Cách trồng cây ngải cứu đơn giản, tốt mơn mởn

Cây ngải cứu không chỉ là loại rau gia vị quen thuộc trong bữa ăn hàng ngày mà nó còn là vị thuốc chữa bệnh. Ngải cứu rất dễ trồng bởi nó có thể mọc hoang trong tự nhiên. Tuy nhiên, nếu muốn phát triển thành sản phẩm mang lại giá trị kinh tế cao thì cần có kỹ thuật tốt.

Kỹ thuật trồng ngải cứu là bước quan trọng ảnh hưởng trực tiếp tới năng suất cũng như chất lượng cây trồng. Có rất nhiều giống cây ngải cứu khác nhau nên tùy vào sở thích và thị yếu của người tiêu dùng mà có thể lựa chọn giống phù hợp để gieo trồng. Cây ngải cứu được nhiều gia đình lựa chọn trồng để cung cấp rau xanh hàng ngày và làm vị thuốc dân gian chữa bệnh. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu cách trồng cây ngải cứu đúng kỹ thuật mang lại hiệu quả kinh tế cao.

Giới thiệu chung về ngải cứu

Đặc điểm hình thái

Tên khoa học của cây ngải cứu là Artemisia vulgaris, họ Cúc, nó còn có tên gọi khác là ngải diệp, thuốc cứu. Cây ngải cứu là cây thân thảo, có chiều cao khoảng 0,4 – 1m, nhiều cành non và có lông. Lá màu xanh, mọc so le, phiến lá xẻ lông chim. Cụm hoa nhỏ, mọc từng chùm kép ở đầu cành, màu lục nhạt.

Ngải cứu được trồng phổ biến ở các nước Châu Á, Châu Âu, Bắc Mỹ, Alaska, Bắc Phi.

Công dụng của ngải cứu

Theo nghiên cứu của ngành Y học thì lá ngải có chất kháng khuẩn và tinh dầu giúp giảm đau hiệu quả. Ngoài ra, nó còn chứa các hoạt chất giúp giảm đau thần kinh hiệu quả. Ngải cứu có mùi thơm, vị đắng có tác dụng cầm máu, giảm đau nhức, sát trùng, kháng khuẩn, đau bụng do lạnh, kiết lỵ, giảm triệu chứng đau kinh, điều hòa khí huyết, lợi tiểu,… Bên cạnh đó, ngải cứu còn có hoạt chất giúp đuổi côn trùng.

Lưu ý, với những phụ nữ mang thai tuyệt đối không ăn ngải cứu trong 3 tháng đầu thai kỳ tránh ảnh hưởng sức khỏe thai nhi. Đặc biệt chú ý tinh dầu trong lá ngải cứu có thể gây độc hại cho gan, thận.

Chuẩn bị trước khi trồng

Thời vụ trồng

Bà con có thể trồng ngải cứu bất kỳ thời điểm nào trong năm nhưng thích hợp nhất là mùa xuân. Nếu trồng kinh doanh thì nên thu từ 2-3 đợt sau đó trồng mới để đảm bảo năng suất cao nhất. Bà con nên luân canh trồng ngải cứu với các cây trồng khác để tránh phát sinh loài sâu bệnh gây hại cùng ký chủ.

Chọn giống

Có 2 cách trồng ngải cứu, bà con có thể cắm cành hoặc gieo hạt ngải cứu. Theo kinh nghiệm của người trồng thì việc trồng bằng cành sẽ đạt hiệu quả hơn. Chú ý chọn cành giống của cây khỏe mạnh, không quá non sẽ ảnh hưởng đến tỷ lệ sống. Và nên chọn những thân cây đã già để trồng để cây nhanh phát triển.

Đất trồng

Đất trồng cần được dọn sạch cỏ dại, tơi xốp, cần lên luống và tạo các rãnh giữa các luống để thoát nước. Luống trồng cần được thiết kế sao cho giữ được nước khi tưới để giữ ẩm đất, tránh rửa trôi phân bón.

Bón lót trước khi trồng: Bà con có thể dùng các loại phân bón hữu cơ sinh học, bón từ 0,5-0,6kg/m2 rải đều trên mặt luống rồi tưới nước để phân nhanh tan, từ đó sẽ tăng độ tơi xốp, màu mỡ cho đất.

