Có 3 loại cà phê chính:
Cà phê chè: Tên khoa học là Coffea arabica.
Cà phê vối: Tên khoa học là Coffea canephora.
Cà phê mít: Tên khoa học là Coffea excelsa hoặc Coffea liberica.
Cà phê vối có nguồn gốc ở Châu Phi, phân bố rải rác dưới tán rừng thưa, thấp thuộc vùng châu thổ sông Congo.
Hạt cà phê được dùng để rang, xay uống hoặc tách chiết các hợp chất hóa học phục vụ cho y dược cũng như đời sống.
Caffeine trong hạt cà phê có tác dụng kích thích hệ thần kinh trung ương, làm cho tỉnh táo, kích thích khả năng làm việc, nhất là làm việc trí óc.
Caffeine còn dùng như là một thành phần trong các loại thuốc giảm đau, nhuộm tóc, làm đẹp. Cà phê là đồ uống đem lại giá trị dinh dưỡng cao do chứa nhiều hợp chất kali và magiê, 12% lipid, 12% protit, 4% chất khoáng. Khi uống làm cho con người có cảm giác khoan khoái, dễ chịu.
Trồng cà phê mang lại giá trị kinh tế, góp phần phủ xanh rừng, cải tạo môi sinh, chống lũ lụt, xói mòn, rửa trôi đất.
Cà phê vối (Robusta) chiếm gần 90% diện tích cà phê cả nước, tập trung ở Tây Nguyên 90% (Đăk Lăk 32%, Lâm Đồng 25%, Đăk Nông 19%, Gia Lai 12%, Kon Tum,); Đông Nam Bộ (Bình Phước, Đồng Nai)
Cà phê chè (Arabcia) chiếm gần 10% tập trung ở Tây Nguyên vùng Kon Tum (Kon Plong, Đăk Leik), Lâm Đồng (Đà Lạt, Đơn Dương, Lạc Dương, Bảo Lộc), Đak Lak ( Krông Năng), Đăk Nông (Đăk Song, Tuy Đức); Tây Bắc (Sơn La), Quảng Trị (Khe Sanh, Hướng Hóa).
Cà phê mít (Liberica) chiếm dưới 1%. Nghệ An, Quảng Trị, Gia Lai, Kon Tum là những tỉnh có điều kiện phù hợp cho phát triển cây công nghiệp nhưng không hoàn toàn thuận lợi cho cà phê phát triển.