Cách trồng sắn dây đơn giản, củ to đạt năng suất

Sắn dây là loại cây được trồng rất nhiều ở khắp các tỉnh thành nước ta. Loại cây này dễ trồng, không mất nhiều công chăm sóc cũng cho ra những củ sắn to, nhiều tinh bột. Sắn dây là nguồn thực phẩm tốt cho con người, dùng làm bánh, nấu chè hoặc pha nước uống. Ngoài ra trong nông nghiệp cây sắn dây được ứng dụng làm nguồn phân xanh, rất giàu dinh dưỡng tốt cho đất và cây trồng. Nếu bạn đang có nhu cầu tìm hiểu cách trồng sắn dây, hãy cùng mobiAgri đi tìm hiểu nội dung này tại bài viết dưới đây nhé!

Tìm hiểu thông tin cây sắn dây

Sắn dây còn có tên gọi khác là sắn lát, tên khoa học của loại cây này là Dioscorea opposita. Cây sắn dây thuộc thân leo, họ sắn và được trồng phổ biến ở các nước châu Á như Hàn Quốc, Nhật Bản, Trung Quốc và Việt Nam. Sắn dây là loại cây sống lâu năm, có thể vươn dài tới hơn 10m. Rễ của loại cây này phát triển thành củ, phình to. Lá mọc so le, lá kép phiến lá rộng. Hoa mọc thành chùm, mọc ở kẽ lá có nhiều màu xanh, tím mùi thơm. Quả của cây sắn dây có màu vàng nhạt, lông mềm, có nút thắt lại giữa các hạt.

Củ của sắn dây to, dài hình trụ thon dài, viền không đều khoảng 15cm. Đường kính của củ sắn khoảng 6-8cm, trọng lượng củ mỗi cây có thể vượt 20kg. Vỏ ngoài của củ có màu tím nâu hoặc đỏ nâu, vết nhăn thành từng dọc. Củ sắn dây rất rắn chắc, chứa nhiều tinh bột, có vị ngọt nhẹ. Khi bạn cắt ngang củ sẽ rất nhiều vòng xơ đồng tôm, có mùi thơm đặc trưng.

Trong y học cổ truyền, sắn dây còn có tên gọi khác là cát căn, loại thảo dược có tính ngọt mát và thường dùng để điều trị cảm, sốt, giảm tình trạng đau đầu, giảm huyết áp, hỗ trợ điều trị người bị tiểu đường, người háo nước hoặc đi đại tiện gặp khó khăn.

Chuẩn bị trước khi trồng sắn dây

Thời vụ trồng sắn dây: Thời điểm thích hợp để trồng sắn dây cũng cần lưu ý để đạt năng suất cao. Ở miền Trung và miền Nam khoảng thời gian phù hợp từ tháng 5-tháng 8. Đối với những vùng có khí hậu mát mẻ có trồng được quanh năm.

Dụng cụ trồng: Để trồng sắn dây bạn có thể tận dụng diện tích đất vườn, đất đồi. Ngoài ra có thể tận dụng bao tải, bao xi măng hoặc thùng xốp lớn, có diện tích tối thiểu 1m. Nếu trồng trực tiếp sắn dây thì nơi trồng cần chỗ đất cao hơn, có khả năng thoát nước. Nếu trồng trong thùng xốp cần đục lỗ thoát nước, để cây không bị ngập úng.

Chuẩn bị đất trồng: Sắn dây có khả năng trồng trên nhiều loại đất khác nhau và dễ trồng. Tuy nhiên, nếu muốn có nhiều củ to và đều, cần chuẩn bị đất có đầy đủ dinh dưỡng, tơi xốp và phong phú. Nếu không có đủ thời gian, bạn có thể mua đất dinh dưỡng từ các cửa hàng vật tư nông nghiệp. Hoặc nếu muốn tiết kiệm, bạn có thể sử dụng phân bò đã phơi khô, phân trùn quế, ngoài ra có thể sử dụng bất kỳ loại phân động vật nào đã phân hủy. Để đất đạt được độ tơi xốp, bạn có thể trộn thêm vỏ trấu, xơ dừa, và mùn hữu cơ.

Trước khi trồng, nên bón lót cho đất và rải vôi bột trước 2 đến 3 tuần. Mục đích của việc này là cung cấp dinh dưỡng cho đất và ngăn ngừa sự phát triển của các mầm bệnh trong đất.

Chuẩn bị giống trồng: Hiện nay có 2 loại giống sắn dây được trồng phổ biến. Gồm sắn dây ta có thời vụ trồng 2 năm, sản lượng của giống này không cao nhưng chất lượng bột sắn giống này cao. Ngoài ra còn có sắn dây lai, thời vụ trồng chỉ tốn 1 năm nhưng chất lượng kém hơn sắn dây ta. Thời gian để ươm giống sắn dây từ tháng 2 đến tháng 5 là tốt nhất. Nên sử dụng dây sắn bánh tẻ, cắt thành từng đoạn dài từ 0,5-1m, cứ khoảng 15-20cm có 1 mắt mầm.

Kỹ thuật trồng sắn dây

Có 2 cách trồng sắn dây là trồng bằng hom và trồng bằng củ.

