Kỹ thuật chăm sóc cây dừa theo từng giai đoạn

Cây dừa là loại cây lâu năm, dễ trồng không tốn quá nhiều công chăm sóc. Tuy nhiên không vì vậy mà lơ là việc chăm bón, phòng ngừa sâu bệnh đúng kỹ thuật. Điều này sẽ giúp bạn đem lại nguồn hiệu quả kinh tế cao khi trồng dừa theo quy mô lớn. Hãy tham khảo thông tin kỹ thuật chăm sóc cây dừa dưới đây để có được một vườn dừa chất lượng nhé!

Kỹ thuật chăm sóc cơ bản

Tưới nước

Trong giai đoạn đầu mới trồng, nếu trời không mưa thì mỗi ngày tưới 1 lần vào sáng sớm hoặc chiều mát cho đến khi cây bén rễ mới thì có thể tưới 2 – 3 lần/tuần.

Khi cây bắt đầu cho quả, nên duy trì tưới 1 – 2 lần/tuần trong mùa khô giúp trái phát triển đồng đều và giúp hạn chế việc rụng trái non.

Làm cỏ

Dừa khi mới trồng thì cần làm cỏ thường xuyên để tránh cỏ cạnh tranh dinh dưỡng.

Dừa mới trồng.

Trong giai đoạn dừa chưa cho trái (thời kỳ kiến thiết cơ bản), nên thường xuyên canh tác các loại cây ngắn ngày, cây họ Đậu để che phủ đất, hạn chế sự rửa trôi, tăng thêm dinh dưỡng cho đất và hạn chế sự phát triển của cỏ dại.

Trồng xen dừa Xiêm và mít Thái.

Khi dừa cho trái ổn định thì tán dừa đã giao lá, vì vậy cũng hạn chế được cỏ dại. Đặc biệt ở các vườn dừa lão thì đa phần bên dưới tán dừa không có ánh sáng, do đó cỏ dại cũng không phát triển hoặc nếu có thì cũng rất ít.

Vườn dừa lão

Trồng giặm

Do đặc điểm thân dừa không nẩy chồi như các cây trồng khác do đó phải trồng giặm khi có cây dừa chết. Vì vậy khi chuẩn bị trồng dừa thường phải dự trù lượng cây trồng giặm (5 – 10%).

Che mát và tủ gốc

Sau khi trồng cần che mát cho cây cho đến khi cây bén rễ, phát triển tốt. Che mát cho cây nhằm hạn chế sự bốc hơi nước qua lá, giúp cây phục hồi nhanh.

Dùng rơm tủ gốc.

Ngoài ra, để giảm bớt lượng nước bốc hơi trong mùa khô có thể dùng rơm, rạ hay bụi xơ dừa hoặc lá dừa để phủ xung quanh gốc dừa.

Dùng lá dừa tủ gốc

Tỉa cành và tạo tán

Cây dừa nhỏ

Khi các lá non già và khô đi cần tỉa cho thông thoáng cây dừa để tránh cho kiến vương cũng như một số loại nấm xâm nhập vào cây.

Dừa trưởng thành

Dọn dẹp các tàu lá khô và nhen dừa trên cây để tránh chuột đến làm tổ.

3 tháng dọn dẹp 1 lần, tuy nhiên lưu ý cũng không nên rọc bỏ toàn bộ nhen dừa ở các bẹ dừa non vì dễ làm tuột bẹ khi trái sai.

Bón phân thời kì kiến thiết cơ bản

Lượng phân bón nguyên chất

Tỷ lệ lượng phân bón cho từng thời kỳ sinh trưởng phát triển của cây

Phương pháp bón

Bón lót: Sử dụng ½ lượng vôi bón xung quanh hố, ½ còn lại trộn đều với phân chuồng + ½ lượng phân Lân + đất vụn, sau đó đem cho vào hố. Lượng Lân còn lại sẽ rãi xung quanh mặt sau khi trồng cây.

Bón thúc:

Đối với dừa còn nhỏ, có thể hòa nước tưới hoặc rải xung quanh gốc rồi tưới nước.

Đối với dừa trưởng thành, có thể bón theo rãnh hoặc bón rải đều xung quanh gốc.

Nên bón theo hình chiếu tán cây, thông thường nên cuốc 2 rãnh đối diện cách gốc từ 1,5 – 2 m (bề rộng rãnh từ 10 – 15 cm, sâu 15 – 20 cm). Sau đó cho phân vào lấp lại và tưới nước. Lần bón kế tiếp sẽ cuốc 2 rãnh còn lại.

Một số loại phân bón thường dùng trong sản xuất

Phân đơn: Urê 46% N, Super Lân 16% P, Kali clorua 60% K.

