Kỹ thuật trồng cam sành kiểu mới quả mọng nước, năng suất cao

Cam sành được sử dụng quanh năm nên đây là nguồn thu nhập tiềm năng. Nhưng với người mới, không phải ai cũng biết kỹ thuật trồng cam sành ra sao để mang lại hiệu quả. 

Cam sành giá rẻ, lượng tiêu thụ lại cực kỳ lớn. Loại trái cây này cung cấp nhiều vitamin, dễ ăn, dễ uống, người lớn hay trẻ nhỏ đều sử dụng được và sử dụng được quanh năm. Đáp ứng nhu cầu của người dùng, nhiều gia đình làm nông nghiệp đã chuyển hướng sang trồng cam sành và thu về lợi nhuận lớn. Nếu có kỹ thuật trồng cam sành hiệu quả trong tay, chủ vườn chỉ mất 1.5 năm chờ cây kết trái và thu hoạch trường kì tới chục năm sau đó. 

Cây cam sành

Cam sành có hai loại phổ biến là cây chiết cành và cây ghép cành. Với cây chiết cành, ưu điểm của cây là mau kết trái, tuy nhiên sức sống cây kém. Với cây ghép cành, ưu điểm là tuổi thọ cao, cây ít sâu bệnh, nhược điểm của cây là lâu đơm trái Tùy theo mục đích canh tác mà chủ vườn chọn cho mình loại cây phù hợp.  

Thời điểm, mật độ thích hợp để trồng cây cam sành 

Khoảng thời gian phù hợp để trồng cây là tháng 4- 5 hoặc tháng 9-10. Hai thời điểm này đảm bảo sự ổn định về nước tưới cho cây phát triển tốt nhất, nhanh ra rễ và mang lại năng suất cao nhất.

Không có tiêu chuẩn cụ thể nào cho mật độ trồng cây. Mật độ trồng sẽ phụ thuộc vào các yếu tố khí hậu, loại đất trồng, diện tích đất trồng,… Có thể là 4x5m, 4x4m, 4x3m. Nhưng hố trồng phải đảm bảo kích thước 40x40x40cm hoặc 60x60x60cm.

Kỹ thuật trồng cam sành mang lại hiệu quả cao

Làm đất

Canh sành là loại cây dễ tính, có thể canh tác ở nhiều loại đất khác nhau, miễn là chủ vườn tận dụng được loại đất ở khu vực mà mình có. Đất thịt pha là lớp nền lý tưởng nhất, nhưng không có nghĩa đất vùng trũng, đất cao nguyên không thể trồng được cam, chỉ cần chủ vườn duy trì ổn định nguồn nước tưới là hoàn toàn có thể giải quyết được vấn đề đất trồng. 

Bón lót cho cây

Hố trồng phải đào trước một tháng và tiến hành bón lót  với 30-40kg phân chuồng mục (hoặc 15-20kg phân hữu cơ sinh học) trộn cùng 0.3-0.5kg phân lân, 0.1-0.2 kg kali. Trộn đều chỗ phân này với đất mặt và đất giữa, trải một lớp đất xuống trước, sau đó là đất đã trộn phân, đào thành hố.  0.5-1kg vôi bột, 0.1kg thuốc sâu dạng bột trộn riêng và rải lên mặt, cuối cùng phủ lớp đất mỏng 2-3cm là hoàn thành. 

Cách trồng cam sành

Xả nước đầy hố. 10-15 ngày sau đó rải thuốc sâu bột lên rồi đảo đều, 15 ngày sau đó là có thể trồng cây bầu vào. 

Kỹ thuật trồng cam sành

Đào một hố lớn ở giữa, sao cho hố lớn hơn bầu cây. Rạch túi đựng bầu cây nhẹ nhàng, tránh làm đứt rễ hoặc vỡ bầu đất. Suốt quá trình trồng giữ bầu đất thẳng, thao tác nhẹ nhàng, phủ đất lên trên và nén nhẹ quanh gốc cây. Có thể dùng thêm cọc cố định cho cây đứng vững, phủ thêm rơm, rạ, cỏ khô ở gốc để duy trì độ ẩm nếu trồng cam sành vào mùa khô. Tiến hành tưới nước ngay sau khi trồng, sau đó giãn cữ 3-5 ngày/lần trong tháng đầu tiên. 

Chăm sóc cây thế nào để tối ưu năng suất?

Kỹ thuật trồng cam sành sẽ không mang lại hiệu quả nếu quá trình chăm sóc cây chủ vườn không duy trì. 

Đảm bảo nước tưới: Đầu tiên, cần đảm bảo nguồn nước tưới cho cam, đặc biệt vào mùa khô, thời điểm trái đang phát triển và khi cam sắp chín. 

Dọn cỏ: Dọn dẹp cỏ dại thường xuyên hoặc hạn chế cỏ dại bằng cách phủ gốc với rơm, rạ, cỏ khô,…. làm đất sau những đợt mưa lớn kéo dài. 

Cách trồng cam sành

Cắt tỉa: Khi cây lớn và bắt đầu có tán, chủ vườn nên theo dõi thường xuyên, loại bỏ cành tán mọc từ gốc ghép. Thông thường, từ 1-2 tháng cây đã bắt đầu đâm chồi, nên duy trì chiều cao của ngọn khoảng 70cm, giữ lại 7-10 chồi thực sự khỏe mạnh, mọc đều ở các tán để hấp thụ đủ ánh sáng nhất. Giai đoạn cây trưởng thành, cần loại bỏ thêm cành sâu bệnh, cành già, cành khô, cành gãy,… 

Chắn gió cho cây: Dù ở đồng bằng hay vùng cao thì việc trồng cây chắn gió cũng rất cần thiết cho cam sành. Cây chắn gió hạn chế sự gãy, đổ, sự bốc hơi, hạn chế ma xát gây rụng quả. Một lưu ý nhỏ khi trồng cây chắn gió, đó là trồng vuông góc với hướng gió đến cây cam sành ít nhất 5m, như vậy hai cây sẽ không hấp thụ dinh dưỡng của nhau. 

Bón phân: Bón lót đã thực hiện ngay khi làm đất để cải thiện dinh dưỡng, độ tơi xốp trước khi trồng. Bón thúc thực hiện 3 lần/năm để duy trì sự phát triển ổn định của cây. Có thể dùng thêm phân bón lá để cây lớn nhanh, khỏe, mau đậu trái hơn. 

Cam sành là loại cây dễ tính, dễ trồng, nhưng có kỹ thuật trồng cam sành trong tay, chắc chắn chủ vườn sẽ có một vụ mùa bội thu hơn rất nhiều. 

1/5 - (3 votes)

    Để lại một Bình luận

    Copyright 2023 – MobiFone

    Trung tâm Dịch vụ số MobiFone – Chi nhánh Tổng Công ty Viễn thông MobiFone

    Giấy ĐKKD: 0100686209-087
    Đăng ký thay đổi lần thứ 6 ngày 16/06/2023 cấp bởi Sở KHDT thành phố Hà Nội.

    Phát triển và vận hành sản phẩm: Công ty cổ phần giải pháp thời tiết WeatherPlus

    DMCA.com Protection Status

    Khám phá

    Tin tức - sự kiện

    Liên hệ

    Trụ sở: Số 01 Phạm Văn Bạch, phường Yên Hòa, quận Cầu Giấy, TP Hà Nội

    Tải ứng dụng

    error: Content is protected !!