Cau là loại cây khá quen thuộc với đời sống của chúng ta, tuy nhiên nếu trồng cau để kinh doanh thì ai nắm trong tay kỹ thuật trồng cau, người đó chiếm ưu thế.
Cây cau gần gũi với cuộc sống của người Việt nên dễ hiểu khi nó được trồng ở rất nhiều nơi. Cau cũng khá dễ trồng, nhưng không phải ai cũng biết cách để trồng cau mang lại nguồn thu nhập ổn định nhất. Cau sinh ra để trồng ở miền nhiệt đới, cây cao thẳng, quả tròn, người Việt từ xưa đến nay tận dụng từ lá cho đến mo, đến hoa, quả,… nên đây là loại cây đa năng trong cuộc sống của họ. Chính vì vậy bà con có thể cân nhắc chọn cây cau để khởi nghiệp nếu vẫn còn băn khoăn chưa biết chọn giống gì để canh tác vụ này.
Nội dung bài viết
Chọn giống
Vụ mùa có thành công hay không bước đầu tiên và cũng vô cùng quan trọng chính là chọn được giống. Để vườn cau đẹp, sinh trưởng tốt cần có cây mẹ tốt. Bà con hãy chọn lấy cây cao lớn, không sâu bệnh, buồng có trái đều, to, sai trái. Ngoài ra để canh tác về lâu về dài, cau lưng bẹ là giống hợp lí hơn cả vì mang đến hiệu quả kinh tế cao.
Để ươm được cây giống, bà con cần cắt buồng làm giống khi quả chín, quả được hái xuống sẽ bảo quản tại nươi thoáng mát trong vòng 20 ngày cho cuống nảy mầm nhỏ màu trắng là đạt yêu cầu. Sau khi quả nảy mầm, tiếp tục ươm giống trong cát cẩm 20 ngày nữa, liên tục kiểm tra xem quả nảy nầm đến đâu.
Với những quả nảy mầm đều, đẹp là có thể chuyển sang bầu đất, đất để làm bầu sẽ gồm: đất, phân chuồng hoai mục, cát, xơ dừa theo tỉ lệ 1-4.
Kỹ thuật trồng cau đơn giản, hiệu quả
Đặc tính của cây cau là lúc nhỏ chịu bóng, lớn ưa ánh sáng và thích chỗ ẩm ướt, giàu dinh dưỡng. Chính vì vậy nơi trồng cau cần ánh sáng cực tốt. Thời điểm cuối mùa thu, cây giống bắt đầu có 2 – 3 chiếc lá đầu tiên, bà con có thể mang cau ra vườn trồng vào hố. Mỗi hố rộng 70x70cm và cách nhau khoảng 2m. Thông thường một sào đất có thể trồng được 60-70 cây.
Ngay sau khi trồng, bà con cần tưới nước và bón thêm phân chuồng hoai mục hoặc phân vi sinh, bón vôi để phòng bệnh cho cây.
Chăm sóc cây cau
Để có những cây cau đẹp, phát triển khỏe mạnh và cho quả đồng đều rất cần kĩ thuật chăm sóc đúng cách. Dù cau là loại cây khá dễ trồng nhưng vẫn phải đảm bảo đủ ánh sáng cho cây, tưới nước thường xuyên, làm cỏ liên tục và khắc phục nhanh chóng các dấu hiệu sâu bệnh. Với cau, sâu bệnh hai chủ yếu mà cây gặp phải là bọ nẹt, sâu cuốn lá, nhện và rầy,…. những loại này khá dễ xử lý, chỉ cần phun thuốc phòng trừ là được.
Đảm bảo lượng nước tưới phù hợp cho cây, cau là loại ưa ẩm nên thiếu nước cây sẽ khô, còi cọc và thân teo tóp rất mất thẩm mỹ. Ngoài ra, bà con cần bón phân định kì để bổ sung dinh dưỡng cho cây phát triển nữa, có thể là phân chuồng hoai mục, phân hữu cơ hay phân vi sinh đều được,….
Thu hoạch
Kể từ thời điểm ươm cây giống đến lúc cây bắt đầu cho ra trái đợt đầu tiên mất khoảng 5 năm, nên có kĩ thuật trồng cau bà con mới có thể chăm sóc đúng cách và kiên nhẫn đến mùa thu hoạch. Quá trình thu hoạch cau, bà con cần lưu ý hái những buồng quả vừa ăn trước. Quả già không hái, quả non để lại. Khi hái cần thoa tác nhẹ nhàng để tránh làm rụng trái, xước trái, bán sẽ mất giá.
Như vậy tròng cay tuy tốn nhiều thời gian nhưng bù lại nguồn thu ổn định và chăm sóc cây cũng không quá vất vả. Hy vọng với những chia sẻ này, bà con có thể trồng cau đẹp, phát triển tốt, sai trái và bán được giá!