Cách trồng xương rồng đơn giản, cây khỏe không sâu bệnh

Xương rồng là loại cây cảnh để bàn được nhiều người ưa thích. Cách trồng xương rồng cũng khá đơn giản, chỉ cần bạn áp dụng đúng kỹ thuật tỷ lệ nảy mầm sẽ đạt 100%.

Cây xương rồng được trang trí tại khu vực làm việc. Ảnh: Internet

Xương rồng là loại cây cảnh để bàn được nhiều người ưa thích. Cách trồng xương rồng cũng khá đơn giản, chỉ cần bạn áp dụng đúng kỹ thuật tỷ lệ nảy mầm sẽ đạt 100%.

Nhắc đến những loại cây cảnh để bàn không thể không nói tới xương rồng. Loài cây này không chỉ sinh trưởng tốt, dễ thích nghi với điều kiện khô hạn mà còn có ý nghĩa tượng trưng cho ý chí mạnh mẽ, bền bỉ, quật cường.

Cách trồng xương rồng cũng không quá khó, bạn cần đảm bảo điều kiện trước, trong và sau khi trồng để hạt nảy mầm và cây con phát triển tối đa. MobiAgri sẽ giới thiệu tới bạn chi tiết cách trồng xương rồng bằng hạt thành công 100%.

Tìm hiểu về xương rồng

Tên khoa học của loài cây này là Cactaceae, chúng có nguồn gốc từ châu Mỹ, đặc biệt ở những nơi có vùng sa mạc. Đặc điểm của loài cây này là có thân mọng nước và gai bao xung quanh. Hiện nay trên thế giới có nhiều loại xương rồng khác nhau, ước tính có tới 18.000 loài xương rồng khác nhau.

Rất nhiều cây xương rồng mọc thành bụi lớn, cao tới hàng mét, nhưng cũng có loại xương rồng mọc hình tròn, chỉ cao chừng 10cm mà thôi.

Hiện nay, có nhiều cách trồng xương rồng khác nhau, tuy nhiên, phổ biến nhất vẫn là cách trồng xương rồng từ hạt giống.

Thời điểm trồng xương rồng

Cây xương rồng là loài cây dễ thích nghi, do đó bạn có thể tiến hành trồng quanh năm. Thế nhưng khi gieo hạt, bạn nên tránh vào lúc thời tiết mưa nhiều, ít ánh sáng. Như vậy hạt sẽ khó nảy mầm và cây con cũng chậm phát triển hơn.

Ở miền Nam, điều kiện khí hậu ấm áp nên bạn có thể trồng vào thời gian mà bạn muốn.

Cách trồng xương rồng bằng phương pháp gieo hạt. Ảnh: Internet

Chuẩn bị tiến hành gieo hạt xương rồng

Trước khi gieo hạt, bạn cần chuẩn bị về đất, chậu và hạt giống.

Về chậu trồng

Tùy thuộc vào loài xương rồng mà bạn định trồng sẽ có kích thước lớn hay nhỏ để chọn loại chậu tương ứng. Chậu trồng lý tưởng nhất là chậu có lỗ thoát nước để tránh ngập úng.

Về đất trồng

Đất trồng cây nên là đất tơi xốp, có độ thoát nước tốt. Bạn có thể trộn đất với đá perlite để tạo độ thoáng khí giúp xương rồng phát triển tốt nhất.

Về hạt giống

Bạn có thể mua hạt giống cây tại những cửa hàng có uy tín.

Cách trồng xương rồng chi tiết nhất

Trước hết, bạn cần rải đều hạt lên bề mặt đất đã được chuẩn bị sẵn. Sau đó, bạn lấp một lớp đất mỏng lên bên trên. Phần gieo hạt đã xong bạn có thể dùng màng bọc thực phẩm để che kín bên trên giữ ẩm cho đất.

Sau gần 1 tháng, hạt xương rồng đã nhú mầm, lúc này bạn gỡ màng bọc thực phẩm và bổ sung nước vào trong đất, giúp mầm xương rồng phát triển tốt hơn.

Khi mầm cây đã cứng cáp, bạn có thể đánh bầu hoặc tách ra từng cây nhỏ và đặt vào trong các chậu khác nhau. Cây sau khi tách nên để ở nơi thoáng mát, có ánh sáng và được phơi nắng khoảng 2 giờ đồng hồ mỗi ngày. Sau 3 tuần, cành mới đã ra rễ và cây đã cứng cáp hơn, lúc này bạn đã trồng thành công xương rồng.

Tách cây xương rồng giống ra các chậu để trồng. Ảnh: Internet

Cách chăm sóc xương rồng sớm nở hoa

Để cây phát triển tốt và sớm ra hoa, bạn cần đảm bảo chăm sóc cho cây xương rồng đúng kỹ thuật.

Về tưới nước

Bạn cần tưới nước có độ pH trung bình cho cây như nước mưa hoặc nước máy. Tuy nhiên khác với các loại cây khác, bạn chỉ nên tưới khi quan sát đất đã khô hẳn. Khi tưới cũng nên tưới từ từ cho nước ngấm vào rễ cây, tránh tưới quá nhiều khiến rễ và thân cây ngập úng.

Về vị trí trồng

Bạn nên trồng xương rồng ở những nơi như ngoài ban công hay trên sân thượng. Đây là những khu vực có nhiệt độ cao hơn. Tuy nhiên vào mùa mưa, bạn nên di chuyển xương rồng ra vị trí khác tránh nước mưa làm úng cây.

Về ánh sáng

Đây là loài cây ưa sáng, do đó bạn cần đảm bảo cây được phơi nắng khoảng 2 ngày một lần, mỗi lần từ 1 đến 2 tiếng đồng hồ.

Về phân bón

Cây xương rồng cũng cần phân bón để phát triển. Do đó bạn nên bón phân cho cây với liều lượng vừa phải.

Lúc cây xương rồng còn nhỏ, mới chỉ là cây con, bạn có thể bón NPK 16-16-8. Vào giai đoạn cây đã cứng cáp, đang phát triển, bạn bón NPK 18-19-30, thời điểm cây ra hoa, bạn sử dụng NPK 6-30-30… Tần suất bón khoảng nửa tháng một lần.

Áp dụng đúng cách trồng xương rồng trên đây, bạn sẽ sớm có được những chậu cây để bàn đẹp như ý.

 

1/5 - (1 vote)

    Để lại một Bình luận

    Copyright 2023 – MobiFone

    Trung tâm Dịch vụ số MobiFone – Chi nhánh Tổng Công ty Viễn thông MobiFone

    Giấy ĐKKD: 0100686209-087
    Đăng ký thay đổi lần thứ 6 ngày 16/06/2023 cấp bởi Sở KHDT thành phố Hà Nội.

    Phát triển và vận hành sản phẩm: Công ty cổ phần giải pháp thời tiết WeatherPlus

    DMCA.com Protection Status

    Khám phá

    Tin tức - sự kiện

    Liên hệ

    Trụ sở: Số 01 Phạm Văn Bạch, phường Yên Hòa, quận Cầu Giấy, TP Hà Nội

    Tải ứng dụng

    error: Content is protected !!