Kỹ thuật trồng sắn mì đơn giản đạt năng suất cao

Cây sắn hay còn được gọi là cây khoai mì, loại cây này được trồng làm lương thực hoặc làm phân bón. Hiện nay cây sắn mì được trồng phổ biến trên khắp tỉnh thành nước ta. Loại cây này đã góp phần phát triển kinh tế của nhiều vùng, nâng cao đời sống của người dân. Trồng cây sắn mì không quá khó nếu bạn áp dụng đúng quy trình. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp tới bạn kinh nghiệm trồng sắn mì đơn giản, đạt năng suất cao.

Kỹ thuật trồng sắn mì

1. Thời vụ trồng sắn

  • Trung du miền núi phía Bắc: Tháng 1 – 3; 9 – 10.
  • Bắc Trung Bộ: Tháng 1 – 2.
  • Duyên hải Nam Trung Bộ: Tháng 1 – 2.
  • Tây Nguyên: Tháng 4 – 5.
  • Đông Nam Bộ: Đầu mùa mưa, từ tháng 4 – 5 khi đất đã đủ ẩm. Không nên trồng vào các thời điểm có mưa nhiều hoặc khô hạn. Vụ Thu – Đông (từ tháng 10 đến giữa tháng 11).

2. Làm đất trồng sắn

Đất trồng sắn phải được chuẩn bị kỹ, bao gồm việc: thu dọn rễ cây, tàn dư thực vật, xử lý cỏ dại, bón lót… Sắn cần đất tơi xốp giúp rễ sâu, củ phát triển thuận lợi. Cày sâu 2 cm, cày 2 lần, mỗi lần cách nhau 5 – 10 ngày, bừa 2 lần. Không lên luống theo chiều dọc của lô đất, nước sẽ rửa trôi lớp đất màu.

Tuỳ thuộc vào địa hình để thiết kế lô thửa cho phù hợp: Độ dốc dưới 4 độ: Thiết kế theo băng luống dài. Độ dốc 5 – 10 độ: Thiết kế theo đường đồng mức. Độ dốc 10 – 15 độ: Thiết kế theo hình bậc thang.

3. Khoảng cách và mật độ trồng sắn

Đất tốt và trung bình, trồng với khoảng cách 1,0 x 0,80 m; tương đương với 12.500 cây/ha. Đất xấu hoặc đất trung bình trồng với khoảng cách 0,90 x 0,80 m và 0,8 x 0,8 m (tương đương với 14.000 cây đến 15.625 cây/ha). Ở các diện tích trồng xen có thể trồng với khoảng cách giữa các hàng và cây sắn là 1,2 x 0,6 m/cây hoặc 1,0 x 0,8 m (tương với 10.500 cây và 14.000 cây/ha). Đất dốc, đất cát nghèo dinh dưỡng có thể trồng với mật độ dày hơn 0.70 x 0,70 cm hoặc 0.60 x 0.70 cm.

Đất dốc trồng mật độ 70 x 70 cm.

 

Chế độ chăm sóc cây sắn mì

1. Phương pháp trồng

Trồng hom nằm ngang trên những diện tích đất tương đối bằng phẳng. Ở những diện tích đất có mưa nhiều thoát nước kém, đất lòng hồ, đất bán ngập có thể kéo luống hoặc lên liếp để trồng với các phương pháp hom xiên hoặc hom đứng.

Trồng hom xiên: Đặt hom nghiêng 15 – 30 độ, lấp 3/4 độ dài của hom.

Trồng hom đứng: Cắm hom thẳng đứng, phần cắm xuống đất chiếm khoảng 1/3 chiều dài của hom. Phương pháp này đang được dùng phổ biến cho các vùng trồng sắn nguyên liệu thực hiện cơ giới hóa như ở Thái Lan.

Máy trồng sắn, hom thẳng đứng.

2. Giặm hom

Sau khi trồng 15 – 20 ngày cần kiểm tra, nếu hom nào không mọc mầm thì giặm ngay. Những hom đã mọc mầm tỉa bớt mầm, chỉ để 2 – 3 mầm/cây.

3. Tưới nước

Tuy sắn là cây có khả năng chịu hạn và nhu cầu nước ít hơn các cây trồng khác, nhưng giai đoạn đầu cần phải cung cấp đủ ẩm cho đất, nếu gặp hạn cần phải tưới.       

