Cách trồng cây phật thủ đúng kỹ thuật, cây sai quả

Quả phật thủ là loại quả không thể thiếu trong mâm ngũ quả ngày Tết của người Việt. Cây phật thủ dễ trồng nhưng rất “khó tính” đòi hỏi sự tỉ mỉ và nhiều công chăm sóc. Hiểu được điều đó, hôm nay mobiAgri sẽ hướng dẫn bà con cách trồng cây phật thủ sai trĩu quả quanh năm.

Cây phật thủ có mùi thơm đặc trưng được trồng để làm cảnh giúp trừ tà mang đến tốt lành cho gia chủ. Cây có thể ra quả từ năm thứ 2 và cho quả quanh năm tùy cách chăm bón. Quả phật thủ có hình giống bàn tay Phật ruột xốp đặc nhưng thuộc họ cam quýt chứa nhiều vitamin và khoáng chất. Trong quá trình chăm sóc cây phật thủ, bà con cần đặc biệt chú ý từ khâu chọn giống, đất, phân bón, cắt tỉa tạo tán và phòng trừ sâu bệnh hại.

Đặc điểm chung về cây phật thủ

Đặc điểm hình thái

Tên khoa học của cây phật thủ là Citrus medica var. sarcodactylis, là cây ăn quả thuộc họ Cam Quýt, có nguồn gốc từ Ấn Độ, Trung Quốc.  Phật thủ là loại cây thân gỗ nhỏ, rễ chùm, khi cây trưởng thành cao 2-2,5m. Thân cây màu xanh và khi về già chuyển sang màu nâu. Lá màu xanh sẫm, hình bầu dục, cuống ngắn, mép lá hình răng cưa gợn sóng.

Hoa phật thủ có 5 cánh mọc từng chùm với 3 màu trắng, đỏ, tím. Phật thủ ra hoa nhiều lần trong năm. Quả có hình dáng đặc biệt giống như bàn tay Phật giống như tên gọi của nó. Quả màu xanh khi chín sẽ chuyển sang màu vàng, mùi thơm nhẹ.

Ý nghĩa đặc biệt của phật thủ

Cây Phật thủ có hình dáng của bàn tay Phật tượng trưng cho sự che chở, bảo vệ tránh khỏi điều xấu, xua đuổi tà khí mang lại sự bình yên cho gia chủ. Quả Phật thủ được dùng để làm mâm ngũ quả ngày Tết với mong muốn một năm bình an, may mắn, thuận lợi trong công việc, đời sống.

Ngoài ra, quả phật thủ còn có ý nghĩa thể hiện sự tôn kính dành cho người đã khuất.

Tác dụng của phật thủ

Quả phật thủ được xem là một loại thuốc quý trong dân gian hỗ trợ và điều trị các bệnh như khó tiêu, đau dạ dày, viêm gan, đầy bụng, đau bụng,… Ngâm quả phật thủ với rượu còn giúp điều trị đau bụng kinh, viêm phế quả, ho đờm. Ngoài ra, bạn cũng có thể nấu nước quả phật thủ mỗi ngày để điều trị bệnh về tiêu hóa và chữa ho rất hiệu quả.

Quả phật thủ còn được sử dụng để làm mứt hay nấu trà sẽ giúp điều trị đau dạ dày, ợ chua, đầy hơi, buồn nôn,… Bên cạnh đó, quả phật thủ còn được dùng chế biến các món ăn tốt cho sức khỏe như gà hấp lá sen, canh súp phật thủ, ruột heo hầm phật thủ,…

Chuẩn bị trước khi trồng

Thời vụ trồng

Bạn có thể trồng Phật thủ bất kỳ vào thời điểm nào trong năm, thích hợp nhất là vụ Đông Xuân trồng tháng 2-3, vụ Thu Đông từ tháng 8-10.

Chọn giống

Cây Phật thủ chủ yếu được nhân giống bằng phương pháp ghép cành và chiết cành. Để tiết kiệm thời gian thì bạn nên mua giống bán sẵn tại các cửa hàng giống uy tín.

Dụng cụ trồng

Bạn có thể tận dụng mảnh đất trống trong vườn hoặc bao xi măng, thùng xốp, khay chậu, bao tải để trồng phật thủ. Lưu ý, dưới đáy dụng cụ trồng phật thủ cần đục lỗ thoát nước.

Đất trồng và bón lót

Đất thích hợp để trồng phật thủ là đất cát pha, nhiều dinh dưỡng, thoát nước tốt và có pH từ 5,5-6,5.

Nên bón lót với 1kg vôi bột, 10-15kg phân chuồng hoai mục, 1kg phân lân và 10-15kg tro trấu rồi phơi ải từ 15 – 20 ngày trước trồng để xử lý mầm bệnh còn tồn dư trong đất.

Cách trồng cây phật thủ

* Cành chiết: Trước khi trồng ra ruộng thì nên giâm cành với mật độ hàng cách hàng 50cm, cây cách cây 40cm. Khi cây cao khoảng 1m trồng được 4-5 tháng thì chuyển ra ruộng trồng. Hố trồng phật thủ có kích thước 0,6×0,6×0,6m. Tiến hành trồng bằng cách đào một lỗ nhỏ giữa mô đất và đặt cây con vào, chú ý cắt bỏ bao đựng bầu rồi lấp đất chặt, có thể cắm cọc để cố định cây. Nếu trồng ở khu vực thấp thì cần có hệ thống tiêu thoát nước và đắp mô cao 0,5-0,6m. Nếu trồng vùng đất cao, mặt đất bằng phẳng thì đắp mô cao 0,3-0,8m còn mặt đất nghiêng thì không cần vun mô.

