Cúc họa mi “đốn tim” không ít chị em nhờ vẻ đẹp mong manh, tinh khôi. Cách trồng cúc họa mi khá đơn giản, chỉ cần áp dụng đúng kỹ thuật bạn đã sở hữu một vườn hoa đẹp như ý.
Nội dung bài viết
Tìm hiểu về cúc họa mi
Cúc họa mi hay còn sở hữu tên gọi khác là cúc La Mã, loài này có tên khoa học là Matricaria chamomilla, có nguồn gốc xuất từ các nước châu Âu, sinh trưởng mạnh trong vùng khí hậu cận ôn đới.
Hiện nay, cúc họa mi được nhân giống và trồng tại nhiều quốc gia trên thế giới. Vẻ đẹp mong manh, thuần khiết của loài hoa này đã khiến nó trở thành loài hoa được đông đảo người dân yêu thích.
Đặc điểm của cúc họa mi
Cúc họa mi có thân vươn cao, nhiều cành nhánh, phía đầu nhánh thường mọc những bông hoa có kích thước nhỏ, mềm mại, màu trắng bao quanh nhụy vàng đậm. Ngoài cúc họa mi trắng, hiện nay còn có cúc họa mi vàng, đỏ hồng hoặc tím.
Thời điểm trồng cúc họa mi thường vào khoảng cuối mùa thu, đến khoảng đầu đông, hoa sẽ nở rộ. Đây cũng là thời điểm đi đâu chúng ta cũng bắt gặp những khoảnh khắc phái đẹp đang chụp hình bên cạnh những đóa cúc họa mi khoe sắc.
Cách trồng cúc họa mi
Chuẩn bị
Trước hết, bạn cần chuẩn bị hạt giống hoa tốt. Nên mua hạt giống có xuất xứ rõ ràng. Tiếp đó, bạn nên ngâm hạt trong nước ấm ít nhất 10 giờ.
Đất để ươm hạt giống cúc họa mi cũng phức tạp hơn một chút. Bạn cần pha trộn đất Akadama hạt nhỏ với đất mùn, đất có rêu theo tỷ lệ 1:1. Ngoài ra, bạn cần đảm bảo đất luôn ẩm và khu vực trồng có thoát nước tốt.
Cách gieo hạt
Sau khi ngâm đủ thời gian, bạn tiến hành gieo hạt cúc họa mi ở độ sâu khoảng 0.5cm. Nhiệt độ thích hợp để gieo hạt là khoảng 25 độ C. Sau khi gieo hạt, bạn cần phủ bên trên một lớp đất mỏng và dùng bình xịt xịt ẩm nước cho hạt nảy mầm.
Sau khoảng 1 tháng, hạt giống hoa sẽ nảy mầm và mọc lá, phát triển tốt. Thời gian này, bạn nên làm cỏ, vun xới đất. Khi cây sinh trưởng được khoảng 10 ngày, bạn cần bấm ngọn cho cây, tiếp đó, lần bấm ngọn tiếp theo sẽ cách thời gian bấm ngọn lần đầu ít nhất nửa tháng.
Muốn hoa chính nở to và đẹp, bạn cần bấm nụ phụ của hoa và nên cắt bỏ các nhánh nhỏ, nhánh bị sâu bệnh để cây tập trung dinh dưỡng nuôi nhanh chính. Ngoài ra, bạn cũng cần tưới nước cho cây dạng phun sương để đảm bảo toàn bộ lá, thân cây, nụ hoa đều được hấp thụ nước tối đa.
Kỹ thuật chăm sóc
Muốn cúc họa mi nở rộ, kỹ thuật chăm sóc rất quan trọng. Cúc họa mi là loài ưa sáng, do đó, bạn cần trồng loài cây này trong khu vực thoáng đãng, có ánh sáng tốt tuy nhiên tránh cây có tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời gay gắt.
Vào cuối thu, đầu đông, cúc họa mi sinh trưởng mạnh nhất do nhiệt độ tương đối mát mẻ. Tuy nhiên nếu trồng quá muộn, vào chính đông, thời tiết lạnh cây cũng sẽ dễ chết hơn. Cúc họa mi là loài không ưa ẩm, nên nếu tưới nước bạn chỉ cần tưới 1 lần trong ngày. Việc cần thiết là làm cỏ thường xuyên để hạn chế cỏ dại hút hết chất dinh dưỡng trong đất.
Công dụng của cúc họa mi
Ngoài việc được sử dụng để trang trí, làm đẹp cho không gian, cúc họa mi còn có nhiều ích lợi đối với sức khỏe.
Thanh nhiệt
Hoa cúc họa mi sau khi được rửa sạch sẽ đem phơi khô làm trà uống hàng ngày. Chỉ cần thêm vào cùng với cúc họa mi một vài lát cam thảo cũng giúp giải độc gan, giúp cơ thể thanh mát.
Dưỡng da
Với khả năng thanh lọc gan tốt, nên trà hoa cúc họa mi giúp da đẹp từ sâu bên trong cơ thể, giúp vết thâm nhanh mờ đặc biệt với người thường xuyên thức khuya, bị thâm quầng mắt.
Lưu thông khí huyết
Khi xông mặt hoặc tắm, bạn có thể thả cúc họa mi vào nước nóng, thư giãn với mùi thơm thoang thoảng của hoa. Các tinh chất có trong hoa cúc họa mi sẽ tiết ra và giúp lưu thông rất hiệu quả.
Giảm việc dị ứng
Những làn da nhạy cảm thường dễ bị dị ứng, bạn chỉ cần sử dụng cúc họa mi cùng với lá hương thảo đun sôi, để nguội rồi sử dụng nước này để rửa mặt hàng ngày sẽ thấy kết quả cải thiện đáng kể.
Trên đây là cách trồng cúc họa mi và kỹ thuật chăm sóc cây đúng cách. Áp dụng phương pháp này, bạn sẽ nhanh chóng sở hữu những chậu cúc họa mi đẹp, vừa trang trí cho ngôi nhà vừa có tác dụng tốt cho sức khỏe.