Cách trồng cây ngải cứu

Mật độ trồng

Mật độ trồng không nên quá dày sẽ dễ phát sinh sâu bệnh, khoảng cách trồng thích hợp giữa các hàng là 25cm, cây cách cây là 10cm. Bà con cũng không nên trồng thưa quá sẽ lãng phí diện tích trồng.

Kỹ thuật trồng

Khi bà con đã lựa chọn được cành giống thì tiến hành cắt từng đoạn dài từ 7-10 cm và cắm xuống luống trồng đã chuẩn bị sâu từ 3-5cm. Nên cắt bớt lá trên cành giống trước khi trồng để giảm thoát hơi nước và kích thích cây nhanh ra lá mới. Tuy nhiên, không nên cắt hết bởi như vậy cây sẽ không quang hợp được mà chết. Sau trồng cần tưới nước ngay để giữ ẩm và phủ lớp cỏ khô hay rơm rạ lê trên sẽ giúp hạn chế cỏ dại.

Chăm sóc cây ngải cứu

Tưới nước: Cây ngải cứu ưa ẩm nên bà con cần tưới nước thường xuyên sẽ giúp cây sinh trưởng tốt, đặc biệt là giai đoạn cây con. Có thể sử dụng vòi xịt hoặc tưới phun mưa tưới đẫm 1-2 lần/ngày.

Làm cỏ: Thường xuyên nhổ sạch cỏ dại để không cạnh tranh dinh dưỡng với cây trồng, nhất là giai đoạn mới trồng. Khi cây to thì cỏ dại sẽ mọc ít hơn.

Bón phân: Tùy theo nhu cầu và giai đoạn của cây mà chúng ta bón liều lượng tương ứng. Giai đoạn sau khi trồng 10 – 15 ngày và sau thu hoạch 7-10 ngày, bà con bón khoảng 20-30g/m2. 

Sâu bệnh hại: Cây ngải cứu rất ít bị côn trùng và sâu bệnh hại tấn công. Tuy nhiên, có một số loại thường gây hại cây là rệp mềm, châu chấu, sâu khoang,… bà con có thể áp dụng phương pháp thủ công như bắt bằng tay, bẫy côn trùng. Bà con nên hạn chế dùng thuốc hóa học để bảo vệ các loại vi sinh vật có lợi tiêu diệt loài gây hại. Chẳng hạn như ong ruồi bắt sâu, bắt ấu trùng hay ấu trùng bọ rùa sẽ ăn rệp sáp…

Thu hoạch ngải cứu

Nếu bà con trồng ngải cứu để làm rau, chế biến món ăn thì có thể thu hoạch sau 30-40 ngày, khi cây chưa ra hoa. Nếu trồng mục đích làm dược liệu thì thời gian thu hoạch sẽ dài hơn khi mà cây đã ra hoa vì lúc này cây mới có dược tính cao nhất.

Cách trồng cây ngải cứu làm rau ăn rất đơn giản nhưng khi bà con trồng trên diện tích rộng để kinh doanh thì cần chú ý kỹ thuật trồng và chăm sóc hợp lý. Hiểu rõ kỹ thuật đúng để trồng cây ngải cứu sẽ giúp bà con canh tác hiệu quả, đạt năng suất cao nhất, từ đó nâng cao giá trị kinh tế.

2.5/5 - (4 votes)

    Để lại một Bình luận

    Copyright 2023 – MobiFone

    Trung tâm Dịch vụ số MobiFone – Chi nhánh Tổng Công ty Viễn thông MobiFone

    Giấy ĐKKD: 0100686209-087
    Đăng ký thay đổi lần thứ 6 ngày 16/06/2023 cấp bởi Sở KHDT thành phố Hà Nội.

    Phát triển và vận hành sản phẩm: Công ty cổ phần giải pháp thời tiết WeatherPlus

    DMCA.com Protection Status

    Khám phá

    Liên hệ

    Trụ sở: Số 01 Phạm Văn Bạch, phường Yên Hòa, quận Cầu Giấy, TP Hà Nội

    Tải ứng dụng

    error: Content is protected !!