* Cành ghép: Nếu sử dụng cành ghép để trồng thì bạn có thể trồng ngay xuống đất với mật độ trồng thích hợp để cây quang hợp, phát triển tốt là hàng cách hàng 5m, cây cách cây 4m.

Chăm sóc cây phật thủ

Tưới nước: Sau trồng bạn chỉ cần tưới nước vừa phải cho cây khoảng 2-3 ngày/lần. Lưu ý, mùa Đông đảm bảo không cho gió lạnh vào cây, điều chỉnh lượng nước tưới, giữ ẩm vừa.

Tỉa cành, tạo tán: Cây phật thủ rất rễ rụng lá nên bạn cần kịp thời tỉa bớt chồi ngọn để giữ lá. Để cây thông thoáng hấp thụ ánh sáng mặt trời tăng khả năng quang hợp thì cần thường xuyên cắt tỉa cành sâu bệnh, cành vượt giúp cây phát triển cân đối.

Bón phân: Phân bón là phần không thể thiếu trong quá trình chăm sóc cây phật thủ để kịp thời bổ sung dinh dưỡng nuôi cây, nuôi quả. Năm thứ nhất cần bón thúc với lượng 1 muỗng canh phân urê pha với 10 lít nước tưới cho cây. Mỗi năm tưới 3-4 lần. Nên bổ sung phân hữu cơ để bổ sung yếu tố trung vi lượng cho cây.

Từ năm thứ 2 bón từ 10 – 50g phân urê mỗi cây. Chia làm 3-4 đợt bón vào gốc hoặc pha nước tưới.

Xới xáo, làm cỏ: Để hạn chế cỏ dại, bạn nên thực hiện phủ gốc cây phật thủ bằng cỏ, rác, rơm rạ, cây phân xanh. Lưu ý, sau mỗi trận mưa to thì cần xới phá váng để đất thoáng khí tránh phát sinh nấm bệnh hại. Mỗi năm cần xới gốc 2-3 lần và xới 1 lần toàn bộ diện tích.

Xử lý ra quả dịp Tết: Sau 1 năm trồng, bạn có thể tiến hành xử lý được cây ra hoa. Để cây cho quả dịp Tết cần thực hiện như sau: Vào tháng 3 âm lịch, bạn dùng dao sắc tiện 1 vòng tròn quanh thân cây 2 lần, mỗi lần cách nhau 10 ngày. Tiếp theo, mỗi gốc phật thủ bón từ 100-200g kali. Sau đó, vào tháng 4 âm lịch thì tiến hành tưới thuốc kích thích ra hoa 1-2 lần. Khoảng 1 tháng sau cây sẽ nở hoa và đến Tết đậu quả là vừa. Các năm tiếp theo, bạn chỉ cần bón kali vào tháng 3 và phun kích thích ra hoa là được.

Sâu bệnh hại: Các loại sâu bệnh chính gây hại cho phật thủ gồm:

Sâu vẽ bùa: Chúng thường gây hại chủ yếu vào giai đoạn quả non. Khi thấy chúng xuất hiện bà con có thể sử dụng thuốc có tính nội hấp như polytrin.

Nhện đỏ: Để xử lý ấu trùng, thành trùng của nhện đỏ, bạn có thể dùng thuốc comite hoặc detect.

Rầy: Đây là trung gian truyền bệnh vàng lá. Để phòng trừ, bạn có thể dùng 1 trong các thuốc Aplaud MIPC nồng độ 25% hoặc Admire 50ND, Basan 50ND, BTN, Trebon 10ND.

Bệnh thối gốc, chảy nhựa: Bệnh chủ yếu gây hại rễ. Bạn phòng trị bệnh bằng cách sử dụng 1 trong các thuốc sau Captan 75 BHN, Coper Zine hoặc aliet 80 BHN.

Thu hoạch

Nếu cây phật thủ được chăm sóc tốt thì sẽ được thu hoạch sau 1 năm trồng và tiếp tục đậu quả trong 5 năm tiếp theo.

Khi quả chín, tiến hành thu quả khi trời mát và không nên thủ khi có sương mù nhiều hay sau cơn mưa vì sẽ dễ khiến quả bị ẩm thối.

Để bảo quản quả phật thủ được lâu, bền màu thì định kỳ 5-7 ngày bạn dùng rượu trắng để lau bụi bẩn trên quả.

Như vậy, so với cây trồng khác thì cách trồng cây phật thủ có nhiều vấn đề cần chú ý hơn bởi vậy nó là loại cây mang lại giá trị kinh tế cao. Ngoài việc áp dụng cách trồng ở trên thì yếu tố ngoại cảnh cũng như cách chăm sóc để trái đẹp vô cùng quan trọng. Chúc bạn trồng thành công và có những cây phật thủ sai trĩu quả.

1/5 - (2 votes)

    Để lại một Bình luận

    Copyright 2023 – MobiFone

    Trung tâm Dịch vụ số MobiFone – Chi nhánh Tổng Công ty Viễn thông MobiFone

    Giấy ĐKKD: 0100686209-087
    Đăng ký thay đổi lần thứ 6 ngày 16/06/2023 cấp bởi Sở KHDT thành phố Hà Nội.

    Phát triển và vận hành sản phẩm: Công ty cổ phần giải pháp thời tiết WeatherPlus

    DMCA.com Protection Status

    Khám phá

    Liên hệ

    Trụ sở: Số 01 Phạm Văn Bạch, phường Yên Hòa, quận Cầu Giấy, TP Hà Nội

    Tải ứng dụng

    error: Content is protected !!