Kỹ thuật trồng sắn dây bằng hom

Nếu bạn muốn trồng sắn dây bằng phương pháp giâm hom, hãy chọn cành trưởng thành và lấy đoạn có 2-3 mắt mầm, sau đó cắt đoạn đó. Cắm đoạn cành vào bầu đất ẩm và sau khoảng 1 đến 1,5 tháng, cây sẽ phát triển và bạn có thể bắt đầu trồng chúng. Tuy nhiên, trước khi trồng, hãy kiểm tra độ sinh trưởng của rễ và chỉ chọn những cây có rễ khỏe mạnh để trồng.

Kỹ thuật trồng sắn dây bằng củ

Sau khi thu hoạch trong vòng một tuần, hãy chọn những củ tốt và không bị sâu bệnh để trồng. Cắt củ giống thành từng miếng có kích thước 5-7cm. Dùng tro bếp để chấm vào mặt cắt, sau đó để khô ráo rồi trồng thẳng xuống hốc hoặc bầu.

Nếu muốn ủ củ để trồng, hãy cắt củ lấy nửa phía trên, chấm mặt cắt vào tro bếp để vết cắt khô. Đặt củ lên lớp rơm rạ, bọc bằng tải hoặc trấu, rải tro bếp trộn phân lân lên mỗi lớp củ. Phủ lên cùng một lớp rơm rạ, che mát và thường xuyên tưới vừa đủ ẩm. Sau 2-3 tuần, những củ đã nhú mầm có thể được đem trồng.

Chế độ chăm sóc sắn dây

Bón phân cho cây sắn dây

Chia lượt bón phân làm nhiều lần. Lần bón lót đầu tiên sử dụng mùn rơm rạ, các loại lá cây hoai mục phủ dưới đáy hố. Rắc một lớp đất bột dày khoảng 5-10cm lên trên, sau đó phủ một lớp đất dày lên trên lớp phân chuồng đã bón. Lần bón thứ 1 thực hiện khi trồng được 1 tháng, sử dụng dung dịch ure pha loãng để tưới. Tỉ lệ pha 2 muỗng ure/bình 8 lít. Lần bón thứ 2 thực hiện sau khi cây mọc được 50-60 ngày, sử dụng 100-120gram ure + 5-6gram Kali cho 1 gốc cây.

Lần 3: Sử dụng phân NPK và phân chuồng để bón cho mỗi gốc cây, thời gian bón sau 3 tháng trồng.

Làm giàn cho sắn dây

Sau khi chồi cây phát triển từ 10-20cm, cần xây dựng giàn cho sắn dây leo. Tiến hành cuộn dây lại và phủ đất, phân lên trên tầng củ thứ 2 khi cây cao được khoảng 1m. Khi cắm chà cho dây leo, nên cắm theo hình chữ A như khi trồng rau ăn quả. Không cần tỉa cành, chỉ cần bắt dây cho leo chà. Không nên để dây chạm đất, vì điều này có thể khiến cây phát triển rễ mới và ảnh hưởng đến chất lượng và năng suất của củ sau này. Chỉ nên tưới nước khi đất khô hạn kéo dài và không cần tưới khi thời tiết bình thường.

Cách trống sắn dây

Phòng trừ sâu bệnh

Để hạn chế sâu bệnh trong quá trình sinh trưởng, trước khi trồng nên xử lý đất để trừ sùng trắng. Sử dụng Basudin hạt để phòng trừ. Đến giai đoạn cây sinh trưởng và phát triển cần chú ý sâu cuốn lá và rệp sáp tấn công cây.

Tiến hành thu hoạch sắn dây

Tùy từng giống sắn dây mà thời gian thu hoạch sẽ khác nhau. Thông thường thời gian thu hoạch sắn dây phải từ 8-9 tháng. Khi cây có hiện tượng trút lá, lá vàng và rụng thì khi đó có thể thu hoạch củ. Thời gian thu hoạch có thể lâu hơn, để củ phình to hơn. Kết hợp cùng chế độ chăm sóc tốt, củ sắn dây có thể nặng hơn 20kg.

Như vậy bạn đã cùng mobiAgri đi tìm hiểu cách trồng sắn dây đơn giản, củ to. Chúc bạn có thể áp dụng thành công những kiến thức trồng sắn dây vào thực tế.

5/5 - (2 votes)

    Để lại một Bình luận

    Copyright 2023 – MobiFone

    Trung tâm Dịch vụ số MobiFone – Chi nhánh Tổng Công ty Viễn thông MobiFone

    Giấy ĐKKD: 0100686209-087
    Đăng ký thay đổi lần thứ 6 ngày 16/06/2023 cấp bởi Sở KHDT thành phố Hà Nội.

    Phát triển và vận hành sản phẩm: Công ty cổ phần giải pháp thời tiết WeatherPlus

    DMCA.com Protection Status

    Khám phá

    Liên hệ

    Trụ sở: Số 01 Phạm Văn Bạch, phường Yên Hòa, quận Cầu Giấy, TP Hà Nội

    Tải ứng dụng

    error: Content is protected !!