Cây cúc nhám là loài hoa thường được chọn làm cảnh trang trí, bởi loài hoa này dễ trồng, hoa tươi sắc. Kỹ thuật trồng loài hoa này không quá khó, ai cũng có thể tự trồng tại nhà. Bài viết dưới đây sẽ chia sẻ tới bạn cách trồng và chăm sóc cúc lá nhám đơn giản nhất, hãy cùng tìm hiểu ngay nhé!
Giới thiệu về loài hoa cúc nhám
Cúc lá nhám còn được gọi với các tên rất mỹ miều như: Hoa duyên cúc, bách nhật, cúc zinnia,… tuy nhiên người ta thường gọi với cái tên quen thuộc là cúc lá nhám. Bông cúc lá nhám có nhiều cánh, hình dẹt xếp xen kẽ từng tầng. Đặc điểm nổi bật là mỗi tầng hoa có một màu sắc riêng, nhìn rất đẹp mắt, loại hoa này tươi lâu.
Cúc lá nhám đem lại không gian sống tươi mới, tràn trề sức sống. Loài hoa này có sức sống mãnh liệt nên thường được trồng để làm đẹp cảnh quan đô thị, khu vực vòng xuyến, công viên. Loài hoa này mang ý nghĩa tượng trưng cho tình bạn, sự chân thành, tình cảm thân thiết. Ngoài ra loài hoa này còn mang ý nghĩa thể hiện một nỗi nhớ nhung, lòng biết ơn đối với những người quá cố hay những người bạn cố nhân.
Thời vụ trồng hoa cúc nhám
Cúc lá nhám có trồng được quanh năm, tuy nhiên thời gian thích hợp nhất là vào mùa hè. Vì đặc tính cây hoa cúc nhám ưa nắng, điều kiện thời tiết mùa hè sẽ kích thích cây mọc nhanh, khỏe hơn. Nên chọn chỗ nhiều ánh sáng để gieo hạt, tạo điều kiện sinh trưởng tốt cho cây.
Chuẩn bị trước khi trồng hoa cúc lá nhám
Đất trồng hoa cúc lá nhám
Loại đất phù hợp để trồng hoa cúc lá nhám phải là đất hỗn hợp của tảo biển, có thể trộn thêm xơ dừa, trùn quế và các loại mùn cưa, trấu hun giúp tăng dinh dưỡng cho đất, giúp đất tơi xốp.
Ngoài ra cần có chậu trồng hoặc trồng trực tiếp ra khuôn viên đất rộng. Hạt giống hoa phải chọn những hạt chắc, mẩy. Nên loại bỏ hạt lép bằng cách ngâm hạt trong nước, những hạt lép nhẹ sẽ nổi lên mặt nước.
Cách trồng hoa cúc lá nhám
Để cây trồng sinh trưởng tốt hãy làm theo hướng dẫn sau. Tiến hành gieo hạt, bỏ đất vào chậu hoặc khay tưới nước cho ướt đất. Tỉ lệ hạt cách hạt 2-3cm, sau đó phủ một lớp đất mỏng lên trên. Nếu gieo trồng trên diện tích lớn, cần làm luống và gieo hạt thưa lên trên luống. Sau đó phủ một lớp đất tơi mỏng lên trên, sử dụng bình phun sương để tưới lên bề mặt. Hàng ngày tiếp tục sử dụng bình phun sương tưới lên bề mặt, không tưới quá nhiều làm hạt dễ bị nấm mốc, thối. Sau khoảng thời gian từ 3-5 ngày hạt sẽ nảy mầm.
Cách chăm sóc cây
Bón phân cho cây cúc lá nhám
Khoảng 10 ngày sau gieo trồng sử dụng phân bón để phun cho cây. Chọn thời gian buổi sáng sớm hoặc chiều trời râm mát, để bón. Khi cây con phát triển được 20 ngày sử dụng NPK hòa loãng vào nước để tưới, sau đó dùng nước tưới lại. Khi cây con được 304 cặp lá tiến hành tách cây trồng ra chậu khác hoặc sang luống khác, giảm mật độ cây trồng giúp cây thoáng khí hơn. Trong thời gian cây ra nụ và hoa, có thể dùng thêm phân vi lượng để giúp cây sinh trưởng tốt, hoa đẹp.
Tưới nước và tỉa cây
Nên tưới ngày 2 lần cho cây vào buổi sáng và tối, tránh tưới vào lúc nắng gắt. Sử dụng bình phun dạng sương, giúp cây không bị rửa trôi, hoa không bị dập nát.
Khi cây lớn dần sẽ phát triển thêm nhiều cành, để tránh mật độ quá dày, các cây cạnh tranh nhau làm cây còi cọc nên tiến hành nhổ tỉa. Bỏ những cây con, yếu hơn hoặc có thể đánh trồng sang luống mới.
Phòng bệnh cho cúc lá nhám
Cây cúc lá nhám thường gặp một số bệnh phổ biến như: Sâu vẽ lá, sâu ăn lá, sâu ăn hoa, do nhện, rệp làm tổ. Ngoài ra cây sẽ bị bệnh thối rễ nếu tưới quá nhiều nước, dễ ngập úng hoặc xảy ra vào mùa mưa nếu không thoát nước sớm. Vì vậy cần thường xuyên kiểm tra để có những biện pháp phòng và điều trị bệnh kịp thời.