Kỹ thuật trồng chôm chôm thái đơn giản giúp nhanh ra trái

So với chôm chôm nhãn ở Việt Nam, kỹ thuật trồng chôm chôm thái đơn giản và mang lại nguồn thu nhập chênh lệch khá nhiều.

Vài năm gần đây, chôm chôm thái dường như chiếm ưu thế nhờ hàng loạt ưu điểm: năng suất cao, quả to, đẹp, thịt dày, hạt nhỏ, độ ngọt ổn định, lại dễ róc hạt hơn chôm chôm nhãn. Mang lại nguồn thu nhập cao, nên diện tích trồng ngày càng được mở rộng. Tuy nhiên, kỹ thuật trồng chôm chôm thái ra sao, khai thác thế nào không phải ai cũng biết, đặc biệt là những người lần đầu tiếp cận loại quả này. Bài viết hôm nay sẽ giải đáp những băn khoăn, giúp người làm vườn có một vụ mùa bội thu nhất. 

Đặc điểm của chôm chôm thái

Chôm chôm thái là loại trái cây xuất xứ từ Thái Lan. Quả chôm chôm thái khá lớn, mẫu mã đẹp, ngon, độ ngọt vừa phải. Cây dễ trồng trên các loại đất, trừ đất mặn, là loại cây ưa nắng nên rất thích hợp trồng tại Việt Nam. 

Cách trồng chôm chôm thái

Có hai cách để trồng chôm chôm thái là gieo hạt và ghép cành. Thường thì ghép cành là phương pháp nhân giống phổ biến hơn khi nhanh thu hoạch lại di truyền được gần hết ưu điểm từ cây mẹ. 

Chôm chôm thái ngoài ưa nắng cũng rất cần nước, tuy nhiên tưới ít nước cây chậm phát triển, tưới quá nhiều cây lại chết, bà con cần chú ý đặc điểm này để điều chỉnh tưới tiêu cho phù hợp.

Kỹ thuật trồng chôm chôm thái 

Khác với các loại cây trồng khác, kỹ thuật trồng chôm chôm thái không cố định mà thay đổi liên tục theo các giai đoạn phát triển của cây. Vì vậy, bà con cần theo dõi liên tục để kịp thời giải quyết các vấn đề về dinh dưỡng, sâu bệnh,… Khi chăm sóc tốt, 1ha đất, chủ vườn có thể trồng tới 90 cây chôm chôm thái và thu hoạch lần đầu sau 4-5 năm, trung bình thu về ổn định 2 tạ quả/cây tính từ vụ thứ hai.

Chọn giống cây chôm chôm thái nơi uy tín

Tìm mua cây giống chôm chôm thái tại các nhà vườn uy tín

Đất trồng

Đất trồng thích hợp nhất là đất thịt, đất phù sa, đất đỏ. Mật độ trồng hợp lí khoảng 10x10m/cây, với đất có độ phì thấp hơn, tùy thuộc vào tính chất của đất mà khoảng cách lùi lại 8x8m hoặc 9x9m. Có thể tiến hành các phương pháp cải tạo đất trước khi trồng để mang lại hiệu quả cao nhất. 

Làm hố trồng

Hố trồng chôm chôm thái có kích thước tiêu chuẩn 50x50x50cm. Một phần đất đào lên sẽ trộn đều với phân bón lót theo công thức: 10-15kg phân chuồng hoai mục + 200-300g lân, sau đó đổ trở lại hố. Chỗ đất còn lại trộn với 50g Basudin 10H, 0,5kg vôi bột rải đều khắp mặt hố trồng phòng mối, kiến xâm nhập và cải thiện độ pH trong đất. 