Phân tổng hợp: NPK 16 -16 – 8 hoặc 20 – 20 – 15 Việt – Hàn…

Bón phân thời kì kinh doanh

Lượng phân bón nguyên chất

Lưu ý: Đối với vùng đồng bằng sông Cửu Long có thể sử dụng phân chuồng, vùng duyên hải Nam Trung Bộ sử dung Dolomit.

Tỷ lệ lượng phân bón cho từng thời kỳ sinh trưởng phát triển của cây

Lưu ý: Đối với phân chuồng có thể bón 1 lần, mục đích cung cấp mùn, hàm lượng hữu cơ và đặc biệt có thể giúp cây giữ ẩm và làm đất tơi xốp (miền Trung có thể sử dụng phân chuồng, Nam Bộ có thể sử dung phân khoáng/phân chuồng).

Phương pháp bón

Phân vô cơ: Chia nhỏ nhiều lần để bón trong năm, giúp cây hấp thu hết dưỡng chất và tránh thất thoát do bốc hơi, rửa trôi… (đối với dừa nếu có điều kiện bón 1 – 2 tháng/lần sẽ rất tốt).

Phân hữu cơ: Thường phân hữu cơ được dùng để bón lót là chính, tuy nhiên nếu đất xấu, bạc màu có thể bón tăng cường thêm 1 – 2 lần/năm.

Một số loại phân bón thường dùng trong sản xuất

Phân đơn: Urê 46%N, Super Lân 16% P, Kali clorua 60% K.

Phân tổng hợp: NPK 16 -16 – 8 hoặc 20 – 20 – 15 Việt – Hàn…

Ngoài phân hoá học, việc bón phân hữu cơ cho dừa cũng rất quan trọng nhằm cung cấp thêm phân vi lượng, cải tạo đất, giúp cho đất tơi xốp để cây sinh trưởng tốt, tăng sức đề kháng và đạt năng suất cao. Phân hữu cơ có thể là các loại phân chuồng hoai mục, xác bã thực vật, rơm rạ, cỏ mục…), hoặc có thể bón thêm phân hữu cơ khoáng. Ở đồng bằng sông Cửu Long, ngoài phù sa sông thì bùn ao cũng là nguồn cung cấp chất hữu cơ và chất dinh dưỡng cho vườn dừa. Có thể bồi bùn 2 năm một lần. Nên bồi vào mùa nắng, khi bồi chỉ nên trải một lớp bùn dày khoảng 3 – 5 cm. Bồi quá dày có thể đưa phèn lên mặt liếp, ảnh hưởng đến sự sinh trưởng của cây.

Cách bón phân

Đối với dừa mới trồng có thể pha nước tưới hoặc bón trực tiếp xung quanh gốc.

Đối với dừa trưởng thành có thể đào rãnh chung quanh cách gốc 1,5 – 2 m, theo hình chiếu tán lá, trộn đều phân rải xuống rãnh và lấp đất lại. Hoặc cũng có thể rải chung quanh gốc kết hợp với bồi bùn. Toàn bộ lượng phân bón có thể chia ra bón, ít nhất 2 lần mỗi năm. Tuy nhiên, nếu có điều kiện thì nên chia lượng phân bón mỗi 2 tháng/lần, như vậy có thể giúp cây hút hết dinh dưỡng và tránh thất thoát phân.

Bài viết trên đây là những thông tin tổng quan kỹ thuật chăm sóc cây dừa theo từng giai đoạn. Mong rằng khi bạn áp dụng đúng các cách chăm sóc, bón phân, biện pháp phòng trừ sâu bệnh sẽ đem lại hiệu quả cao khi trồng dừa.

1/5 - (3 votes)

    Để lại một Bình luận

    Copyright 2023 – MobiFone

    Giấy ĐKKD: 0100686209-087. Đăng ký thay đổi lần thứ 6 ngày 16/06/2023 cấp bởi Sở KHDT thành phố Hà Nội.

    Giấy phép thiết lập Mạng xã hội trên mạng số 145/GP-BTTTT cấp ngày 30/05/2024 bởi Bộ Thông tin và Truyền thông.

    Chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Lê Quang Minh – Giám đốc Trung tâm Dịch vụ số MobiFone – Tổng Công ty Viễn thông MobiFone.

    Phát triển và vận hành sản phẩm: Công ty cổ phần giải pháp thời tiết WeatherPlus

    DMCA.com Protection Status

    Khám phá

    Tin tức - sự kiện

    Liên hệ

    Trụ sở: Số 01 Phạm Văn Bạch, phường Yên Hòa, quận Cầu Giấy, TP Hà Nội

    Tải ứng dụng

    error: Content is protected !!