Top 5 mô hình trồng rau sạch năng suất cao

Mô hình trồng rau sạch tại nhà cho năng suất cao, sạch và an toàn là xu hướng được nhiều người áp dụng trong vài năm trở lại đây.

Ngày nay, khi an toàn thực phẩm là vấn đề đáng báo động thì những mô hình trồng rau sạch được quan tâm hơn bao giờ hết. Không ít gia đình đã đầu tư lắp đặt, xây dựng những mô hình trồng rau phù hợp để tự cung cấp những loại thực phẩm an toàn cho cả nhà.

Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu rõ được những ưu, nhược điểm của từng mô hình trồng rau để lựa chọn một mô hình thích hợp trồng tại nhà. Dưới đây, MobiAgri sẽ giới thiệu tới bà con top những mô hình trồng rau sạch hiệu quả cao.

Mô hình trồng rau sạch khí canh

Mô hình trồng rau khí canh được nhiều nước trên thế giới áp dụng. Mỗi mô hình có những ưu và nhược điểm như sau:

1. Mô hình khí canh là gì?

Đây là mô hình trồng rau sạch không sử dụng đất như cách canh tác thông thường, cũng không sử dụng nước như cách trồng thủy canh. Đặc điểm của mô hình này là thân hoặc rễ của cây rau sẽ được cố định trên tháp trồng.

Phần rễ của cây sẽ lơ lửng trong không khí và chứa các thể bụi dinh dưỡng được phun trực tiếp vào rễ thông qua hệ thống cảm biến của tháp trồng.

Ưu điểm

Mô hình này giúp tiết kiệm phân bón hiệu quả, giảm tiêu thụ lượng nước và không sử dụng thuốc bảo vệ thực vật trong quá trình. Ngoài ra, năng suất cũng cao hơn so với cách canh tác truyền thống và còn tiết kiệm diện tích trồng, nếu sắp xếp hợp lý chúng còn trang trí cho ban công hoặc sân thượng thêm đẹp hơn.

Nhược điểm

Tuy nhiên mô hình trồng rau sạch này lại có nhược điểm là chi phí đầu tư khá cao, kỹ thuật trồng rau cũng cần tương đối tốt. Do đó, mô hình này chưa thích hợp với nhiều bà con nếu như chưa chuẩn bị tốt về kinh tế và kiến thức trồng rau khí canh.

Các loại rau trồng phù hợp

Một số loại rau trồng phù hợp với mô hình khí canh mà bà con có thể trồng là:

  • Rau muống
  • Súp lơ
  • Rau lang
  • Rau dền…

2. Mô hình trồng rau sạch thủy canh

Mô hình thủy canh là gì?

Trồng rau thủy canh là quá trình canh tác với nước. Bà con không sử dụng đất trồng mà sử dụng nước và các dinh dưỡng trồng cây. Hiện nay mô hình trồng rau sạch thủy canh có các loại:

  • Thủy canh hồi lưu
  • Thủy canh tĩnh
  • Thủy canh khí lưu
  • Thủy canh tưới nhỏ giọt

Mô hình trồng rau thủy canh này rất phổ biến ở Việt Nam hiện nay.

Ưu điểm

Trồng rau thủy canh hạn chế sâu bệnh hại rau trồng vì không sử dụng đất, giúp loại bỏ những mầm bệnh có sẵn trong đất. Ngoài ra, dù là mô hình thủy canh nhưng lại tiết kiệm nguồn nước nhờ hệ thống luân chuyển tuần hoàn. Đặc biệt, quá trình trồng cũng tốn ít công chăm sóc và quá trình thu hoạch sạch sẽ, sản phẩm không có dư lượng thuốc bảo vệ thực vật.

Nhược điểm

Mô hình trồng rau thủy canh khá tốn kém, bà con cũng cần quan sát để lưu chuyển dung dịch dinh dưỡng thường xuyên giúp rau trồng không bị thiếu dinh dưỡng, thiếu nước hoặc thừa nước.

Các loại rau trồng phù hợp

Một số loại rau trồng phù hợp với mô hình thủy canh là:

  • Xà lách
  • Cải cầu vồng
  • Cải ngọt

3. Mô hình Aquaponics

Mô hình trồng rau Aquaponics là gì?

Mô hình này khá linh hoạt, là sự kết hợp giữa trồng thủy canh và nuôi trồng thủy sản. Đặc điểm của mô hình này là việc rau trồng sẽ có tác dụng giúp lọc sạch nguồn nước để cá sinh sống. Nước ở dưới hồ sẽ được bơm lên tưới cho rau trồng. Chất thải được thải ra từ cá cũng chính là dinh dưỡng để rau trồng tăng trưởng.

Ưu điểm

Mô hình Aquaponics đem lại chất lượng rau tốt, sạch, ngoài ra còn được cung cấp thêm nguồn thức ăn sạch từ cá.

