Kỹ thuật trồng cây hồi cho năng suất cao

Nhiều năm trở lại đây, cây hồi trở thành cây trồng xóa đói giảm nghèo cho bà con vùng cao. Để đảm bảo quá trình thâm canh cây hồi hiệu quả cho năng suất, chất lượng tốt, mời bà con cùng mobiAgri tìm hiểu trong bài viết dưới đây.

Dựa vào đặc điểm sinh trưởng của cây hồi thì người dân trồng lấy quả để sản xuất tinh dầu và được trồng tập trung ở các tỉnh biên giới phía Bắc. Bà con có thể trồng cây hồi xen với các cây trồng khác để tăng giá trị kinh tế và phòng hộ giữ đất, giữ nước. Nếu cây hồi được trồng và chăm sóc đúng kỹ thuật thì sẽ cho năng suất cao và ổn định, kéo dài thời gian thu hoạch lên tới 20-80 năm. 

Khái quát chung về cây hồi

Đặc điểm hình thái

Cây hồi là cây thân gỗ, có chiều cao từ 6-15 m, mọc thẳng, tròn, vỏ màu xám sáng. Cành nhẵn, màu lục nhạt sau chuyển nâu xám. Lá mọc tập trung đầu cành, phiến lá dày, hình trứng, mặt trên lá mùa lục sẫm, mặt dưới lá màu xanh nhạt, cuống lá dài 7-8cm.

Hoa hồi là hoa lưỡng tính, mọc đơn lẻ ở kẽ lá, quả phức hình sao, non có màu xanh lục, già chuyển sang màu nâu sẫm. Hạt nhẵn, hình trứng. Hoa thường nở vào tháng 3-5. Ở Việt Nam, cây hồi chủ yếu trồng ở 2 tỉnh Quảng Ninh và Lạng Sơn.

Đặc điểm sinh trưởng

Cây hồi thích hợp trồng ở khu vực có lượng mưa trung bình 1.200-1.800mm/năm, độ ẩm 70-80%. Nhiệt độ trung bình từ 20-21oC. Khi cây hồi còn non sẽ không chịu được nhiệt độ cao và ánh nắng trực tiếp nên cần phải che bóng cho cây trong giai đoạn vườn ươm và những năm mới trồng. Tuy nhiên cây con lại có khả năng chịu rét tốt, không bị chết vì sương muối.

Cây hồi ưa trồng trên đất màu mỡ, thoát nước tốt, độ mùn cao, pH từ 4-6, cụ thể là đất feralit đỏ, nâu đến vàng, phát triển trên đá RiRiolit, Sa thạch, Phiến thạch sét. Cây hồi không ưa trồng trên tầng đất mỏng, đất bị thoái hóa, bạc màu, khu vực không đủ ánh sáng, độ ẩm cao.

Cây không thích hợp trồng trên nền đá vôi, đất cát, tầng đất mỏng, xói mòn, các khe sâu không đủ ánh sáng, độ ẩm cao, đất bị thoái hóa bạc màu.

Ý nghĩa và tác dụng

Quả cây hồi được biết đến là gia vị yêu thích trong chế biến các món ăn ngon và nó đã tạo ra nguồn thu nhập ổn định cho người dân vùng cao.

Cây hồi là nguyên liệu để chiết xuất ra các chất như Tamiflu, Osaltamivir, Shikimic,… Đây là các chất là thành phần của thuốc kháng sinh kháng virus rất hiệu quả.

Trong y học dân gian, cây hồi được sử dụng để chữa đau bụng, giảm đau, kích thích tiêu hóa, giảm co bóp dạ dày. Tinh dầu hồi có công dụng kháng khuẩn, ức chế sự phát triển của vi khuẩn lao. Ngoài ra, quả hồi còn được sử dụng trong sản xuất thuốc trừ sâu thảo mộc để tiêu diệt ký sinh trùng trên gia súc.

Chuẩn bị trồng hồi

Thời vụ trồng

Thời gian trồng cây hồi thích hợp nhất là vụ Xuân từ tháng 2-3 và vụ Hè Thu từ tháng 6-8.

Mật độ trồng: Với cây hồi trồng lấy lá thì mật độ trồng là 5.000 cây/ha đảm bảo hàng cách hàng 2m và cây cách cây từ 1m.

Vị trí trồng

Bà con có thể trồng dưới tán rừng gỗ, trên đất cỏ bụi hoặc đất nghèo kali. Nên trồng ở sườn đồi có tầng đất dày và nhiều dinh dưỡng.

Chọn giống và nhân giống

Cây hồi chủ yếu được nhân giống từ hạt. Hạt giống được chọn từ những quả chín của cây mẹ khỏe mạnh, tuổi từ 15-20 năm, sai quả, có khả năng chống chịu sâu bệnh tốt. Vườn ươm giống cần có mái che để tránh bị ảnh hưởng bởi thời tiết tới cây con. Đất vườn ươm được cày bừa kỹ, dọn sạch tàn dư và xử lý đất. 

Để tăng tỷ lệ nảy mầm trước khi gieo hạt hồi giống cần ngâm trong nước ấm (2 sôi, 3 lạnh) khoảng 2-3 giờ. Tiếp theo, bà con vớt ra để ráo rồi gieo theo rạch, gieo trực tiếp vào bầu hoặc gieo vãi trên luống.

