Hướng dẫn cách ươm hạt măng tây đúng kỹ thuật, hiệu quả cao

Măng tây là loại rau chứa nhiều dinh dưỡng, vitamin có lợi cho sức khỏe. Măng tây còn chứa dược tính tuyệt vời, tăng cường hệ miễn dịch, tốt cho tim mạch, chống viêm,… Không chỉ là một loại rau ngon, mà còn chứa nhiều công dụng tốt vì vậy măng tây nhận được nhiều người yêu thích. Tuy nhiên giá thành của măng tây trên thị trường tương đối cao, vì vậy thay vì tìm mua bạn có thể tự trồng tại nhà. Bài viết dưới đây sẽ giới thiệu tới bạn quy trình trồng măng tây theo cách đơn giản nhất.

Thời vụ trồng măng tây

Nhiệt độ thích hợp cho cây măng tây phát triển từ 20 – 30°C, do đó có thể trồng vào 2 vụ trong năm.

Thời vụ 1: Gieo vào cuối tháng 8 đến đầu tháng 9 để trồng tháng 2, tháng 3. Thời vụ 2: Gieo cuối tháng 2 đế tháng 4 để trồng từ tháng 4 đến tháng 6 dương lịch. Từ khi trồng cây đến khi thu hoạch trong khoảng 6 – 8 tháng.

Chuẩn bị trước khi trồng

Chuẩn bị đất trồng

Đất tơi, xốp nhiều mùn phù hợp cho măng tây sinh trưởng, phát triển. Đất phải thoát nước tốt. Đất phù sa ven sông, đất thịt nhẹ, đất cát ven biển được xem là những loại đất phù hợp để trồng măng tây. Khu vực trồng măng tây phải đủ ánh nắng bảo đảm quang hợp tốt, năng suất cao.

San phẳng mặt đất trồng, lên luống rộng 100 – 120 cm. Ở những nơi đất cao, thoát nước tốt, làm rãnh cao 30 – 35 cm, rãnh rộng 25 – 30 cm. Ở những nơi đất thấp làm rãnh cao 50 – 60 cm.

Kích thước lên luống.

Vệ sinh đồng ruộng trước khi trồng, đất được cày bừa kỹ và sạch cỏ dại. Bón lót 20 tấn phân hữu cơ ủ hoai hoặc 1,5 – 2 tấn phân hữu cơ vi sinh cho 1 ha, kết hợp bón vôi 1.200 – 1.500 kg/ha rải đều, xới đất 2 – 3 lần.

Làm đất kỹ và lên luống.

Chú ý tạo mặt luống dốc nghiêng về 2 bên mép luống để không ứ đọng nước mưa, nước tưới ở gốc măng tây.

Chuẩn bị bón phân lót

Tiêu chuẩn phân bón

Chỉ sử dụng các loại phân bón và chất phụ gia có trong Danh mục phân bón được phép sản xuất, kinh doanh và sử dụng ở Việt Nam. Ưu tiên lựa chọn các loại phân hữu cơ đã qua xử lý hoai mục, phân hữu cơ vi sinh. Không sử dụng phân có nguy cơ ô nhiễm cao như phân bắc, phân chuồng tươi, nước giải, rác thải sinh hoạt, rác thải công nghiệp chưa qua xử lý (ủ hoai mục) để bón trực tiếp cho măng tây.

Lượng bón và phương pháp bón

Trên mặt liếp đào một rãnh dọc theo chiều dài liếp, rãnh rộng 50 cm, sâu 25 cm hoặc đào hố kích thước 40 – 40 cm cách nhau 45 cm, đảo đều phân với đất. Lượng phân bón: 10 tấn phân chuồng hoai mục + 1.000 kg vôi + 1.000 kg phân hữu cơ vi sinh + 200 kg NPK 16-16-8. Trong trường hợp không đủ phân hữu cơ hoai mục, thay bằng các loại phân hữu cơ sinh học với lượng 1 tấn phân hữu cơ sinh học tương đương 10 tấn phân hữu cơ hoai mục.

