Cách trồng lan kim tuyến làm thuốc chữa bệnh

Lan kim tuyến được biết đến như một thần dược của núi rừng Tây Bắc có thể chữa được bách bệnh với vẻ đẹp hoang dã, kì bí. Vì thế, có rất nhiều người đang quan tâm đến loại cây này. Hiểu được điều đó, hôm nay mobiAgri sẽ hướng dẫn cách trồng lan kim tuyến .

Với đặc tính khó trồng và chăm sóc nên cây lan kim tuyến được cho vào danh sách đỏ cần được bảo vệ. Đây là loại cây dược liệu quý hiếm có công dụng bồi bổ khí huyết, tăng cường sức khỏe. Hiện nay, ngoài việc khai thác cây để làm thuốc chữa bệnh nó còn được yêu thích trồng chậu tại nhà vì màu sắc xinh xắn, hình sáng nhỏ nhắn, bắt mắt. Vậy để biết cách trồng lan kim tuyến mời bạn cùng chúng tôi theo dõi bài viết dưới đây.

Giới thiệu chung về lan kim tuyến 

Đặc tính sinh vật học

Lan kim tuyến có tên khoa học là Anoechilus roxburglihayata, tên gọi khác là lan gấm, nam trùng thảo, giải thủy tơ, lan kim tuyến lông cứng,…

Lan kim tuyến là cây thân thảo có tuổi thọ lâu năm, rễ dài đâm thẳng xuống đất. Thân khí sinh có đường kính từ 3-5cm, có nhiều lông, màu xanh trắng đôi khi có màu hồng nhạt, mọng nước, nhẵn bóng. Lá kim tuyến hình trứng, nhọn về phần ngọn, mũi ngắn ở chóp, mọc xoắn quanh thân, xòe trên mặt đất, lá có màu nâu đỏ,, gân lá hình mạng nhện, cuống dài 1cm, màu xanh trắng, bẹ lá màu đỏ tía.

Hoa mọc thành chùm ở đầu ngọn, mỗi chùm hoa có từ 5-10 hoa trắng, có từ 5-8 râu mỗi bên, hoa thường nở vào tháng 9-12 hàng năm, ra quả từ tháng 12 đến tháng 3 năm sau.

Ý nghĩa và công dụng lan kim tuyến

Cây lan kim tuyến có vị ngọt, hơi chát một chút, có tính mát, được ăn như một món rau, không độc tố, có tác dụng tăng cường sức khỏe, không độc tố, tăng cường sức khỏe, lưu thông khí huyết, chữa thần kinh suy nhược, đau họng, phong thấp,…

Đặc biệt, lan kim tuyến còn được sử dụng để điều trị các bệnh về gan như viêm gan, men gan cao, xơ gan,… bệnh tiểu đường. Các hoạt chất trong lan kim tuyến còn có khả năng ngăn ngừa và điều trị cho bệnh nhân ung thư.

 

Trong y học hiện đại, cây lan kim tuyến cũng được công nhận là thảo dược quý hiếm cần được bảo vệ.

Ngoài ra, với hình dáng nhỏ nhắn, xinh xắn, màu sắc đẹp mắt, cây lan kim tuyến còn được trồng để làm cảnh trang trí bàn làm việc, cửa sổ tạo không gian thư giãn, thoải mái.

Cách trồng lan kim tuyến đúng cách

Chuẩn bị giá thể trồng

Việc chuẩn bị giá thể và giống cây lan kim tuyến là bước vô cùng quan trọng. Xử lý giá thể trồng lan kim tuyế: Trộn đất trồng lan kim tuyến với rễ dương xỉ theo tỷ lệ 3:1. Lưu ý, dương xỉ cần được phơi khô, cắt nhỏ và ngâm trong nước sạch 1 giờ. Tiếp theo trộn phân chuồng hoai mục, xơ dừa theo tỷ lệ 3:2 cùng với hỗn hợp vừa trộn. Sau đó, phơi khô và ngâm trong nước vôi loãng 6 giờ, cắt nhỏ và để ráo. Trước khi trồng cây 1 tuần, bạn cần trộn đều hỗn hợp ủ với nước vôi loãng khoảng 6 giờ để xử lý mầm bệnh

Về giống cây lan kim tuyến thì bạn nên chọn mua giống tại các đơn vị cung ứng uy tín, chất lượng trên thị trường để đảm bảo tỷ lệ sống sau trồng. Chú ý, chọn những cây sống khỏe mạnh, không sâu bệnh, bộ rễ và mầm non phát triển tốt.

