Cách giâm cành mai chiếu thủy có lẽ là từ khóa mà rất nhiều người yêu loại cây này quan tâm. Vậy phải làm sao để có thể thực hiện đơn giản mà vẫn mang lại hiệu quả cao nhất?
Mai chiếu thủy hay mai chiếu thổ là loại cây được dùng để trang trí. Theo phong thủy, đây là loại cây mang lại nhiều may mắn cho chủ nhân, lại thu hút sự giàu sang thịnh vượng nên rất được ưa chuộng. Mai chiếu thủy phù hợp để trồng trong nhà, dễ trồng và chăm sóc, cùng tìm hiểu nếu bạn là người yêu thích loại cây đặc biệt này nhé!
Nội dung bài viết
Chọn giống cây
Trước khi bắt đầu tiến hành giâm cành, bạn cần chọn giống cây mai chiếu thủy. Giống có tốt mới cho những cây khỏe mạnh, tươi tắn. Chọn được vườn ươm uy tín đã quyết định một nửa thành công bước này. Đây cũng là khâu quan trọng nhất nên phải cực kì cẩn thận, bạn đừng vì tiếc tiền mà chọn bừa cành giống. Hãy chọn dựa trên các tiêu chí sau đây: lá cây nhiều, tươi tốt, cây không sâu bệnh, thân cứng cáp, những cây như vậy sẽ sinh trưởng tốt và dễ chăm sóc hơn rất nhiều.
Thời điểm lấy cành giâm cũng cần được lưu ý. Mai chiếu thủy sau khi đâm chồi và xuất hiện lá non đầu năm sẽ từ từ chuyển sang lá già rồi lại lặp lại chu kì này từ đầu. Những đợt này sẽ được gọi là ”pha động” và ”pha tĩnh”. Pha động chỉ thời điểm chồi, lá phát triển đến khi bắt đầu già. Pha tĩnh là thời điểm lá bắt đầu già trở đi. Đối với cây khỏe, pha tĩnh sẽ xảy ra trên toàn bộ thân cây.
Khi cây mai chiếu thủy đang trong giai đoạn pha tĩnh hơn 90% thì bạn có thể cắt bỏ lấy cành giống được. Thời điểm cắt cành hợp lí là sáng sớm hoặc chiều muộn, tránh thời điểm nắng gió làm cành giống khô héo. Sau khi cắt lập tức nhúng cành giâm vào trong nước, giữ cho lá ướt trước khi cắt cành giâm thành nhiều đoạn trong vòng 1 – 2 giờ đồng hồ là hợp lí.
Thời gian thích hợp trồng
Với đặc tính đặc biệt của mình thì cây mai chiếu thủy ưa nền nhiệt độ không quá cao hay quá thấp. bạn có thể tận dụng tính chất này để linh động hơn trong quá trình giâm cành ở các mùa trong năm. Ví dụ như mùa mưa cần có mái che tránh gây ngập úng. Mùa hè hạn chế lấy cành bởi đây là thời điểm chồi và lá phát triển mang đi giâm sẽ khó ra chồi mới. Lấy cành những tháng cuối năm thì cần bón đạm với lượng cao để kích chồi cho cây không ra nụ.
Cách giâm cành mai chiếu thủy
-Tách vỏ: Sau khi chọn được cành mai chiếu thủy phù hợp, bạn có thể tiến hành tách vỏ bằng cách gọt vòng quanh hai vòng với khoảng cách 2 – 2,5 lần đường kính cành, rạch một đường dọc nối hai vòng đó rồi nhẹ nhàng tách vỏ cây ra. Sau khi tách vỏ để cành nghỉ khoảng 2 giờ. Điều này sẽ giúp cho lớp nhựa cây khô lại. Tiếp tục bôi thuốc kích rễ lên vết cắt, để khoảng 5 – 7 ngày mới bắt đầu tạo bầu đất.
– Làm bầu đất: Bạn có thể bó bầu bằng rễ lục bình hoặc xơ dừa khô. Sau khi rửa sạch, ngâm nước vôi rồi phơi khô, bạn có thể tận dụng chúng để bó cho cành giâm.
– Chiết cành giâm: Sau khi rễ cây bắt đầu phát triển rồi chuyển sang màu vàng thì đó là lúc bạn có thể tách cây khỏi cây mẹ. Cắt bỏ 1/3 chiều dài cành và loại bỏ một số lá cho cây tập trung dinh dưỡng tốt hơn. Nếu bầu đất bị khô thì phải thường xuyên tiếp nước cho cây đủ ẩm.
– Giâm cành: Sau khi cắt, cần ngâm bầu đất trong nước 15 phút cho rễ hút nước. Sau đó loại bỏ túi nilon bên ngoài. Trộn tro, trấu, đất mùn để làm đất trồng cho cây, có thể thêm cọc cho cây đứng vững.
Chăm sóc mai chiếu thủy
Sau khi giâm cành, bạn cần lưu ý quan sát cây thường xuyên vì thời điểm đầu tiên này cây dễ nấm mốc tại các vết cắt. Một phần vì chưa có rễ, cây không hút được nước, dễ khô héo. Chính vì vậy bạn cần đảm bảo những điều sau:
– Nước tưới: Nguồn nước tưới cần đảm bảo đều đặn và đủ lượng. Nước cũng phải đảm bảo độ pH hợp lí, dao động từ 5,5-6,5, độ pH trong nước cũng thay đổi liên tục ở các thời điểm khác nhau trong ngày nên cần chú ý điều này. Ngoài ra thì lượng tưới cũng không cố định mà tùy theo tình hình thời tiết, nắng nhiều tưới nhiều lần, ít nắng bớt lượt tưới lại, chỉ tưới đủ ẩm, không tưới quá nhiều.
– Phòng bệnh: Mai chiếu thủy dễ bị nấm mốc nếu độ ẩm quá nhiều và kéo dài, nên bạn cần phun thuốc phòng chống nấm mốc trước đó để tránh tình trạng này xảy ra. Loại thuốc được sử dụng là Coc 85-Mancozeb, pha hai gói/8 lít nước, đem phun 5 ngày/lần. Loại bỏ hoàn toàn những cành, cây nhiễm bệnh ra khỏi vườn ươm để tránh lây lan sang các cây khác. Thời điểm cành giâm bắt đầu đâm chồi thì tiếp tục sử dụng Lannate, Admire ngừa bọ trĩ.
– Bón phân: Thời điểm mai chiếu thủy chưa có chồi hay lá thì không được bón phân cho cây. Chỉ được bón khi bắt đầu lá chuyển xanh, tiến hành bón bằng cách phun trên lá hoặc pha vào nước đem tưới với nồng độ thấp.
Vậy là bạn đã có trong tay bí kíp giâm cành mai chiếu thủy đơn giản nhưng mang lại hiệu quả cực kỳ cao. Tiến hành ngay và chúc bạn thành công!
Nông dân
Đây là chiết chứ đâu phải giâm???
mobiAgri
Xin chào anh/chị!
Cảm ơn chia sẻ của anh/chị cho mobiAgri.
mobiAgri ghi nhận sự nhầm lẫn trong bài, sẽ kiểm tra và sửa lại để đảm bảo sự chính xác.
Rất mong trong thời gian tới anh/chị theo dõi và góp ý thêm cho dịch vụ.
Em cảm ơn anh/chị!