Kỹ thuật trồng măng tây

Đặt cây con ngay ngắn vào hố trồng, cây cách cây 45 cm, mặt bầu ngang mặt đất trồng. Cổ rễ cây măng sau khi trồng không nên đặt cao hơn mặt đất tự nhiên quá 20 – 30 cm, để khi cây trưởng thành bộ rễ có thể ăn sâu vào đất tự nhiên khoảng 20 – 30 cm.

Sau khi trồng cây, lấy đất 2 bên mép luống phủ một lớp đất mặt dày khoảng 5 – 10 cm cho những gốc măng để bảo vệ cổ rẽ và giữ cây măng đứng thẳng. Nên trồng cây vào buổi chiều mát, khi trồng cần lấp kín gốc và ấn nhẹ gốc, tưới đủ ẩm cho cây ngay sau khi trồng.

Mật độ trồng 18.500 cây/ha, tương ứng với khoảng cách: cây cách cây 45 cm, hàng cách hàng 120 cm.

Kỹ thuật chăm sóc măng tây

Sau khi trồng, trước mỗi định kỳ bón phân 15 ngày/lần, cần phải làm cỏ thường xuyên.

Không dùng rơm, trấu chưa xử lý mầm bệnh để phủ gốc thay việc làm cỏ.

Dùng màng phủ nilon trải 2 bên vai luống, không được trải nên mặt luống và rãnh để cho thoát nước.

Dùng dây thép cắt dài 15 cm uốn hình cung, sau đó cứ 80 – 100 cm cắm ghim 1 cái giữa nilon để giảm bớt công làm cỏ.

Chú ý: Không nên sử dụng thuốc trừ cỏ.

Tưới nước cho măng tây

Nước là yếu tố quan trọng quyết định năng suất và chất lượng măng.

Thường xuyên cung cấp đủ nước sạch đảm bảo duy trì độ ẩm ở mức 60 – 70%. Có thể tưới phun mưa, tưới nhỏ giọt hoặc tưới rãnh đảm bảo đủ độ ẩm cho măng phát triển. Đảm bảo độ ẩm đất để có măng ngọt, mềm, năng suất và chất lượng cao.

Chú ý:

Chồi măng sinh sôi và phát triển chủ yếu vào ban đêm. Vì vậy không được tưới nước cho cây măng tây sau 5 giờ chiều mỗi ngày, tránh làm cong vẹo chồi măng, ức chế việc phát triển măng và giảm chất lượng măng tây ngày hôm sau.

Bón phân cho măng tây

Lượng phân bón nguyên chất cho cả vụ

Lưu ý:Tùy thuộc vào giống, vùng sản xuất, mùa vụ, chân đất thì lượng phân có thể thay đổi.Tùy thuộc vào pH của đất thì nên bón vôi với lượng thích hợp. Đối với đất sét nhiều chất hữu cơ: pH từ 3,5 – 4,5 cần bón 2 tấn vôi/ha, pH từ 4,6 – 5,5 bón 1 tấn vôi/ha, pH từ 5,6 – 6,5 bón 0,5 tấn vôi/ha, pH > 6,5 không cần bón vôi. Đối với đất cát, ít chất hữu cơ: pH từ 3,5 – 4,5 bón dưới 1 tấn vôi/ha; pH từ 4,6 – 5,5, bón dưới 0,5 tấn vôi/ha; pH từ 5,6 – 6,5, bón dưới 250 kg vôi/ha; pH >6,5 không cần bón vôi.

Tỷ lệ lượng phân bón cho từng thời kỳ sinh trưởng phát triển của cây

Phương pháp bón

Bón lót: Trên mặt liếp đào một rãnh dọc theo chiều dài liếp, rãnh rộng 50 cm, sâu 25cm hoặc đào hố kích thước 40 – 40 cm cách nhau 45 cm, đảo đều phân với đất.

