Cách trồng cây ấu thái đơn giản, cây phát triển tốt

Cây ấu thái được thu hút bởi cách xếp lá của cây rất đẹp và độc đáo nên được nhiều người trồng để trang trí chậu cảnh, hồ nước. Nếu bạn đang muốn tìm hiểu cách trồng cây ấu thái thì hãy cùng MobiAgri tìm hiểu ngay bài viết dưới đây nhé.

Cây ấu thái là một loại cây thủy sinh bán cạn được trồng làm cây cảnh ở ban công, sân thượng. Cây ấu thái không chỉ có hình dáng đẹp để trang trí mà nó còn còn mang nhiều ý nghĩa phong thủy sâu sắc. Trồng cây ấu thái không khó, bạn có thể trồng thủy sinh hoặc trồng cạn trong chậu bùn làm đẹp cho sân nhà, sân vườn.

Đặc điểm chung về cây ấu thái

Đặc điểm hình thái

Tên khoa học của cây ấu thái là Trapa bicornis L- Hydrocaryaceae, họ củ Ấu, có xuất xứ từ khu vực ôn đới châu Âu, Á và Phi, có tên gọi khác là Ấu thái, Ấu nước. 

Cây Ấu Thái có thân được phủ một lớp lông và thường sống dưới nước. Rễ dài xuống dưới đất bùn và 1 phần lơ lửng để làm nhiệm vụ lấy dinh dưỡng trong nước. Dựa vào đặc tính của lá mà cây ấu thái được chia làm 2 loại: Lá nổi trên mặt nước và lá chìm dưới nước. Loại lá nổi dài khoảng 6-15cm, ở trong xốp ruột và phồng lên tạo thành phao giống trái xoài. Mép lá có hình răng cưa, mặt trên nhẵn màu nâu sẫm, mặt dưới có lông tơ màu lục đỏ, phiến lá dài 4-5cm, rộng 6-7cm.

Loại lá chìm dưới nước có hình trứng, mũi nhọn, thân dài và phiến lá rất ngắn. Hoa dạng nhỏ mọc ở kẽ lá, có 4 đài màu xanh và 4 cánh hoa màu vàng hoặc trắng và 4 nhịn màu vàng ở chính giữa.

Quả ấu thái già sẽ rủ xuống dưới mặt nước, sau đó rụng.

Công dụng và ý nghĩa cây ấu thái

Cây ấu thái được trồng để làm cảnh, trang trí ban công, sân vườn, khu sinh thái, bể cá. Từ đó giúp tô điểm không gian sống trở nên tươi mới, sạch sẽ và đẹp mắt hơn giúp chúng ta thư giãn, tĩnh tâm sau thời gian làm việc, học tập mệt mỏi. Cây ấu thái còn có tác dụng lọc không khí nên bạn sẽ được tận hưởng không khí trong lành, thoáng mát.

 

Ngoài ra, cây còn được dùng như một vị thuốc chữa các bệnh như loét dạ dày, giải rượu, hạ sốt, nhức đầu, chóng mặt, mất ngủ, rôm sảy,… Màu xanh của lá cùng với số lượng lá mọc dày tượng trưng cho sự sinh sôi, phát triển thịnh vượng cho gia chủ. Cây còn mang tới năng lượng tích cực thể hiện niềm hi vọng và nhiều hoài bão lớn lao.

Cây ấu thái hợp mệnh nào?

Cây ấu thái là cây thủy sinh trồng dưới nước nên không hợp với mệnh hỏa. Người mệnh Hỏa chỉ trồng cây trên mặt đất để tăng cường sức khỏe và tài lộc. Với người mệnh Thổ hợp với màu vàng, nâu, tím, đỏ, hồng nên cây ấu thái màu xanh sẽ làm kìm hãm tài phúc.

Cây ấu thái hợp với người mệnh Kim bởi lá cây nhọn và nở tròn đều như bàn tay hứng những tinh túy, đồng thời giúp xua đuổi tà khí, hút may mắn, tài lộc. Để tăng tài lộc, vượng khí thì bạn nên trồng chậu màu trắng hình vuông hoặc hình chữ nhật.