Nhược điểm

Tuy nhiên, chi phí đầu tư cho mô hình Aquaponics lại tương đối cao. Bà con cần có kiến thức về trồng rau và nuôi trồng thủy sản và cần có thời gian giám sát quá trình nuôi trồng liên tục, có biện pháp xử lý trong các tình huống như mất điện.

Các loại rau trồng phù hợp

Một số loại rau trồng phù hợp với mô hình Aquaponics là:

  • Rau diếp xoăn
  • Rau xà lách

4. Mô hình trồng rau sạch trong nhà kính

Mô hình trồng rau trong nhà kính là gì?

Trồng rau trong nhà kính được hiểu đơn giản là quá trình trồng rau, trồng cây trong khung nhà được bao quanh bằng màng nhà kính hoặc bằng kính, có tác dụng chống lại thời tiết tiêu cực và côn trùng gây hại cây trồng.

Đây là mô hình được áp dụng trồng tại nhiều nước trên thế giới nhưng ở Việt Nam, mô hình này mới được thử nghiệm ở một số vùng vì chi phí lắp đặt nhà kính khá cao.

Ưu điểm

Như đã chia sẻ với nhà nông, mô hình này có ưu điểm tránh lại thời tiết cực đoan và sâu hại, côn trùng tấn công rau trồng bởi màng nhà kính có tác dụng như một tấm lưới bảo vệ.

Đặc biệt, mái vòm của nhà kính cũng được thiết kế đầy đủ ánh sáng, đảm bảo cho quá trình quang hợp của rau trồng diễn ra thuận lợi hơn. Đặc biệt trong nhà kính cũng có hệ thống lưu thông không khí, làm mát, cảm biến nhiệt độ… nên giúp cây trồng tăng năng suất hiệu quả.

Nhược điểm

Nhược điểm lớn nhất của mô hình này là chi phí xây dựng khá lớn.

Các loại rau trồng phù hợp

Rau trồng trong nhà kính đa dạng hơn về loại, bà con có thể trồng các loại rau như:

  • Rau mầm
  • Cải bó xôi
  • Cải ngọt
  • Rau muống
  • Dưa chuột
  • Cà chua
  • Ớt chuông
  • Đậu ve

5. Mô hình trồng rau sạch trong nhà lưới

Trồng rau sạch trong nhà lưới là gì?

Hiện nay đây là mô hình rất thích hợp để áp dụng trồng tại nhiều địa phương. Mô hình này có đặc điểm là rau được trồng trong các nhà lưới có mái, phần hông được che phủ hoàn toàn hoặc một phần. Quá trình canh tác rau trong nhà lưới cũng tươi đối đơn giản nhưng hiệu quả lại cao.

Ưu điểm

Mô hình trồng rau trong nhà lưới có ưu điểm giảm được tối đa côn trùng xâm nhập, tấn công rau trồng, giúp cây trồng ít khi phải sử dụng thuốc bảo vệ thực vật. Đồng thời, mô hình này cũng tránh được tác động xấu của thời tiết nên rau trồng được nhiều thời vụ, năng suất cao và liên tục. Ngoài ra, quá trình thi công chi phí tương đối thấp, độ bền cao.

Nhược điểm

Tuy nhiên nhược điểm của mô hình trồng rau này là trong mùa nắng nóng không có thông gió nên nhiệt độ trong nhà lưới cao hơn so với nhiệt độ thực tế bên ngoài nên quá trình sinh trưởng của rau cũng bị ảnh hưởng.

Các loại rau trồng phù hợp

Các loại rau trồng trong nhà lưới phù hợp có thể kể đến như:

  • Cải ngọt
  • Xà lách
  • Mồng tơi
  • Bắp cải
  • Súp lơ
  • Cải thảo
  • Củ cải
  • Cà rốt
  • Dưa chuột
  • Bí xanh
  • Cà chua
  • Rau gia vị…

Trên đây là những ưu và nhược điểm của từng mô hình trồng rau sạch mà MobiAgri đã giới thiệu. Tùy từng nhu cầu khác nhau, bà con sẽ chọn được những mô hình trồng phù hợp với điều kiện thực tế, đảm bảo gia đình có nguồn rau sạch thường xuyên.

Đánh giá bài viết

    Để lại một Bình luận

    Copyright 2023 – MobiFone

    Trung tâm Dịch vụ số MobiFone – Chi nhánh Tổng Công ty Viễn thông MobiFone

    Giấy ĐKKD: 0100686209-087
    Đăng ký thay đổi lần thứ 6 ngày 16/06/2023 cấp bởi Sở KHDT thành phố Hà Nội.

    Phát triển và vận hành sản phẩm: Công ty cổ phần giải pháp thời tiết WeatherPlus

    DMCA.com Protection Status

    Khám phá

    Liên hệ

    Trụ sở: Số 01 Phạm Văn Bạch, phường Yên Hòa, quận Cầu Giấy, TP Hà Nội

    Tải ứng dụng

    error: Content is protected !!