Hướng dẫn cách trồng nấm sò đơn giản nhất

Muốn thu hoạch được những đợt nấm sò năng suất cao, bà con cần tuân thủ đúng cách trồng nấm sò đơn giản mà hiệu quả.

Giống như cách trồng nhiều loại nấm khác, nấm sò cần sinh trưởng trong điều kiện về nhiệt độ và độ ẩm thích hợp. Muốn trồng nấm sò, bà con nên tuân thủ đúng các kỹ thuật trồng phù hợp. Trong bài viết này, MobiAgri sẽ giới thiệu chi tiết cách trồng nấm sò đơn giản mà hiệu quả cao.

Tìm hiểu về nấm sò

Loại nấm này có tên khoa học là Pleurotus spp hay còn có tên gọi khác là nấm bào ngư. Chúng có nhiều loại và nhiều màu sắc với những hình dạng khác nhau tùy vào từng điều kiện sinh sống.

Nấm sò được trồng lần đầu tiên tại Đức và hiện nay chúng được trồng nhân rộng trên toàn thế giới. Nấm sò là thực phẩm bổ dưỡng với hàm lượng protein rất cao cùng với các vitamin và axit amin đa dạng.

Hiện nay, tại nhiều gia đình và nhiều vùng đã thực hiện trồng nấm sò để bán với giá trị kinh tế khá cao so với trồng các loại rau chuyên canh.

Thời vụ thích hợp nhất để trồng nấm sò

Nấm sò là loại nấm có thể tiến hành trồng quanh năm, tuy nhiên mùa vụ thích hợp nhất để trồng thường là từ tháng 9 năm trước tới tháng 3 của năm sau.

Một số điều kiện thích hợp để trồng nấm sò như:

  • Nhiệt độ: đối với nhóm chịu lạnh có khoảng nhiệt từ 13 đến 200 độ C, đối với nhóm chịu nhiệt có khoảng nhiệt từ 24 đến 280 độ C.
  • Độ ẩm: 65-70%.
  • Ánh sáng: vừa phải.
  • Độ pH: 7.

Cách trồng nấm sò đúng chuẩn

Muốn trồng nấm sò, bà con cần tuân thủ đúng các điều kiện như sau:

Nguyên liệu và xử lý nguyên liệu

Nguyên liệu thích hợp nhất là rơm rạ, mùn cưa, số lượng khoảng 300kg rơm rạ hoặc mùn cưa mới có thể ủ đống để tiến hành cấy giống.

Trước hết, bà con làm ướt rơm rạ với 0,4kg vôi tôi/1.000 lít nước. Bà con ủ đống cách mặt đất 20cm và có mái che trên nóc tránh trời mưa.

Quá trình ủ cần được đảo 2 lần. Đảo lần 1 sau khi ủ đống khoảng 3 ngày, nhiệt độ đống ủ khoảng 70 độ C là đạt. Lúc này bà con có thể giũ tơi rơm hoặc mùn cưa, nếu rơm hoặc mùn có nước chảy nhỏ giọt là được. Tiếp đó, bà con đảo đống và quây ni-lông ủ lần 2.

Đảo lần 2: Lúc này bà con tiến hành bơm rơm, dài từ 8cm và vắt rơm chỉ còn hơi ướt tay. Tiếp đó, bà con đảo ống ủ và quây ni-lông vào xung quanh.

Đóng túi, cấy giống

Với khoảng 1 tấn nguyên liệu khô như rơm rạ, bà con cần 45kg giống. Bà con tiến hành đóng túi nguyên liệu. Túi ni-lông dùng để đóng nguyên liệu có kích thước khoảng 30 cm x 40cm và gấp vuông ở đáy túi.

Bà con nhồi nguyên liệu vào túi. Ở lớp dưới cùng cấy một lớp giống quanh thành túi, cho tiếp nguyên liệu vào và cấy giống xunh quanh thành túi cho đến khi mỗi túi đạt đủ 4 lớp. Ở lớp trên cùng bà con rắc đều giống trên bề mặt.

