Cây mắc ca trồng bao lâu có trái và rất nhiều điều thú vị đặc biệt về cây mắc ca – loài cây cho hạt đắt nhất thế giới sẽ được mobiAgri tiết lộ trong bài viết hôm nay.
Nội dung bài viết
1. Cây mắc ca trồng bao lâu có trái
Theo kinh nghiệm trồng mắc ca tại các vùng trồng ở nước ta, cây mắc ca được trồng từ cây giống ghép sẽ cho quả sau khoảng 3-4 năm trồng và chăm sóc. Cây mắc ca trồng từ 10 năm trở lên bắt đầu cho quả ổn định và thu lợi kinh tế cho người trồng. Do đó việc tìm mua cây giống mắc ca chất lượng rất quan trọng với các nhà vườn.
Mắc ca chỉ phù hợp với những vùng có khí hậu vừa ấm áp lại mát mẻ, nơi có 2 mùa-mùa khô và mùa mưa rõ rệt nên có thể nói mắc ca là cây trồng khó tính.
2. Cách thu hoạch cây mắc ca
Qúa trình trồng và chăm sóc cây mắc ca có thể rất kỳ công nhưng cách thu hoạch mắc ca lại siêu đơn giản. Bạn chỉ cần chờ đến khi hạt mắc ca đủ tiêu chuẩn thu hoạch (vỏ quả chuyển màu từ xanh bóng sang xanh đậm), hãy trải sẵn bạt bên dưới gốc cây và chờ quả rụng rồi nhặt. Đơn giản quá phải không nào!
3. Vùng nào ở Việt Nam trồng mắc ca nhiều nhất
Năm 1993-1994, cây mắc ca mới bắt đầu được đưa về Việt Nam. Hiện nay, cây mắc ca được trồng tại nhiều vùng ở Việt Nam, trải dài từ Bắc Bộ đến Nam Bộ.
Có 2 vùng trồng mắc ca với diện tích lớn là Tây Nguyên (Đắk Lắk, Đắk Nông, Lâm Đồng); Tây Bắc Bộ (Sơn La, Hòa Bình). Gần đây, một số tỉnh Trung Bộ như Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh cũng đã bắt đầu trồng mắc ca.
4. Nguồn gốc của cây mắc ca
Mắc ca vốn là thức ăn hàng ngày của các thổ dân Úc. Đến thế kỷ 19, các nhà nghiên cứu mới tìm hiểu nghiêm túc về loại hạt này và đặt tên cho nó là macadamia (mắc ca) theo tên của Tiến sĩ John Macadam – người đầu tiên nghiên cứu về mắc ca.
Đến năm 1882, cây mắc ca đầu tiên đã được trồng ở đảo Hawaii (Mỹ), sau đó được nhân rộng khắp vùng. Ngày nay, Hawaii là một trong những nơi trồng mắc ca nhiều nhất, cung cấp số lượng lớn mắc ca cho toàn thế giới.
5. Tuổi thọ của cây mắc ca
Cây mắc ca trồng khá lâu mới bắt đầu cho trái, tuy nhiên khi cây đã cho trái ổn định thì thời gian cây cho trái có thể kéo dài từ 40-60 năm liên tục. Còn tại Úc và Hawaii, người ta cũng đã tìm thấy những cây mắc ca cổ thụ trăm năm tuổi bạn nhé!
6. Tại sao hạt mắc ca lại đắt tiền
Hạt mắc ca được mệnh danh là nữ hoàng của các loại hạt. Chúng giàu dinh dưỡng, thơm ngon vì chứa một lượng lớn các chất omega 3-6-9, đạm thực vật cùng nhiều khoáng chất thiết yếu cho cơ thể. Phụ nữ mang thai, trẻ em, người già bị bệnh tim mạch rất cần bổ sung hạt mắc ca trong khẩu phần ăn hàng ngày để bổ sung dinh dưỡng.
Ngoài ra, tinh dầu mắc ca có tính ứng dụng trong việc làm đẹp, chế biến thực phẩm chức năng, dầu mắc ca được coi là thần dược mang lại vẻ đẹp căng mịn cho làn da.
Các sản phẩm từ cây mắc ca như bánh kẹo, sữa hạt mắc ca đều rất được yêu thích và được bán với giá cao.
7. Có thể tách hạt mắc ca mà không dùng kìm không?
Hạt mắc ca rất cứng, để tách được hạt mắc ca cần có dụng cụ hỗ trợ để tách vỏ hạt. Tuy nhiên có một loài chim ở Úc có tên là vẹt lục bình có chiếc mỏ siêu khỏe, siêu cứng có thể dễ dàng tách vỏ hạt mắc ca mà không cần công cụ hỗ trợ.
8. Vỏ hạt mắc ca có thể tái chế
Hạt mắc ca rất quý và được nhiều người yêu thích thì ai cũng biết rồi. Tuy nhiên vỏ hạt mắc ca cũng có giá trị kinh tế vô cùng lớn thì không phải ai cũng biết đâu nhé.
- Hiện nay nhiều công ty của Úc và Mỹ đã chế biến vỏ mắc ca thành một chất dẻo màu xanh (nhựa xanh) và điện xanh thân thiện với môi trường, tuy nhiên chi phí sản xuất rất đắt đỏ.
- Hay vỏ quả mắc ca chứa một lượng dầu lớn có thể dùng làm chất đốt rất hiệu quả.
- Ngoài ra, người ta cũng ủ vỏ hạt mắc ca thành phân bón hữu cơ bón cho chính các vườn ươm cây giống mắc ca giúp hạn chế sử dụng phân hóa học, đồng thời cây con phát triển rất tốt, hạn chế sâu bệnh hại.
- Tại trường Đại học Thủ Dầu một, tỉnh Bình Dương, các nhà khoa học của nước ta đã đưa ra công trình nghiên cứu sản xuất than hoạt tính từ vỏ hạt mắc ca.
Trên đây là những điều thú vị rất đặc biệt về cây mắc ca – cây trồng tỷ đô đang được nhiều nơi săn đón. Ngoài ra khi hiểu rõ cây mắc ca trồng bao lâu có trái, bà con cũng đưa ra cân nhắc có nên trồng và mở rộng diện tích cây mắc ca hay không.
Biên tập bởi mobiAgri