Cách trồng hẹ đơn giản, tốt mơn mởn ăn quanh năm

Cây hẹ được biết đến là nguyên liệu chế biến món ăn giàu dinh dưỡng mà nó còn được xem là loại thuốc quý lành tính. Vậy bạn đã biết cách trồng hẹ đạt hiệu quả cao, thu hoạch nhanh chưa? Nếu chưa hãy cùng mobiAgri tìm hiểu trong bài viết sau đây.

Hiện nay, bà con trồng hẹ nhiều bởi vốn đầu tư thấp, nhanh thu hoạch, ít công chăm sóc nhưng mang lại hiệu quả kinh tế cao. Các gia đình ở thành phố không có đất vườn có thể tận dụng khoảng trống trong nhà, nơi nhiều ánh sáng để trồng hẹ trong thùng xốp hoặc trồng hẹ thủy canh. Bạn hãy tự tay mình trồng hẹ để không phải lo an toàn thực phẩm cho gia đình. Cách trồng hẹ rất đơn giản, bạn hãy tham khảo ngay dưới đây nhé.

Tìm hiểu về cây và công dụng của cây hẹ

Đặc điểm hình thái

Cây hẹ có tên khoa học là Alanin Odorum, thuộc họ hành tỏi, là cây thân thảo. Mỗi cây hẹ thường có 4-5 lá dài khoảng 25-30cm, đầu lá mũi kim. Hoa có màu trắng mọc từ gốc, cuống hoa dài trên 10cm hình tam giá. Quả hẹ có đường kính khoảng 3-4cm. Hạt hẹ nhỏ, đen.

Cây hẹ phát triển tốt ở điều kiện nhiệt độ mát 20-25 độ, ánh sáng mạnh. Rễ hẹ ăn nông, chịu hạn và chịu úng kém.

Công dụng của cây hẹ

Hẹ được sử dụng như một loại rau gia vị không những để chế biến các món ăn ngon mà còn có tác dụng tốt cho sức khỏe. Nó giúp tăng cường sức đề kháng, phòng ngừa cảm cúm khi thời tiết thay đổi. Hẹ có công dụng trị ho, tiêu chảy và cảm cúm hiệu quả. Ngoài ra, hẹ còn có thể điều trị nhiều chứng bệnh như đau lưng, táo bón, nhiễm trùng da, nhiễm giun…   

Lá hẹ để muối dưa, làm bánh xèo, rán trứng; củ hẹ dùng muối chua và ăn như rau sống. Bên cạnh đó, cây hẹ còn trồng làm cảnh, mùi hương của nó giúp đuổi côn trùng.

Lựa chọn thời vụ và chuẩn bị trước khi trồng hẹ

Thời vụ trồng hẹ thích hợp

Cây hẹ có thể trồng quanh năm nhưng thích hợp nhất để trồng là từ tháng 10-11 và thu hoạch vào dịp Tết âm lịch.

Chuẩn bị trước khi trồng

Nguyên vật liệu trồng

Bạn có thể sử dụng đồ vật có sẵn như chai nhựa, thùng xốp, bao xi măng, chậu để trồng hẹ. Độ sâu của dụng cụ trồng hẹ cần đạt khoảng 15-20cm để rễ có thể phát triển được. Lưu ý, dụng cụ trồng hẹ cần phải sạch và dưới đáy có lỗ thoát nước.

Đất trồng

Hẹ thích hợp trồng trên đất tơi xốp, màu mỡ, tốt nhất là đất thịt, thịt pha cát, đất có khả năng tiêu thoát nước tốt. Sau 10-12 tháng phá bỏ gốc, bà con tiến hành cày lật đất tầng sâu lên tầng trên.

  • Làm đất: Đất trồng hẹ cần được làm sạch cỏ, bón lót vôi và phơi khô đất 15-20 ngày để cây hạn chế sâu bệnh, sinh trưởng tốt.
  • Lên luống: Kích thước luống cao 0,2-0,3m, rộng 0,8-1m, rãnh sau từ 20-30cm nhằm hạn chế ngập úng, thoát nước tốt vào mùa mưa. (Việc lên luống chỉ thực hiện nếu bạn trồng ngoài ruộng vườn).

Giống

Bà con có thể trồng hẹ bằng hạt hoặc trồng hẹ bằng củ có sẵn. Hạt giống hẹ nên mua ở các cửa hàng giống uy tin và xem hạn sử dụng. Nếu bạn áp dụng cách trồng bằng củ có thể xin một khóm hẹ về trồng, chỉ cần đào gốc có củ, tỉa bỏ lá vàng úa, cắt rễ hỏng và cắt ngang thân sao cho cách gốc 5-7cm.

Có 2 giống hẹ phổ biến là:

  • Giống lá lớn: được trồng trên diện tích lớn, năng suất cao nhưng chất lượng kém hơn.
  • Giống lá nhỏ: ăn ngon hơn nhưng năng suất thấp được trồng trên diện tích ít.

