Nếu muốn sở hữu những cây cau để trang trí, làm đẹp cảnh quan sân vườn, bạn hoàn toàn có thể thực hiện cách ươm cau giống tại nhà, đảm bảo tỷ lệ thành công cao.
Việc ươm cau giống là một trong những công đoạn quan trọng trong quá trình trồng cây cau. Việc này giúp đảm bảo sự phát triển khỏe mạnh của cây và cho năng suất cao. Cách ươm cau giống đòi hỏi sự chăm sóc tốt và các phương pháp chăm sóc đúng để đạt hiệu quả tối đa.
Nội dung bài viết
Tìm hiểu về cây cau
Cây cau cảnh được trồng khá phổ biến ở nước ta và các nước Đông Nam Á. Thậm chí, nhiều người còn mệnh danh đây là cây cảnh mang tính “biểu tượng” của sân vườn Việt Nam. Đến bất cứ một ngôi nhà nào ở các vùng quê, cũng dễ dàng bắt gặp những cây cau thẳng đứng. Chúng không chỉ mang tính chất trang trí mà còn có ý nghĩa phong thủy lớn.
Tên khoa học của cây cau cảnh là Chrysalidocarpus lutescens, chúng chỉ có chiều cao tối đa đến 2 mét. Toàn thân cây có màu ngả vàng, có nhiều đốt ngắn. Chính vì chiều cao khá hạn chế nên chúng thường được trồng làm cảnh và phù hợp với mọi diện tích, mọi không gian.
Nhiều người quan niệm, cây cau mang đến sự bình yên và hạnh phúc cho chính chủ nhà. Trồng cau cũng giúp tạo nên vận khí tốt, xua tan những điều phiền muộn, không may mắn đến với các gia đình.
Hiện nay, có rất nhiều loại cau cảnh khác nhau đã được trồng. Việc nhân giống loại cau cảnh cũng không quá khó, chỉ cần áp dụng đúng cách ươm cau giống, bạn vừa có thể tiết kiệm chi phí, lại vừa có cây cảnh đẹp trang trí quanh nhà.
Hướng dẫn cách ươm cau giống đúng kỹ thuật
Trước hết, để thực hiện cách ươm cau giống, bạn cần chuẩn bị hạt giống cũng như đất trồng và các dụng cụ để tiến hành quá trình ươm hạt trồng cây.
Hạt giống
Việc lựa chọn hạt giống rất quan trọng, chúng sẽ quyết định tới quá trình hình thành và phát triển của cây sau này. Do đó, bạn cần chọn lựa hạt giống từ quả của cây mẹ thật kỹ.
Hạt giống cần được chọn từ các quả đã già, vỏ đã có màu nâu vàng, khi vỏ hơi khô, chúng ta có thể đem trồng.
Đất gieo hạt
Loại đất tốt nhất cho quá trình gieo hạt là đất tơi xốp. Đất nên được trộn với mùn, trấu và phân chuồng ủ hoai để cung cấp dinh dưỡng cho hạt giống nảy mầm.
Thời điểm
Thời điểm tốt nhất để nhân giống cau là khoảng cuối năm. Lúc này, thời tiết khá lạnh, thích hợp cho việc ươm cây giống.
Kỹ thuật ươm cau giống
Trước tiên, sau khi thu hoạch quả cau già từ cây mẹ, chúng ta chọn quả già, chín, lành lặn và to đẹp, quả cau không bị sâu bệnh. Đem quả cau giống phơi dưới nắng khoảng 2 ngày, sau đó ngâm quả cau trong nước 2 ngày và 2 đêm. Cau đã được ngâm đủ thời gian sẽ được đem ra chuẩn bị quá trình ươm cây. Ở khu vực đất trồng, bạn cần làm luống để gieo quả. Đào một hố đất nhỏ, cho quả cau xuống đất và lấp lớp đất mỏng lên bên trên. Bạn tưới nước vừa đủ độ ẩm để quả nảy mầm.
Sau khoảng nửa tháng, bạn sẽ thấy mầm nhú lên từ quả cau. Sau khoảng 20 ngày tiếp theo, mầm sẽ phát triển nhanh chóng thành cây cau con. Lúc này, bạn đặt cay giống vào bầu đất. Cây giống cần được tiếp xúc với ánh sáng nhưng không chịu được ánh nắng chiếu trực tiếp quá gay gắt. Do vậy, bạn cần đặt cau giống ở những nơi có mái che, tưới ẩm hàng ngày và sau khoảng 13 tháng, bạn đánh ra ngoài trồng ở tự nhiên.
Chăm sóc cây con sau khi thực hiện cách ươm cau giống
Sau khi ươm thành công cây cau con, bạn cũng cần tuân thủ chế độ chăm sóc để cây cau luôn phát triển tốt. Quá trình chăm sóc cần chú ý tới những yếu tố như sau:
Ánh sáng
Cây cau cần đảm bảo đủ ánh sáng để phát triển. Bạn cần đảm bảo cây nhận đủ ánh sáng, được trồng ở những nơi thoáng mát nhưng không bị ánh nắng chiếu quá gay gắt.
Bón phân
Cây cau giống cần được bón phân định kỳ. Loại phân bón phù hợp nhất chính là phân hữu cơ, loại phân này giúp cây dễ hấp thụ chất dinh dưỡng để phát triển.
Phòng bệnh
Chúng ta cần quan sát kỹ quá trình sinh trưởng và phát triển của cây cau. Nếu thấy cây bị nấm gây hại, xoăn lá hay có côn trùng tấn công, có thể sử dụng các loại thuốc hóa học như Bassa 50ND, Padan 95SP… để phun cho cây.
Bứng cây
Cau giống sau thời gian phát triển có thể được bứng ra trồng ở vị trí khác. Lúc này, bạn cần tuân thủ một số kỹ thuật như sau:
- Cắt tỉa bẹ lá của cây giúp làm giảm khối lượng của cây, giúp dễ luân chuyển cây.
- Bó bầu, đánh dấu một vòng tròn quanh gốc cây.
- Tạo bầu cây hình thang, kích thước tương đương kích thước cỡ cây.
- Đào đất và cắt rễ của cây.
- Cho thuốc kích rễ và bùn non vào vết cắt của rễ cây.
- Bó bầu bằng dây cao su, lưới, các loại dây bọc.
- Chọn vị trí trồng ở nơi có nhiều ánh sáng, đào hố trước đó vài ngày. Hố trồng mới cần đảm bảo lớn hơn bầu đất. Bón phân vào hố trước khi trồng cây cau giống.
Cây con sau khi trồng cần được tưới nước đều đặn ngày 2 lần vào sáng và tối muộn. Sau 2 tháng kể từ khi bứng cây sang trồng vị trí mới, cây đã có thể phát triển bình thường.
Trong quá trình ươm cau giống, người trồng cần tập trung vào chọn giống tốt, chăm sóc đất và cây giống để đảm bảo rằng cây sẽ phát triển mạnh mẽ và cho ra năng suất cao. Cùng với đó, việc ứng dụng các kỹ thuật ươm cau giống hiện đại như sử dụng máy móc, các loại phân bón và thuốc trừ sâu hiệu quả sẽ giúp giảm thiểu tối đa rủi ro và tăng hiệu quả sản xuất.
Áp dụng đúng cách ươm cau giống trên đây, chỉ sau một thời gian ngắn, bạn sẽ nhân giống được rất nhiều loại cau cảnh đẹp. Mong rằng những thông tin này sẽ giúp ích cho các bạn trong quá trình lựa chọn và chăm sóc cây sau này.