Đào hố và bón lót

Chuẩn bị hố trồng cây hồi cần đảm bảo kích thước sâu và rộng 50-60cm.

Bón lót: Bà con cần bón lót trước khi trồng để tăng tỷ lệ sống, mỗi hố bón 1kg phân chuồng hoai mục hoặc 0,1kg phân tổng hợp NPK 5:10:3. Bón lót kết hợp đào hố trước trồng ít nhất 20 ngày.

Kỹ thuật trồng hồi

Bà con nên trồng cây hồi khi trời mát, có mưa nhỏ hoặc nắng nhẹ, đất đủ ẩm. Rải cây đến đâu trồng hết đến đó và trồng từ trên xuống chân đồi. Tiếp theo, dùng cuốc nhỏ đào 1 hố sâu hơn chiều dài của bầu cây 1-2cm. Khi trồng cần xé bỏ lớp nilon của bầu cây và đặt cây con thẳng giữa hố, chú ý nhẹ nhàng tránh vỡ bầu. Cuối cùng, bà còn lấp đầy hố cao hơn mặt khoảng 2-3cm và nenschawtj để cố định cây nhưng chú ý tránh làm hại đến bầu. Sau khi trồng bà con nên tưới đẫm nước để giúp cây nhanh bén rễ hoăc dùng cỏ khô, rơm rạ phủ gốc giữ ẩm cho cây.

Chăm sóc cây hồi

Tưới nước: Giai đoạn cây hồi cần nhiều nước nhất là khi cây còn non từ 1-3 tuổi. Đến giai đoạn trên 10 năm tuổi cây có khả năng chịu hạn trung bình nên bà con cần điều chỉnh lượng nước tưới phù hợp theo điều kiện thời tiết.

Làm sạch cỏ dại: Thường xuyên làm sạch cỏ để tránh cạnh tranh dinh dưỡng với cây hồi đồng thời hạn chế nơi trú ẩn của sâu, bệnh hại.

Tủ gốc: Nếu trồng ở những khu vực thường xuyên xảy ra khô hạn thì cần tiến hành che phủ gốc bằng rơm rạ, cây phân xanh để giữ ẩm cho cây.

Xới đất: Bà con nên xới phá váng sau những trận mưa to để đất thoáng khí tránh phát sinh nấm bệnh hại.

Bón phân: Mỗi năm bà con cần bón thúc cho cây hồi 1-2 đợt. Đợt 1 vào tháng 2-3, đợt 2 bón vào tháng 6-7. Liều lượng bón cho 1 gốc là từ 0,3 – 0,5 kg phân NPK. Kỹ thuật bón thúc: Cần phát quang quanh gốc, đào rãnh 15-20cm cách gốc 1m, sau đó bón phân vào rãnh rồi lấp đất lại.

Phòng trừ sâu bệnh hại:

Cây hồi có sức chống chịu tốt nên có khả năng kháng sâu bệnh hại, vì thế người trồng hầu như không cần phải xử lý sâu bệnh hại.

Thu hoạch

Cây hồi nếu được trồng và chăm sóc tốt sẽ cho hoa sau 4 năm trồng. Năng suất từ năm thứ 4-6 là 0,5 -1 kg/cây; Khi cây được 10-20 năm tuổi sẽ cho năng suất 7 – 20kg/cây; Và từ năm thứ 20 trở đi cây sẽ cho năng suất ổn định lên tới 40 – 50kg/cây.

Sau khi hái quả hồi cần tiến hành phơi ngay tránh bị mốc. Nếu có điều kiện có thể nhúng nhanh quả bằng nước sôi để diệt mầm bệnh rồi phơi. Nhưng với cách sơ chế này thì hàm lượng tinh dầu sẽ bị giảm 1 nửa. Quả hồi thu hoạch thành phẩm là quả khô hoặc dạng tinh dầu.

Hi vọng những kiến thức vô cùng hữu ích ở trên về kỹ thuật trồng cây hồi, bà con sẽ áp dụng thành công và có vườn hồi xanh tốt đạt giá trị kinh tế cao. Bên cạnh đó, mobiAgri còn có nhiều bài viết về cách trồng và chăm sóc các cây trồng khác nên bà con hãy tham khảo để đạt năng suất cao nhất nhé.

1.5/5 - (2 votes)

    Để lại một Bình luận

    Copyright 2023 – MobiFone

    Trung tâm Dịch vụ số MobiFone – Chi nhánh Tổng Công ty Viễn thông MobiFone

    Giấy ĐKKD: 0100686209-087
    Đăng ký thay đổi lần thứ 6 ngày 16/06/2023 cấp bởi Sở KHDT thành phố Hà Nội.

    Phát triển và vận hành sản phẩm: Công ty cổ phần giải pháp thời tiết WeatherPlus

    DMCA.com Protection Status

    Khám phá

    Liên hệ

    Trụ sở: Số 01 Phạm Văn Bạch, phường Yên Hòa, quận Cầu Giấy, TP Hà Nội

    Tải ứng dụng

    error: Content is protected !!