Bón thúc: Định kỳ 1 tháng bón thúc 1 lần.

Trên mặt luống cách gốc cây khoảng 10 – 15 cm, đào 1 rãnh dọc theo chiều dài luống rộng 30 cm, sâu 25 cm, bón phân dọc theo rãnh và đảo đều phân với đật sau đó lấp 1 lớp đất mỏng. Sau khi thu hoạch khoảng 6 tháng, căt tỉa bớt cây mẹ già, chỉ giữ lại những cây khỏe, bón bổ sung thêm phân hữu cơ và kết hợp sử dụng thêm các loại phân bón bổ sung các chất kích thích sinh trưởng như Atonik; WEHG… để kích thích cho măng ra nhiều chồi măng.

Một số công thức phân bón thường dùng trong sản xuất

Phân đơn: Phân Urê, Supe Lân, Kali Sunfat…

Phân tổng hợp: NPK 16-16-8, NPK 28-10-10,…

Lượng phân bón lót: 50 – 60 tấn phân chuồng hoai mục + 1.000 kg vôi + 1.000 kg phân hữu cơ vi sinh + 230 kg NPK 16-16-8. Liều lượng bón thúc: 3 tháng đầu sau trồng bón 240 kg NPK 16-16-8 + 129 kg Đạm + 55 kg Lân + 88 kg Kali; các tháng tiếp theo 300 kg NPK 16-16-8 + 280 kg Đạm + 280kg Lân + 25 kg Kali.

Cắm cọc, giăng dây cho măng tây

Ngay sau khi trồng, cây con bắt đầu mọc mầm, mỗi hốc cắm 1 cọc tre đường kính 1,5 cm, cao 1,5 m, chôn sâu 0,3 m làm cây chống để cây con không bị gió làm đổ.

Dùng dây cước nilon cỡ 10 mm buộc néo cây, nối các cọc với nhau để chống đổ ngã, lượng cước lưới khoảng 50 kg/ha. Khi cây măng tây đã lớn, tiến hành cắm cọc tre ở giữa luống măng tây, đường kính cọc tre khoảng 5 cm, cao khoảng 1,5 m, cách nhau 3 – 4 m.

Dùng dây cước nilon chắc chắn giăng thành hàng đôi (kẹp cây măng ở giữa), cách mặt luống ở độ cao 50 cm, rồi giăng thêm dây hoặc nâng dần gấp đôi dây lên khoảng 75 cm, 90 cm, 100 cm tùy theo độ cao lớn của cây để giữ cây luôn đứng thẳng.

Trồng giặm

Trồng giặm là việc cần thiết giúp đảm bảo việc thay thế cây mới kịp thời vụ. Theo dõi cây trồng thường xuyên, nếu thấy có cây bị hư hỏng, sâu bệnh hoặc chết thì tiến hành trồng giặm bổ sung ngay.

Khi trồng lại bạn lấy cây giống từ nguồn dự phòng khi gieo giống, nếu không có thì mua cây giống mới. Cây trồng giặm phải đạt tiêu chuẩn: cây to, khỏe, cứng cáp, không dị hình, không sâu bệnh, không dập nát, cây sau khi gieo.

Quy trình thu hoạch măng tây

Thu hoạch măng tơ thời gian đầu

Từ khi trồng đến khi thu hoạch khoảng 6 – 8 tháng tùy theo giống và điều kiện trồng trọt có thể bắt đầu thu hoạch. Trong 4 tháng đầu không thu măng chỉ tỉa bỏ cây xấu, cây bệnh.

Sau 4 lần tỉa (4 tháng tuổi kể từ khi trồng), có thể thu hoạch măng trong vòng 1 tháng. Chú ý chỉ thu cây măng nhỏ hơn cây mẹ, chồi lớn để lại thay thế cây mẹ. Tiếp đến cho cây nghỉ dưỡng 1 tháng, tỉa bỏ 1 lần chừa lại cây lớn. Đến tháng thứ 6 thì thu hoạch măng hàng hóa bình thường.

