Cách trồng ngô đúng kỹ thuật, năng suất cao

Cây ngô là cây lương thực được trồng phổ biến ở nhiều nước trên thế giới. Ở Việt Nam loại cây này được trồng rất nhiều, rộng khắp các tỉnh thành, từ đồng bằng đến vùng cao. Bởi sức sống khỏe, khả năng thích nghi với điều kiện môi trường tốt. Ngô là thực phẩm cho con người, là nguyên liệu để chế biến bánh, kẹo, bột bắp, chất phụ gia thực phẩm. Ngoài ra, ngô cũng là nguồn thức ăn để chăn nuôi gia súc, gia cầm. Trồng ngô không khó nếu bạn biết cách, hãy cùng MobiAgri đi tìm hiểu kỹ thuật trồng ngô đơn giản, năng suất cao.

Chuẩn bị trồng ngô

Thời vụ trồng: Để đạt được năng suất và chất lượng tốt khi trồng cây bắp nếp, việc xem xét thời vụ trồng phù hợp với từng địa phương là cần thiết. Trong miền Bắc, thời vụ trồng bắp nếp vào vụ Xuân từ tháng 1 đến cuối tháng 2, vụ Hè từ tháng 4 đến cuối tháng 5 và vụ Đông (hoặc Thu Đông) từ tháng 9 đến giữa tháng 10.

Trong miền Trung, có thể trồng bắp nếp vào các vụ như sau: vụ Xuân từ tháng 1 đến tháng 2, vụ Hè từ giữa tháng 4 đến tháng 6, vụ Thu từ giữa tháng 6 đến tháng 8 và vụ Đông từ đầu tháng 9 đến khoảng giữa tháng 10.

Trong miền Nam, cách gieo trồng cây bắp nếp tương tự như miền Trung. Ngoài ra, còn có thể trồng vào vụ Xuân sau khi thu hoạch xong lúa nổi để tăng thêm năng suất. Tóm lại, việc lựa chọn thời điểm trồng phù hợp sẽ giúp cho cây bắp nếp phát triển tốt và cho ra sản phẩm chất lượng tốt.

Đất trồng ngô: Cây ngô có thể sinh trưởng tốt trên nhiều loại đất khác nhau, có thể trồng trên đất đồi, đất bãi, đất ven sông, đất 2 vụ lúa, đất chuyên màu,… Tuy nhiên chất đất phù hợp nhất để cây ngô phát triển là đất có độ màu mỡ cao, nhiều mùn, tầng canh tác dày, độ pH phù hợp từ 6,0 – 7,0.

Chọn giống trồng: Có rất nhiều giống ngô cho bạn lựa chọn như ngô ngọt, ngô bao tử, ngô nếp, ngô tẻ,… Tùy theo sở thích mà mỗi người lựa chọn giống trồng cho phù hợp. Giống trồng rất dễ mua, bạn có thể tìm mua tại các cửa hàng nông nghiệp, siêu thị, sàn thương mại giao tận nơi cho bạn. Số lượng hạt giống tùy thuộc vào diện tích trồng, trồng ngoài ruộng, nương, vườn khác số lượng trồng thùng xốp, chậu cây. Trước khi gieo trồng, để tăng tỉ lệ nảy mầm cho hạt giống hãy ngâm trong nước ấm từ 12-14 giờ. Tỉ lệ pha nước ấm 2 sôi, 3 lạnh ủ trong khăn ẩm. Khi hạt có dấu hiệu nứt nahnh thì lấy ra gieo.

Cách trồng ngô đúng kỹ thuật

Có thể trồng ngô bằng cách gieo hạt hoặc trồng bằng cây trong bầu đã ươm. Cụ thể cách trồng ngô của từng phương pháp như sau:

Gieo trồng bằng hạt: Khi gieo hạt, nên đưa 2-3 hạt vào mỗi hốc và chỉ nên trồng tối đa 2 cây trên mỗi hốc. Khoảng cách giữa các hàng nên là từ 60-100cm và khoảng cách giữa các cây trên hàng nên là từ 20-40cm, phù hợp với đặc tính của giống cây. Sau khi hoàn thành việc trồng, bạn nên phủ lên một lớp đất dày khoảng 2-3cm và nhẹ nhàng tưới nước cho cây.

