Cách trồng cây dừa đúng kỹ thuật, cho năng suất cao

Cây dừa là loại cây cho trái được ở nhiều tỉnh thành nước ta, thậm chí còn tạo nên đặc trưng của vùng như hình ảnh cây dừa Bến Tre. Hiện nay cây dừa là một loại cây đem lại nguồn kinh tế ổn định, quả được chế biến thành thực phẩm bánh kẹo, tinh dầu. Lá dừa được dùng làm đồ thủ công mỹ nghệ, mật ong từ hoa dừa,… Hãy cùng tìm hiểu cách trồng dừa chi tiết, hiệu quả ngay tại bài viết dưới đây.

Thời vụ trồng dừa

Nên trồng dừa vào đầu mùa mưa để giảm chi phí tưới trong giai đoạn cây con mới trồng. Tuy nhiên, nếu chủ động được nguồn nước tưới thì có thể trồng vào bất kỳ thời điểm nào trong năm. Nếu trồng vào mùa khô thì cần chú ý khâu tưới nước cũng như giữ ẩm cho cây và cần che nắng cho cây.

Ở đồng bằng sông Cửu Long: tháng 6 – 7 dương lịch. Ở miền Trung: tháng 9 – 10 dương lịch.

Chuẩn bị trước khi trồng

Chuẩn bị đất trồng, cây con

Chuẩn bị đất trồng

Đối với vùng đất trũng nên trồng cây dừa trên mô để tránh bị đọng nước cho cây, dùng đất phù sa hay đất mặt trộn đều với 5 – 10 kg phân hữu cơ và 0,5 kg phân super Lân, đắp thành mô có kích thước 60 – 80 cm, cao 30 – 40 cm, trước khi trồng 1 – 2 tuần.

Đối với vùng đất cao nên đào hố có kích thước 60 x 60 x 60cm, trộn đều đất, phân hữu cơ và phân lân liều lượng như trên cho vào đầy hố.

Chuẩn bị cây con

Đối với cây con được ươm trực tiếp trên đất, sau khi chọn cây có đủ tiêu chuẩn xuất vườn, dùng leng xén đứt rễ chung quanh gốc rồi bứng cây ra khỏi liếp ươm. Sau đó, dùng dao xén tỉa bỏ toàn bộ rễ. Sau khi bứng cây con nên đưa ra trồng càng sớm càng tốt. Đối với cây con được ươm trong túi nhựa dẻo, sau khi chọn cây con có đủ tiêu chuẩn trồng sẽ được chuyển trực tiếp ra vườn trồng ( đối với miền Trung nên trồng dừa được vô bầu nhựa là tốt nhất).

Cách trồng dừa

Mật độ, khoảng cách, kiểu trồng dừa

Tùy theo điều kiện đất đai, mô hình canh tác, có thể áp dụng các kiểu trồng dừa sau đây:

Hình vuông/hình chữ nhật: thích hợp cho mô hình trồng xen, kiểu trồng này có mật độ cây thấp, nhằm đảo bảo nhu cầu ánh sáng cho cây trồng xen.

Hình tam giác: thích hợp cho mô hình trồng chuyên, kiểu trồng này có mật độ cao hơn kiểu trồng hình vuông khoảng 15%. Kiểu trồng này hiện nay được người dân áp dụng nhiều nhất.

Nếu có trồng xen khoảng cách và mật độ trồng dừa có thể thưa hơn (9 – 10 m), tùy theo đối tượng cây xen và tùy theo loại đất, nếu đất xấu trồng dày, đất tốt trồng thưa. Mật độ trung bình thường trong khoảng 160 – 180 cây/ha đối với dừa cao và 230 – 250 cây/ha đối với dừa lùn.

Kích thước liếp

Tùy thuộc vào loại đất và mô hình canh tác mà liếp được xây dựng theo kiểu liếp đơn (rộng 4 – 6 m) hay liếp đôi (rộng từ 6 – 8 m, thậm chí từ 10 – 12 m để trồng xen có hiệu quả).

Đối với vùng đất phù sa, không phèn, có thể lên liếp đôi để tiện việc trồng xen hoa màu trong giai đoạn kiến thiết cơ bản, đồng thời cũng để áp dụng mô hình đa canh khi cây trưởng thành.

Mô hình liếp đôi có trồng xen.

