, F1 TN220… là những giống được trồng nhiều và có năng suất cao.

Cách trồng bí ngồi nhanh thu hoạch

Ủ, gieo hạt

Hạt giống bí ngồi khi mua về cần được xử lý để đảm bảo tỷ lệ nảy mầm cao. Bạn cần ngâm hạt giống trong nước ấm khoảng 40 độ C qua đêm, vớt ra rửa sạch nhờn và ủ lại trong khăn ẩm khoảng 1 ngày. Khi hạt đã nứt nanh, bạn tiến hành gieo trên khay hoặc bầu ươm. Cách gieo bạn vùi hạt xuống khoảng 1.5cm, mỗi lỗ từ 1 đến 2 hạt sau đó phủ lên trên lớp đất mỏng và tưới nhẹ để giữ ẩm.

Sau đó, bạn đặt khay hoặc bầu ươm ở nơi thoáng mát trong khoảng 1 tuần đến 2 tuần hạt sẽ nảy mầm thành cây con.

Trồng cây

Khi cây con được khoảng 7 ngày tuổi, bạn tiến hành tỉa bỏ cây yếu, chỉ để cây khỏe mạnh trồng trong chậu. Mỗi chậu khoảng 1, 2 cây tùy kích thước chậu.

Bạn nhẹ nhàng đặt bầu ươm vào trong lỗ đất đã đào sẵn và lấp đất lại. Không nên nén quá chặt vì có thể làm ảnh hưởng tới rễ cây. Sau khi trồng xong, bạn tưới nước và đặt chậu vào chỗ râm mát khoảng 2 ngày sau đó mới đưa cây đến khu vực có ánh sáng.

Chăm sóc bí ngồi sau khi trồng

Cây bí ngồi sau khi trồng cần được chăm sóc để đạt năng suất cao, sinh trưởng tốt.

Tưới nước

Nên tưới nước 2 lần/ngày vào lúc thời tiết mát mẻ. Lưu ý ở thời điểm cây ra hoa, bạn không nên dùng vòi phun trực tiếp vào cây mà chỉ nên tưới đẫm gốc cây vì có thể làm ảnh hưởng đến hoa và quả non.

Thụ phấn

Khả năng thụ phấn của bí ngồi thấp nên bạn cần hỗ trợ thụ phấn cho hoa để tăng khả năng đậu quả. Cách làm rất đơn giản, bạn chỉ cần ngắt hoa đực và lấy nhị hoa để cọ vào nhụy của hoa cái. Khi phấn của hoa đực dính vào đầu nhụy hoa cái là đã thành công. Thời gian thụ phấn nên được thực hiện trong buổi sáng.

Bón phân

Ở mỗi giai đoạn, bí ngồi cần bón lượng phân khác nhau để phát triển.

Đợt 1: Bón phân khi hạt nảy mầm được 15 ngày, lúc này bạn bón phân NPK 30-9-9 với lượng 15gr/lần.

Đợt 2: Khi cây được 20 ngày tuổi, bạn bón NPK 17-17-17+TE hoặc phân chuồng hoai mục, phân hữu cơ. Cách 15 ngày lại bón 1 lần.

Khi cây rộ hoa, bạn ngưng bón phân. Tuy nhiên sau mỗi lần thu hoạch trái, bạn cso thể sử dụng phân bón rễ hoặc bón phân qua lá để cây phát triển.

Sâu bệnh

Bí ngồi thường gặp các loại sâu bệnh như trĩ, nhện đỏ, sâu, rầy, tuyến trùng, phấn trắng… do đó sẽ kém năng suất

Để ngừa sâu bệnh, bạn cần thường xuyên kiểm tra để phòng ngừa sâu bệnh, bạn cần thường xuyên kiểm tra và loại bỏ sâu bệnh bằng cách bắt tay khi sâu mới xuất hiện. Có thể phun xịt nước xà phòng loãng khi thấy rệp, bọ trĩ…. Nếu tình trạng sâu hại nặng hơn, bà con có thể sử dụng chế phẩm sinh học tự làm từ tỏi, ớt hoặc Bio meta (10ml/2l nước), Bioherb (100ml/16l nước), dầu Neem (10ml/2l nước) để phun cho cây.

Thu hoạch

Sau khoảng 60 đến 70 ngày kể từ khi trồng bạn có thể thu hoạch được bí ngồi. Thu hoạch nên tiến hành vào sáng sớm và dùng sao sắc cắt cuống dài 1-2cm và xếp vào rổ. Mỗi quả bí ngồi thường dài từ 25-30cm và nặng khoảng 250-350gr.

Trên đây là những lưu ý và cách trồng bí ngồi đúng kỹ thuật tại nhà. Chỉ cần trồng 1, 2 chậu bí ngồi tại ban công hoặc sân thượng, gia đình bạn sẽ nhanh chóng có rau củ sạch để thưởng thức.

Đánh giá bài viết

    Để lại một Bình luận

    Copyright 2023 – MobiFone

    Giấy ĐKKD: 0100686209-087. Đăng ký thay đổi lần thứ 6 ngày 16/06/2023 cấp bởi Sở KHDT thành phố Hà Nội.

    Giấy phép thiết lập Mạng xã hội trên mạng số 145/GP-BTTTT cấp ngày 30/05/2024 bởi Bộ Thông tin và Truyền thông.

    Chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Lê Quang Minh – Giám đốc Trung tâm Dịch vụ số MobiFone – Tổng Công ty Viễn thông MobiFone.

    Phát triển và vận hành sản phẩm: Công ty cổ phần giải pháp thời tiết WeatherPlus

    DMCA.com Protection Status

    Khám phá

    Tin tức - sự kiện

    Liên hệ

    Trụ sở: Số 01 Phạm Văn Bạch, phường Yên Hòa, quận Cầu Giấy, TP Hà Nội

    Tải ứng dụng

    error: Content is protected !!