Tưới nước cho cây sắn.         

4. Làm cỏ

Có thể kết hợp giữa làm cỏ bằng tay và phun thuốc là tốt nhất. Nếu có điều kiện phủ bề mặt ruộng bằng tấm nhựa PE để khống chế cỏ dại. Vườn sắn được làm cỏ 3 lần như sau:

Lần 1: Khi mầm sắn cao 15 – 20 cm làm sạch cỏ, xới tơi đất.

Lần 2: Sau khi cây sắn mọc mầm 40 – 45 ngày làm sạch cỏ kết hợp với bón thúc phân lần 1.

Lần 3: Sau khi cây sắn mọc mầm 70 – 75 ngày làm cỏ, vun gốc kết hợp bón thúc phân lần 2. Làm cỏ cho vườn sắn.

Dùng thuốc trừ cỏ sinh học để phun khi chăm sóc sắn (DC Organic, DC Organic CT15,…).

Thu hoạch sắn mì

1. Tiêu chuẩn thu hoạch

Khi cây sắn có lá từ màu xanh chuyển sang vàng nhạt và rụng gần hết, ngọn sắn chỉ còn khoảng 5 – 6 lá là thu hoạch được.

Thân cây: Hầu hết thân cây đã chuyển sang màu xám, chỉ còn các cành nhánh có màu xanh nhạt.

2. Thời điểm thu hoạch

Dựa vào thời gian sinh trưởng, phát triển của từng giống sắn.

Thu hoạch khi cây sắn đạt từ 10 – 20 tháng tuổi, tuỳ thuộc vào từng giống, đất đai và các biện pháp kỹ thuật canh tác được áp dụng.

4. Cách thu hoạch

Tiến hành thu hoạch sắn vào mùa khô, không nên thu hoạch sắn vào mùa mưa. Thu hoạch khi trời nắng, ráo để tiện phơi nắng và cất giữ. Thu hoạch thủ công hoặc bằng máy, thông thường người dân vẫn thu hoạch sắn theo phương pháp thủ công: Cây sắn chọn làm giống được đánh dấu và thu cả gốc, để riêng biệt.

Các cây thu hoạch củ thì dùng dao chặt phần thân gần phía gốc, sau đó dùng tay cầm phần thân sát gốc để nhổ kéo về một phía và dùng dao chặt củ, gom lại để vận chuyển về nhà hoặc nhà máy sơ chế càng sớm càng tốt. Không để củ sắn phơi nắng ngoài đồng quá 24 giờ sẽ làm giảm hàm lượng tinh bột và chảy nhựa. Nếu đất rắn, thì dùng cuốc để cuốc củ lên. Lúc đào sắn cẩn thận tránh để củ bị cắt hay bị trầy vỏ nhiều. Tránh cắt sát gần củ quá. Nên chừa lại một đoạn thân dính với chùm củ, vì như vậy sẽ hạn chế được sự hư hỏng củ phát sinh từ vết cắt.

Như vậy bài viết đã cung cấp cho bạn thông tin cách trồng sắn mì đơn giản, chúc bạn áp dụng thành công, hiệu quả.

1/5 - (1 vote)

    Để lại một Bình luận

    Copyright 2023 – MobiFone

    Giấy ĐKKD: 0100686209-087. Đăng ký thay đổi lần thứ 6 ngày 16/06/2023 cấp bởi Sở KHDT thành phố Hà Nội.

    Giấy phép thiết lập Mạng xã hội trên mạng số 145/GP-BTTTT cấp ngày 30/05/2024 bởi Bộ Thông tin và Truyền thông.

    Chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Lê Quang Minh – Giám đốc Trung tâm Dịch vụ số MobiFone – Tổng Công ty Viễn thông MobiFone.

    Phát triển và vận hành sản phẩm: Công ty cổ phần giải pháp thời tiết WeatherPlus

    DMCA.com Protection Status

    Khám phá

    Liên hệ

    Trụ sở: Số 01 Phạm Văn Bạch, phường Yên Hòa, quận Cầu Giấy, TP Hà Nội

    Tải ứng dụng

    error: Content is protected !!