Hướng dẫn trồng đúng cách

Để phòng trừ sâu bệnh sau trồng giúp cây sinh trưởng phát triển tốt thì bạn nên ngâm cây con trong chế phẩm kích thích mọc rễ, đồng thời xử lý bằng thuốc trừ nấm bệnh.

Tiến hành trồng lan kim tuyến theo bụi và mỗi bụi từ 4-5 cây, khoảng cách giữa các bụi từ 50-80cm. Chú ý dùng tay nèn chặt xung quanh giá thể gần bụi để giúp cây thẳng đứng và rễ cần chìm dưới giá thể. Sau khi trồng xong thì sử dụng nilong hoặc lưới vải bọc kín giá thể từ 6-8 ngày, sau khi cây hồi xanh thì từ từ tháo bỏ và tiếp tục chăm sóc bình thường.

Bí quyết chăm sóc lan Kim tuyến

Tưới nước: Với việc chăm sóc lan kim tuyến thì yếu tố nước tưới là quan trọng nhất. Bạn nên dùng biện pháp tưới phun sương từ 1-2 lần tùy thuộc vào độ ẩm không khí. Chú ý tránh tưới nhiều nước làm cây bị thối nhũn.

Nhiệt độ thích hợp cho cây lan kim tuyến phát triển tốt là từ 24-30 độ. Khi nhiệt độ quá cao thì cần dùng máy phun sương giúp tăng độ ẩm.

Phân bón: Sau khi trồng được 3 tháng, bạn tiến hành bón phân pha loãng ure với lượng 5g cùng 5 lít nước tưới cho cây định kỳ 1 tuần/lần. Bạn có thể dùng phân bón NPK với liều lượng thấp pha loãng để tưới định kỳ cho cây.

Phòng chống sâu bệnh hại

Các loài sâu hại chính tấn công lan kim tuyến là sâu khoang, rầy nâu, ốc sên, nhện đỏ,… khiến cây thiếu dinh dưỡng, héo ngọn, các chồi non bị tổn thương ảnh hưởng đến sự phát triển của cây. Bạn có thể áp dụng biện pháp thủ công để bắt tay, phun xịt cồn/xà phòng hoặc sử dụng các chế phẩm sinh học từ ớt, dịch tỏi, chế phẩm Bio B,…

Một số loại bệnh gây hại chính là vàng lá, thối thân, thán thư, nấm hại,… do nấm và vi khuẩn gây nên làm cây héo đột ngột khi lá còn xanh, rễ hoặc lá không còn màu xanh diệp lục nên không quang hợp,… Để phòng trị bạn nên loại bỏ các cây bị bệnh và tiêu hủy chỉ dùng nước sạch, phân bón an toàn và có thể dùng các thuốc trừ sâu sinh học như daconil, Ridomil, mancozeb,… phun định kỳ để phòng bệnh.

Hi vọng rằng với cách trồng lan kim tuyến mà mobiAgri vừa chia sẻ ở trên thì bạn sẽ dễ dàng áp dụng thành công. Lan kim tuyến có nhiều ưu điểm nổi bật nên được mọi người yêu thích nên bạn hãy chia sẻ bài viết này tới bạn bè, người thân để có vườn lan đẹp và làm thuốc ngay tại nhà nhé.

1/5 - (1 vote)

    Để lại một Bình luận

    Copyright 2023 – MobiFone

    Trung tâm Dịch vụ số MobiFone – Chi nhánh Tổng Công ty Viễn thông MobiFone

    Giấy ĐKKD: 0100686209-087
    Đăng ký thay đổi lần thứ 6 ngày 16/06/2023 cấp bởi Sở KHDT thành phố Hà Nội.

    Phát triển và vận hành sản phẩm: Công ty cổ phần giải pháp thời tiết WeatherPlus

    DMCA.com Protection Status

    Khám phá

    Liên hệ

    Trụ sở: Số 01 Phạm Văn Bạch, phường Yên Hòa, quận Cầu Giấy, TP Hà Nội

    Tải ứng dụng

    error: Content is protected !!