Với mỗi bịch, bà con cấy khoảng 50g giống nấm sò. Sau đó, bà con dùng bông sạch cuộn lại thành nút và nút cổ túi ni-lông lại.

Ươm giống

Nhà xưởng để ươm giống cần được vệ sinh sạch sẽ, bà con cần dùng nước vôi đặc quét ở tường, sau đó dùng vôi bột rắc đều lên xung quanh để khử trùng.

Bên cạnh đó, bà con cũng có thể xông bằng dung dịch foocmôn 5%, tỷ lệ pha khoảng 1 lít foocmôn với 8 lít nước và phun sương làm ẩm khắp phòng, đóng cửa trong vòng 2 ngày, sau đó mở cửa phòng cho thông thoáng. Di chuyển các bịch giống vào nhà ươm sợi, xếp các bịch cách nhau 3cm. Sau khoảng 30 ngày, bịch nấm đã lan trắng.

Rạch bịch

Khi bịch nấm lan trắng, các sợi nấm đã bắt đầu lan kín, bà con tiến hành rạch bịch. Trước khi rạch bịch cần bỏ nút bông, nén nhẹ và buộc lại bằng dây chun.

Quá trình rạch nên rạch khoảng 6 vết quanh túi, rạch so le nhau và mỗi vết rạch dài khoảng 3cm, sâu 0,2cm. Xếp bịch lên giá hoặc có thể treo trên dây.

Chăm sóc bịch nấm

Hàng ngày, bà con nên tưới ẩm nền để cung cấp độ ẩm cho nấm. Sau khoảng 1 tuần, những mầm ở vết rạch xuất hiện, bà con tưới phun sương lên bịch nấm 3 lần/ngày và giữ ẩm đều trong phòng trồng nấm.

Nấm sò

Thu hoạch

Khi thấy nấm sò mọc thành cụm, đường kính mũ nấm từ 3 đến 5cm, bà con có thể thu hoạch được. Cách thu hoạch nên hái cả cụm không để sót gốc.

Thu hái xong đợt 1, bà con ngừng tưới nước khoảng 1 tuần để nấm mọc mầm quả thể và chăm sóc để thu hoạch đợt tiếp theo.

Phòng bệnh

Trồng nấm sò bà con nên đề phòng chuột bằng cách đánh bẫy. Đối với các loại côn trùng như ruồi, gián, mối, bà con cần phòng trừ bằng cách dọn sạch các túi nấm đã thu hái. Sau đó vệ sinh phòng trồng sau mỗi đợt nuôi trồng nấm. Ngoài ra, việc tuân thủ đúng kỹ thuật, quy trình, xử lý tốt các nguyên liệu và giống nấm tốt cũng góp phần giúp nấm đỡ mắc các loại bệnh hơn.

Trên đây là cách trồng nấm sò đơn giản, dễ thực hiện. Bà con có thể áp dụng trồng tại nhà hoặc trồng để kinh doanh cũng mang lại hiệu quả kinh tế khá.

Đánh giá bài viết

    Để lại một Bình luận

    Copyright 2023 – MobiFone

    Trung tâm Dịch vụ số MobiFone – Chi nhánh Tổng Công ty Viễn thông MobiFone

    Giấy ĐKKD: 0100686209-087
    Đăng ký thay đổi lần thứ 6 ngày 16/06/2023 cấp bởi Sở KHDT thành phố Hà Nội.

    Phát triển và vận hành sản phẩm: Công ty cổ phần giải pháp thời tiết WeatherPlus

    DMCA.com Protection Status

    Khám phá

    Liên hệ

    Trụ sở: Số 01 Phạm Văn Bạch, phường Yên Hòa, quận Cầu Giấy, TP Hà Nội

    Tải ứng dụng

    error: Content is protected !!