Thu hoạch, phân loại

Tiêu chuẩn thu hoạch

Khi các chồi măng nhú lên cao khỏi mặt đất khoảng 25 – 30 cm là lúc cần phải thu hoạch ngay để có được sản phẩm măng chất lượng cao. Sau khi thu hoạch, không nên để măng tây xanh tiếp xúc với ánh nắng làm cho chồi măng nhanh chóng bị già hóa, măng sẽ có nhiều xơ, mất dinh dưỡng, giảm chất lượng và mất giá trị thương phẩm. Thời gian thu hoạch măng tây xanh là buổi sáng, thường từ 5 – 8 giờ sáng mỗi ngày, trước khi mặt trời mọc để măng tránh tiếp xúc với ánh nắng.

Chọn chồi măng đã đạt chiều cao 20 cm trở lên, dùng tay nắm chặt gốc chồi măng, nghiêng 30 – 45 độ rồi giật nhẹ, chồi măng sẽ tách rời khỏi rễ trụ dễ dàng. Phân ra măng loại 1, 2, 3, 4 theo yêu cầu thu mua sản phẩm. Rửa sạch đất, cát (chú ý không để nước ướt đầu măng sẽ làm thối hỏng lá đài, làm hỏng chồi măng), bó lại thành bó 0,5 – 1,0 kg, xếp măng thẳng đứng, để nhẹ nhàng vào sọt hoặc xô nhựa. Cứ thế, tiếp tục khai thác măng mỗi ngày cho đến hết chu kỳ thu hoạch măng. Khi thấy cây mẹ sắp chuyển lá vàng (lão hóa) thì ngưng thu hoạch ngay, chọn giữ lại 4 – 6 chồi măng khỏe mạnh làm cây mẹ thay thế (trẻ hóa), tỉa bỏ cây nhỏ, cây mẹ già và cây bị sâu bệnh.

Nếu chăm sóc tốt, năm đầu mỗi cây có thể cho 1 – 2 chồi măng/ngày, từ năm thứ 2 mỗi cây có thể cho 2 – 3 chồi măng/ngày hoặc nhiều hơn tùy theo chế độ chăm sóc, trong đó có khoảng 80% là măng loại 1. Sau khi thu hoạch măng, cần phải nén chặt đất trồng nơi đã lấy măng.

Tiêu chuẩn phân loại

Măng tây là loại cây trồng lâu năm, đòi hỏi sự kiên trì của người trồng. Bạn phải mất cả 1 năm để có thể bắt đầu thu hoạch những cây măng đầu tiên. Tuy nhiên bạn chỉ cần chờ đợi sau lần thu hoạch đầu tiên này và tiếp tục giữ cây măng tây già. Thời gian thu hoạch có thể kéo dài từ 20-25 năm. Bài viết trên đây đã chia sẻ tới bạn kinh nghiệm trồng măng tây, kỹ thuật trồng không quá phức tạp. Bạn có thể thử sức trồng măng tây theo quy mô nhỏ tại nhà, chúc bạn thành công.

1/5 - (1 vote)

    Để lại một Bình luận

    Copyright 2023 – MobiFone

    Trung tâm Dịch vụ số MobiFone – Chi nhánh Tổng Công ty Viễn thông MobiFone

    Giấy ĐKKD: 0100686209-087
    Đăng ký thay đổi lần thứ 6 ngày 16/06/2023 cấp bởi Sở KHDT thành phố Hà Nội.

    Phát triển và vận hành sản phẩm: Công ty cổ phần giải pháp thời tiết WeatherPlus

    DMCA.com Protection Status

    Khám phá

    Liên hệ

    Trụ sở: Số 01 Phạm Văn Bạch, phường Yên Hòa, quận Cầu Giấy, TP Hà Nội

    Tải ứng dụng

    error: Content is protected !!