Trồng bằng bầu: Để làm bầu đất cho cây ngô, trộn bùn với trấu xay và phân chuồng hoai theo tỷ lệ 1:1. Sử dụng lớp bùn trên nền đất cứng trộn thêm trấu hoặc lót lá chuối. Độ dày lớp bùn nên từ 5-7cm và khi mặt đất bầu se lại, sử dụng que rạch để chọc lỗ giữa bầu theo kích thước định trước, sau đó đặt hạt giống đã ủ nứt nhanh vào lỗ đó và phủ bằng một lớp đất bột nhỏ, đất cát hoặc trấu. Đảm bảo hạt giống hướng lên trên và được phủ kín đầy đủ. Thường xuyên tưới đủ ẩm, và khi trời mưa to, cần phải che đậy. Thời gian tối ưu để cây sống trong bầu là từ 5-7 ngày, tối đa không quá 10 ngày. Nếu cây sống trong bầu quá lâu, cần bổ sung dinh dưỡng cho cây bằng NPK pha loãng. Sau khi cây con phát triển ổn định, đạt tiêu chuẩn tiến hành đem trồng tại các vườn, ruộng, thùng xốp.

Chế độ chăm sóc cây ngô

Tỉa cây: Nên tiến hành tỉa bớt những cây còi, yếu, tạo độ thoáng cho cây phát triển. Trồng dặm xen thêm những cây đã chết.

Tưới nước: Giai đoạn đầu khi mới trồng nên tưới tưới 1 lần khoảng 5-7 ngày. Khi cây con đã phát triển ổn định, duy trì tưới 2-3 tuần 1 lần. Cần kết hợp làm cỏ dại, để giúp cây ngô khi tranh dinh dưỡng, tránh sâu bệnh. Nên vun xới thường xuyên gốc cây để cây ngô không bị yếu, đổ ngã, phát triển khỏe mạnh.

Bón phân: Những loại đất cằn, khô, thiếu dinh dưỡng nên bón phân hơn cho đất. Lượng phân bón được chia làm 3 lần, sử dụng 2/3 phân lân dùng để bón lót. 15 ngày sau gieo trồng nên bón thúc, sử dụng phân ure, phân lân. Sau khoảng 30 ngày trồng tiếp tục gieo bón bằng phân ure, phân kali. Lần bón cuối cùng khoảng 45 ngày gieo trồng. Lưu ý số lượng phân bón phụ thuộc vào diện tích trồng ngô của bạn.

Phòng ngừa sâu bệnh: Để tránh các loại sâu bệnh hại gây bệnh cho cây ngô và hạn chế sử dụng thuốc bảo vệ thực vật hóa học. Nên sử dụng dung dịch nước cốt tỏi, ớt, nước vo gạo để tưới cho cây 1 lần/tuần. Ngoài ra nên ưu tiên sử dụng các loại chế phẩm sinh học để phòng trừ các nấm bệnh, vi sinh vật gây hại. Lưu ý: Trước thời điểm thu hoạch 1 tuần, ngừng bóng phân để đảm bảo sản phẩm an toàn cho người sử dụng.

Tiến hành thu hoạch ngô

Tùy vào mục đích sử dụng, người trồng bắp có thể thu hoạch lúc cây non hoặc già. Sau khi thu hoạch trái, thân bắp có thể được sử dụng để làm phân bón hoặc thức ăn cho gia súc. Để xác định thời điểm thu hoạch bắp, bạn có thể quan sát hạt bắp ở đầu trái và cuối trái. Khi lá bắp bắt đầu héo lại và hạt bắp trở nên chắc, đó là thời điểm thu hoạch phù hợp. Khi lá của bắp chuyển màu vàng từ dưới lên, cây đã chín hoàn toàn và có thể được thu hoạch để sử dụng.

Hi vọng thông qua những thông tin MobiAgri chia sẻ tại bài viết, bạn có thể áp dụng để trồng ngô thành công, đạt năng suất cao.

Đánh giá bài viết

    Để lại một Bình luận

    Copyright 2023 – MobiFone

    Giấy ĐKKD: 0100686209-087. Đăng ký thay đổi lần thứ 6 ngày 16/06/2023 cấp bởi Sở KHDT thành phố Hà Nội.

    Giấy phép thiết lập Mạng xã hội trên mạng số 145/GP-BTTTT cấp ngày 30/05/2024 bởi Bộ Thông tin và Truyền thông.

    Chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Lê Quang Minh – Giám đốc Trung tâm Dịch vụ số MobiFone – Tổng Công ty Viễn thông MobiFone.

    Phát triển và vận hành sản phẩm: Công ty cổ phần giải pháp thời tiết WeatherPlus

    DMCA.com Protection Status

    Khám phá

    Liên hệ

    Trụ sở: Số 01 Phạm Văn Bạch, phường Yên Hòa, quận Cầu Giấy, TP Hà Nội

    Tải ứng dụng

    error: Content is protected !!