Với những người mệnh Mộc thì trồng cây ấu thái là hợp nhất, giúp họ có sức khỏe dồi dào, công việc thuận lợi thăng tiến. Người mệnh Thủy trồng cây ấu thái dưới nước rất thích hợp sẽ giúp họ thành công, kiên trì và quyết đoán.

Cách trồng cây ấu thái trên cạn

Vị trí trồng

Cây ấu thái thích hợp trồng trên sân thượng hoặc ban công nơi mà có ánh nắng đầu chiếu vào nhà. Hoặc bạn có thể đặt chậu ấu thái làm cảnh trước sân nhà vừa làm đẹp lại mang tài lộc cho ngôi nhà của mình.

Chuẩn bị nguyên vật liệu trồng

Cây ấu thái có thể trồng trên các loại chậu không thoát nước và có đường kính khoảng 20cm và cao khoảng 15cm. Ấu thái không kén đất, bạn có thể trồng trên đất bùn, đất vườn, đất pha sỏi. Tuy nhiên, bạn không nên sử dụng đất sét hoặc cát nhé vì loại đất này sẽ làm rễ cây khó phát triển.

Loại phân bón để sử dụng cho cây ấu thái là phân NPK, phân hữu cơ, phân chuồng, phân bò, phân dê đã ủ hoai mục.

Làm đất và chuẩn bị giống

Bạn nên trộn đất cùng với phân bón và nước, sau đó cho đất vào ½ chậu.

Với cây ấu thái chọn để trồng bạn hãy lựa những đoạn có rễ, mầm hoặc ngọn là được.

Kỹ thuật trồng

Cách trồng ấu thái không hề khó, bạn chỉ cần vùi thân xuống đất rồi cho nước vào để ngọn nổi lên là được. Sau khi trồng bạn nên để ở chỗ mát. Khi cây bén rễ thì để chậu ra nắng.

Chăm sóc cây ấu thái

Tưới nước: Đây là loại cây trồng thủy sinh nên nguồn nước rất quan trọng. Nước trồng ấu thái cần đảm bảo sạch, không bị nhiễm mặn, phèn nếu không nó sẽ gây hại cho cây ấu thái.

Ánh sáng, nhiệt độ: Cây ấu thái là loại cây ưa nắng, cây sẽ vươn dài, đẻ ít ngọn nếu thiếu nắng. Tuy nhiên, cây phát triển tốt trong điều kiện ánh nắng vừa phải không quá gay gắt. Nhiệt độ phù hợp cho cây sinh trưởng và phát triển tốt là từ 15-26oC.

Sâu bệnh: Bạn cần thường xuyên theo dõi khi phát hiện cây có lá hỏng hoặc bị bệnh thì cần chặt đi để không lây lan cho cây xung quanh.

Cách trồng cây ấu thái thủy sinh

Kỹ thuật trồng cây ấu thái trong nước tương tự như trồng các loại rong và các loại cây thủy sinh khác. Cụ thể, bạn chỉ cần cắt một nhánh của cây ấu thái và cắm vào bùn hay đất nền, sau vài tuần cây sẽ phát triển thành gốc mới.

Trên đây là hướng dẫn chi tiết về cách trồng và chăm sóc cây ấu thái. Hi vong những kiến thức mà mobiAgri chia sẻ ở trên sẽ giúp bạn có thêm những thông tin vô cùng hữu ích. Nếu có câu hỏi thắc mắc gì trong quá trình canh tác, bạn có thể để lại bình luận để được giải đáp sớm nhất nhé.

 

1/5 - (2 votes)

    Để lại một Bình luận

    Copyright 2023 – MobiFone

    Trung tâm Dịch vụ số MobiFone – Chi nhánh Tổng Công ty Viễn thông MobiFone

    Giấy ĐKKD: 0100686209-087
    Đăng ký thay đổi lần thứ 6 ngày 16/06/2023 cấp bởi Sở KHDT thành phố Hà Nội.

    Phát triển và vận hành sản phẩm: Công ty cổ phần giải pháp thời tiết WeatherPlus

    DMCA.com Protection Status

    Khám phá

    Liên hệ

    Trụ sở: Số 01 Phạm Văn Bạch, phường Yên Hòa, quận Cầu Giấy, TP Hà Nội

    Tải ứng dụng

    error: Content is protected !!