Hố trồng chôm chôm thái

Đào hố trồng chôm chôm thái (Ảnh minh họa)

Trồng cây

Theo các nhà vườn, kỹ thuật trồng chôm chôm thái đúng gồm các bước sau:

  • Đào hố nhỏ ở giữa hố trồng rộng và sâu hơn bầu đất trồng cây 2-3cm, tiến hành xịt thuốc diệt nấm vào hố trồng trước khi đặt bầu cây vào.
  • Nhẹ nhàng rạch túi nilon để không làm vỡ bầu đất, kiểm tra bộ rễ, loại bỏ rễ con dư thừa. Giữ bầu cây thẳng đứng và nhẹ nhàng đặt vào hố trồng.
  • Lấp đất kín bầu cây, nén nhẹ để cây không nghiêng ngả. Làm thêm cọc cắm để cây đứng vững, che nắng cho cây ở hai hướng Đông – Tây trong 60 ngày để cây quen với môi trường sống. Có thể phủ lên gốc rơm, rạ, cỏ khô,… giữ ẩm cho cây nếu bà con trồng vào mùa khô.
  • Làm bồn 1-1.2m tối ưu nguồn nước tưới tiêu.

Chăm sóc cây

Chôm chôm thái cần được cung cấp đủ nước ngay sau khi trồng, nên để đảm bảo được điều này và đỡ vất vả hơn cho bà con, tranh thủ trồng cây vào mùa mưa là giải pháp hợp lí. Nếu bắt buộc phải trồng vào mùa khô, cần tưới thường xuyên trong tháng đầu, lưu ý tưới quá nhiều hay trồng trong khu vực đất úng sẽ làm thoái hóa rễ và chết đây. 

Năm đầy tiên, cắt ngọn để cây mọc cành mới dưới thân và gốc, chỉ giữ lại cành khỏe, nhiều chồi, không sâu bệnh, mọc đan xen nhau để cây phát triển tốt nhất, duy trì độ cao ổn định từ 60-70cm so với mặt đất và 30-40cm dài cành. Để năm sau năng suất hơn năm trước, bà con cần loại bỏ hết các phát hoa cũ đã kết quả, cành sâu bệnh, cành gãy, cành khô, các cành có chồi vượt,…

Thường xuyên kiểm tra cây khỏi sâu bệnh

Natri và Kali là hai chất chôm chôm thái rất cần. Tuy nhiên nhu cầu của cây sẽ thay đổi theo từng giai đoạn. Năm đầu bón từ 50-100g/cây/tháng; năm thứ hai bón 100g/cây vào đầu mùa mưa và cuối mùa mưa; năm thứ ba 1.5kg phân NPK/cây với tỉ lệ 2:1:2 bón vào thời điểm cây chuẩn bị ra hoa và sau khi thu hoạch trái; năm thứ tư tăng lượng phân bón thêm 0.5-1kg/cây theo tỉ lệ cũ vào các thời điểm: sau khi thu hoạch, trước khi hoa nở, quả đạt kích thước 1-2cm, trước thu hoạch một tháng. Từ năm thứ năm trở đi tăng dần lượng phân bón lên 2-3kg/cây kèm dùng thêm 1-30kg phân chuồng hoai mục. 

Những năm gần đây, vì mang lại thu nhập ổn định nên người người, nhà nhà đua nhau trồng chôm chôm thái dẫn đến việc chôm chôm dần mất giá. Chính vì vậy, với kỹ thuật trồng chôm chôm thái này, bà con có thể khai thác trái vụ để bán với giá cao hơn. 

2.3/5 - (3 votes)

    Để lại một Bình luận

    Copyright 2023 – MobiFone

    Giấy ĐKKD: 0100686209-087. Đăng ký thay đổi lần thứ 6 ngày 16/06/2023 cấp bởi Sở KHDT thành phố Hà Nội.

    Giấy phép thiết lập Mạng xã hội trên mạng số 145/GP-BTTTT cấp ngày 30/05/2024 bởi Bộ Thông tin và Truyền thông.

    Chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Lê Quang Minh – Giám đốc Trung tâm Dịch vụ số MobiFone – Tổng Công ty Viễn thông MobiFone.

    Phát triển và vận hành sản phẩm: Công ty cổ phần giải pháp thời tiết WeatherPlus

    DMCA.com Protection Status

    Khám phá

    Liên hệ

    Trụ sở: Số 01 Phạm Văn Bạch, phường Yên Hòa, quận Cầu Giấy, TP Hà Nội

    Tải ứng dụng

    error: Content is protected !!