Hương vị của mía tím ngọt, thơm, phần thịt mềm hơn so với những giống khác. Hơn nữa loại này cũng ít sâu bệnh, cây dễ thích nghi với điều kiện môi trường. Vì vậy giống mía tím được trồng trên nhiều tỉnh thành ở nước ta. Hãy tìm hiểu kỹ thuật trồng mía tím đơn giản, nâng cao hiệu quả năng suất và chất lượng ngay bài viết dưới đây.
Nội dung bài viết
Giới thiệu giống mía tím
Mía tím còn được gọi với tên khác là mía đen, giống này có lớp vỏ rất cứng. Hương vị của mía tím ngọt, thanh, hàm lượng sucrose và chất xơ ít hơn so với mía xanh. Vì vậy mà những người bị bệnh dạ dày hay các bệnh về lá lách đều có thể ăn loại mía này. Mía tím có thể sử dụng làm một trong nhiều loại thuốc điều trị bệnh rất hiệu quả.
Quy trình trồng mía tím
Để nâng cao chất lượng, năng suất của mía tím người trồng cần có những hiểu biết và kinh nghiệm trồng. Ngoài ra cần phải đảm bảo thực hiện quy trình kỹ thuật, để đạt được hiệu quả cây trồng tốt nhất.
1. Thời vụ trồng mía tím
cây mía được trồng rộng khắp các tỉnh thành ở nước ta. Tuy nhiên theo sự phân bố của điều kiện địa lý, khí hậu mà thời vụ trồng khác nhau. Cụ thể lịch trồng mía như sau:
Khu vực Trung du miền núi phía Bắc: Thời vụ trồng chính thích hợp nhất từ 1/1 – 30/4, vụ trồng phụ từ 1/9 – 30/11.
Khu vực Bắc Trung Bộ: Thời vụ trồng chính thích hợp nhất từ 1/1 – 30/4, vụ trồng phụ từ 1/10 – 15/12.
Khu vực Duyên hải Nam Trung Bộ: Thời vụ trồng chính thích hợp nhất từ 1/4 – 30/6, vụ trồng phụ từ 1/6 – 30/8.
Tây Nguyên: Thời vụ trồng chính từ 1/11 – 1/3, vụ trồng phụ từ 1/5 – 30/6.
Đông Nam Bộ: Thời vụ trồng chính từ 15/10 – 30/12, vụ trồng phụ từ 15/4 – 15/6.
Tây Nam Bộ: Thời vụ trồng chính thích hợp nhất từ 1/4 – 30/6, vụ trồng phụ từ 15/11 – 30/1.
2. Chuẩn bị hom giống, đất trồng
Hom giống: Tận dụng hom giống từ các ruộng mía có sức sinh trưởng tốt, cây khỏe mạnh, ít sâu bệnh, không bị đổ ngã. Nếu không đủ hom giống, có thể mua thêm ở các vườn khác, tuy nhiên cần chọn lọc giống thật kỹ. Ước lượng 1 sào mía sẽ trồng hết khoảng 2000 hom giống (áp dụng đối với loại hom có từ 3-4 mầm).
Đất trồng: Đất để trồng mía cần cày bừa kỹ, nhặt sạch cỏ dại.Cày sâu từ 30-40cm, đối với vùng đất nhiễm phèn thì cày nông hơn. Sử dụng vôi để bón, cày ải lượt cuối giúp phòng trừ sâu bệnh.Sau đó tiến hành tạo rãnh mía, rãnh trồng có độ sâu từ 22-25cm, khoảng cách các rãnh cách nhau chừng 1,2m. Thiết kế hệ thống tưới tiêu hợp lý, sao cho dễ thoát nước vào mùa mưa và tưới nước vào mùa hạn. Đặt hom giống sole, mầm mía phải hướng ra hai bên, đặt xong hãy lấp một lớp đất mỏng để phủ lên.
3. Chế độ chăm sóc, bón phân
Thường xuyên duy trì độ ẩm để hom giống nhanh nảy mầm. Chế độ phân bón phụ thuộc vào đất ruộng, vườn mía tốt hay xấu để đầu tư cho phù hợp. Tỉ lệ phân bón cho 1 sào mía cần 13-15kg đạm ure, 20-25kg lân, 10-13kg kali, khoảng 350kg phân chuồng. Đối với phân chuồng, phân lân bón lót 100%, kali và đạm bón lót khoảng 20%. Số lượng phân bón còn lại nên bón rải.
Nên thường xuyên kiểm tra ruộng, vườn mía để trồng dặm lại những hom mía bị hư hỏng. Tiến hành vun gốc từ 2-3 lần vào thời điểm mía kết thúc đẻ nhánh hoặc khi mía đã có 3 đến 6 lóng.
4. Phòng trừ sâu bệnh cho cây mía tím
Thời gian trồng đến khi thu hoạch cây mía tím khá dài, vì vậy bạn cần phải thường xuyên thăm ruộng, vườn mía để phát hiện sâu bệnh. Cây mía tím thường bị rệp và sâu đục thân tấn công. Vì vậy người trồng cần phòng trừ rệp bằng thuốc ofatox. Đối với bệnh sâu đục thân dùng thuốc Padan để phòng trừ.
Nên rải thuốc Basudin với liều lượng 20kg/ha vào rãnh mía trước khi đặt hom giống. Thường xuyên thăm đồng để loại bỏ những cây mía sâu bệnh, tránh lây lan. Đối với trường hợp cây mía bị nhiễm bệnh than thì phải chặt bỏ ra khỏi ruộng. Tiến hành bóc lá định kỳ để giúp cây sinh trưởng tốt và phòng trừ các bệnh như: Bệnh thối đỏ, bệnh than đen, sâu hại gốc,…
Tiến hành thu hoạch
Giai đoạn chín của mía phụ thuộc vào từng giống mía. Có thể nhận biết qua màu da trên thân mía, màu bóng, sậm, ít phấn, lá mía khô. Giữa gốc và ngọn độ ngọt không quá chênh lệch nhau là có thể thu hoạch được. Sử dụng dao sắc để đốn sát gốc tất cả các cây trên hàng mía. Khâu thu hoạch và vận chuyển nên thực hiện song song với nhau, tránh để quá lâu lượng đường trong mía sẽ giảm. Giá cả mua bán mía tím tùy từng thời điểm sẽ khác nhau. Ngoài ra còn phụ thuộc vào đầu mối thu mua.
Trên đây là những thông tin cơ bản quy trình trồng và thu hoạch mía tím. Chúc bạn áp dụng thành công, đạt năng suất và hiệu quả cao.