Đối với vùng đất có phèn, mặn nên lên liếp đơn để liếp mau rửa phèn và thường áp dụng mô hình độc canh hay xen canh với một số cây có khả năng chịu phèn như chuối, dứa.

Đối với vùng đất cát pha, địa hình bằng phẳng, dễ thoát nước thì không cần lên liếp, chỉ cần làm sạch cỏ dại, cày xới cho đất tơi xốp là có thể canh tác được.

Đối với vùng đất thịt khó thoát nước, cần phải đào mương lên liếp. Kích thước và kiểu liếp thay đổi tùy theo điều kiện thực tế, nhưng phải đảm bảo tầng đất mặt dày 0,8 – 1 m để bộ rễ dừa phát triển. Có 2 kiểu lên liếp là liếp đơn và liếp đôi.

Đối với vùng nước ngọt, lợ, không nhiễm phèn, đất có tầng mặt dày ≥ 50cm, có thể áp dụng kiểu lên liếp đôi hoàn chỉnh ngay từ đầu. Bề rộng của liếp thường từ 8 – 10 m, bố trí 2 hàng dừa cách bờ mương 1 – 1,5 m.

Mô hình liếp đôi.

Đối với vùng đất trũng, nhiễm phèn – mặn, có tầng canh tác mỏng, không đủ đất để lên liếp đôi hoàn chỉnh, có thể áp dụng kiểu lên liếp đôi có mương độn ở giữa.

Đối với vùng đất thấp, nhiễm phèn – mặn, có bề dày tầng canh tác mỏng ≤ 40 cm, có thể áp dụng kiểu lên liếp đơn (bề rộng thường 4 – 6 m, bố trí một hàng dừa ở giữa liếp), hoặc lên mô (ụ). Kích thước của mô (ụ) như sau:

  • Năm thứ 1: mặt trên rộng 1,5 m, mặt đáy rộng 2 m, cao 0,8 – 1 m.
  • Năm thứ 2: mở rộng kích thước ụ thêm 1 m.
  • Năm thứ 3: nối các ụ lại với nhau thành một liếp đơn hoàn chỉnh.

Lên liếp đắp mô.

Lưu ý: Nếu kích thước ụ quá nhỏ sẽ gây bốc hơi nước nhanh vào mùa khô.

Trồng cây con

Đào một lỗ trong hố hay trên mô có kích thước bằng bầu dừa hoặc trái, sau đó đặt cây dừa con vào hố, lấp đất vừa kín trái, dùng chân giẫm nhẹ chung quanh, giúp cây giữ chặt vào đất.

Nếu cây quá cao thì phải dùng nẹp tre hoặc gỗ cột chặt vào gốc thân để cây khỏi bị gió làm lung lay:

Đối với cây con ươm trên đất: Chỉ cần cho cây con vào hố, lấp đất, giẫm nhẹ và tưới nước.

Đối với cây con ươm trong túi nhựa dẻo: Dùng dao rạch một đường chung quanh cách đáy túi 1 cm, lấy lớp đáy túi ra ngoài, cho cả bầu vào hố, lấp đất từ từ cho đầy gốc, sau đó kéo túi nhựa theo hướng từ gốc lên qua khỏi ngọn ra ngoài (không nên cắt bỏ toàn bộ túi nhựa khi đặt cây vì sẽ làm vỡ bầu đất ảnh hưởng đến bộ rễ).

Bài viết trên đã hướng dẫn quý bạn từ khâu chuẩn bị, đến cách trồng. Hi vọng với những thông này sẽ hữu ích tới quý bạn khi áp dụng trong thực tiễn.

1/5 - (1 vote)

    Để lại một Bình luận

    Copyright 2023 – MobiFone

    Trung tâm Dịch vụ số MobiFone – Chi nhánh Tổng Công ty Viễn thông MobiFone

    Giấy ĐKKD: 0100686209-087
    Đăng ký thay đổi lần thứ 6 ngày 16/06/2023 cấp bởi Sở KHDT thành phố Hà Nội.

    Phát triển và vận hành sản phẩm: Công ty cổ phần giải pháp thời tiết WeatherPlus

    DMCA.com Protection Status

    Khám phá

    Liên hệ

    Trụ sở: Số 01 Phạm Văn Bạch, phường Yên Hòa, quận Cầu Giấy, TP Hà Nội

    Tải ứng dụng

    error: Content is protected !!