Cách trồng hẹ và chăm sóc

Cách trồng hẹ bằng thân

Chọn nhánh củ hẹ khỏe, tách hẹ riêng thành từng tép và trồng 3-4 tép một cụm trồng xuống đất. Khoảng cách trồng giữa các cụm là 15×15 cm. Sau khi trồng hẹ xuống đất, bà con dùng tay ấn chặt quanh gốc để cây không bị đổ hay rửa trôi nước. Tiếp theo, phủ rơm rạ lên trên và tưới nước ẩm cho hẹ mới trồng. Khoảng 5-7 ngày, nhánh hẹ sẽ mọc mầm,

Cách trồng hẹ bằng hạt

Hạt giống hẹ cần được xử lý trước khi gieo bằng cách ngâm vào nước ấm hoặc pha theo tỷ lệ 2 sôi 3 lạnh trong 4-5 giờ.  Sau khi gieo rải 1 lớp đất mỏng và phủ 1 lớp rơm rạ lên. Khi cây cao 10-15cm thì tiến hành trồng.

Chăm sóc cây hẹ xanh mơn mởn

  • Tưới nước: Giai đoạn mới trồng, bà con nên tưới nước định kỳ 3 lần/ngày, khi hẹ đã bén rễ phát triển tốt thì tưới 2 lần/ngày, tránh tưới vào buổi trưa.
  • Làm cỏ: Mỗi lần bón phân, bà con cần kết hợp làm sạch cỏ dại để không cạnh tranh dinh dưỡng của hẹ. Thường xuyên xới xáo, vun nhẹ đất.
  • Bón phân: Bón lót đợt 1 cho hẹ sau trồng 7-10 ngày bằng phân hữu cơ, phân bò, phân dê, phân gà, phân trùn quế… Định kỳ khoảng 15-20 ngày thì bón đợt tiếp theo.

  • Phòng trừ sâu bệnh hại: Bà con chú ý phòng trừ các loại sâu bệnh hại sau:

+ Sâu đục gân lá: sâu gây hại lá có màu trắng, sọc, để điều trị có thể phun Match 50ND, Success 25SC,…

+ Bệnh vàng lá: biểu hiện lá vàng từng chùm, để phòng trừ bà con giảm nước, giảm phân, rải tro bếp và vôi theo tỷ lệ 1:5

+ Bệnh thối nhũn: Để phòng trừ cách duy nhất là nhổ bỏ tránh lây lan.

Cách thu hoạch hẹ đúng kỹ thuật

Sau 55-60 ngày trồng, chúng ta có thể thu hoạch lá hẹ đợt đầu tiên. Do hẹ có khả năng tái sinh nên khi cắt lá để sử dụng, bạn hãy chừa 1 đoạn cách mặt đất 2-3cm và bón thúc cho cây phát triển lá và củ.

Sau khoảng 30-35 ngày kể từ thời điểm thu hoạch đợt 1, chúng ta có thể hái lá hẹ đợt 2. Các đợt thu lá tiếp theo cách nhau khoảng từ 30-35 ngày. Như vậy, bà con có thể thu hái quanh năm.

Như vậy, trồng hẹ không hề khó như chúng ta nghĩ, bà con chỉ cần dành chút thời gian để trồng và chăm sóc là đã có những khóm hẹ xanh tốt ăn quanh năm. Hi vọng những chia sẻ ở trên sẽ giúp bà con trồng hẹ thành công đạt năng suất cao nhất bởi đây cũng là kỹ thuật trồng hẹ làm giàu của nhiều nông dân. Nếu còn thắc mắc gì thì bà con hãy để lại bình luận bên dưới.

1.3/5 - (3 votes)

    2 Comments

    1. thanhlp
      Tháng Sáu 14, 2023

      cảm ơn bạn, thông tin đầy đù, tôi đang cần trồng cây hẹ

    2. thanhlp
      Tháng Sáu 14, 2023

      thực hành theo tôi thấy rất đơn giản.

    Để lại một Bình luận

    Copyright 2023 – MobiFone

    Trung tâm Dịch vụ số MobiFone – Chi nhánh Tổng Công ty Viễn thông MobiFone

    Giấy ĐKKD: 0100686209-087
    Đăng ký thay đổi lần thứ 6 ngày 16/06/2023 cấp bởi Sở KHDT thành phố Hà Nội.

    Phát triển và vận hành sản phẩm: Công ty cổ phần giải pháp thời tiết WeatherPlus

    DMCA.com Protection Status

    Khám phá

    Liên hệ

    Trụ sở: Số 01 Phạm Văn Bạch, phường Yên Hòa, quận Cầu Giấy, TP Hà Nội

    Tải ứng dụng

    error: Content is protected !!