Giá lúa gạo hôm nay ngày 11/1/2024: Lúa tươi OM 18 tăng 200 đồng/kg

Giá lúa gạo hôm nay (11/1) tại thị trường trong nước tăng nhẹ 100 – 200 đồng/kg. Trong đó, giá lúa tươi OM 18 tăng 200 đồng/kg, lên mức 8.200 đồng/kg được ghi nhận tại Cà Mau. Giá gạo ít biến động.

Giá lúa tươi hôm nay ngày 11/01

mobiAgri khảo sát, giá lúa gạo tại khu vực ĐBSCL như sau:

Tại An Giang, giá lúa tươi ổn định từ 7.900 – 9.700 đồng/kg.

Tại Cà Mau, giá lúa tươi OM 18 điều chỉnh tăng 200 đồng//kg, lên mức 8.200 đồng/kg; giá lúa tươi OM 576 tăng nhẹ 100 đồng/kg, đẩy mức thu mua lên 7.400 đồng/kg. Giá lúa tươi ST24 và lúa tươi ST25 đi ngang 9.600 – 10.500 đồng/kg.

Tại Cần Thơ, giá lúa tươi và lúa khô không ghi nhận thay đổi so với phiên giao dịch gần nhất 7.800 – 9.500 đồng/kg.

Thị trường lúa gạo ngày 11/01

Giá gạo hôm nay ngày (11/1) tại thị trường trong nước biến động nhẹ.

Tại An Giang, giá gạo tiếp tục duy trì từ 17.000 – 26.000 đồng/kg.

Tại Cà Mau, giá gạo ST24 và gạo ST25 giảm mạnh 1.000 đồng/kg, xuống còn 22.000 – 28.000 đồng/kg. Các chủng gạo còn lại đi ngang 14.500 – 16.000 đồng/kg.

Tại Cần Thơ, giá gạo Jasmine ở mức 17.000 đồng/kg, giá gạo CLC 4900 loanh quanh ở mức 15.000 đồng/kg.

Trên thị trường xuất khẩu, giá gạo xuất khẩu của Việt Nam tiếp tục đi ngang. Theo Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA), hiện giá gạo xuất khẩu 5% tấm của Việt Nam ở mức 653 USD/tấn; tương tự gạo 25% tấm ở mức 633 USD/tấn.

Cần phải xây dựng thương hiệu gạo Việt Nam

Theo ông Phùng Văn Thành – Tham tán thương mại Việt Nam tại Philippines, gạo là mặt hàng thiết yếu tại Philippines. Nước này nhập khoảng 3,5 đến 4 triệu tấn/năm, tương tự trong năm 2024 cũng vậy. Điều này cho thấy dư địa thị trường Philippines còn lớn để Việt Nam có thể khai thác tiếp.

Theo số liệu thống kê từ Bộ NN và PTNT, Philippines là thị trường số 1 của xuất khẩu gạo Việt Nam khi chiếm khoảng 35% thị phần. Trong đó, tháng 11 năm 2023, Việt Nam xuất khẩu sang Philippines 2,63 triệu tấn gạo, tương đương với 1,41 tỷ USD.

Ông Thành cho biết, Philippines nhận thấy sự phụ thuộc lớn về gạo Việt Nam nên đang đa dạng hóa nguồn cung. Thêm vào đó, theo ông Thành, vừa qua ông có đưa đoàn Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA) sang khảo sát Philippines nhưng tiếc là tìm không thấy gạo Việt Nam trên thị trường. Trong khi, gạo Nhật Bản và gạo Thái Lan họ lại làm thương hiệu rất tốt.

Như vậy, gạo Việt Nam dù rất mạnh về lượng nhưng lại không có thương hiệu ở thị trường này. Tuy nhiên, có nhiều người dân Philippines ăn gạo Việt Nam nhưng không hề biết. “Đây là điều chúng tôi rất trăn trở. Trong khi đó, gạo Nhật Bản, Thái Lan lại đang làm thương hiệu rất tốt” – ông Thành nhấn mạnh, cần phải xây dựng được thương hiệu gạo Việt Nam, để người dân Philippines biết được họ đang ăn gạo được trồng bởi nông dân Việt Nam. Đây là nhiệm vụ lớn cần làm bên cạnh duy trì sản lượng.

Nguồn thông tin giá: Viện chính sách

5/5 - (1 vote)

    Copyright 2023 – MobiFone

    Trung tâm Dịch vụ số MobiFone – Chi nhánh Tổng Công ty Viễn thông MobiFone

    Giấy ĐKKD: 0100686209-087
    Đăng ký thay đổi lần thứ 6 ngày 16/06/2023 cấp bởi Sở KHDT thành phố Hà Nội.

    Phát triển và vận hành sản phẩm: Công ty cổ phần giải pháp thời tiết WeatherPlus

    DMCA.com Protection Status

    Khám phá

    Tin tức - sự kiện

    Liên hệ

    Trụ sở: Số 01 Phạm Văn Bạch, phường Yên Hòa, quận Cầu Giấy, TP Hà Nội

    Tải ứng dụng

    error: Content is protected !!