Bón phân là việc làm quan trọng nhằm cung cấp thêm chất dinh dưỡng cho cây trồng. Tuy nhiên không phải ai cũng biết cách bón NPK cho cây mới trồng đúng kỹ thuật, hiệu quả cao.
Nội dung bài viết
Tìm hiểu về phân NPK
Nhắc đến phân NPK hầu như bà con nào cũng biết, đây là loại phân bón phổ biến cho cây trồng hiện nay. Được biết, phân bón NPK là phân bón hỗn hợp chứa các nguyên tố N (Nitơ) hay còn gọi là đạm, P (Phốt pho) hay còn gọi là lân và K (Kali).
Hiện nay, có 2 loại phân bón NPK chính là loại phân phức hợp và phân trộn. Tùy theo từng mục đích sử dụng mà bạn có thể lựa chọn các loại phân bón khác nhau. Tuy nhiên dù lựa chọn loại phân bón nào, bạn cũng nên tuân thủ việc sử dụng phân bón đúng cách, đúng liều lượng.
Ưu và nhược điểm khi sử dụng phân bón NPK
Ưu điểm
Phân bón NPK giúp cung cấp chất dinh dưỡng cho cây trồng, bổ sung các nguyên tố dinh dưỡng đa lượng như đạm, lân và kali giúp cây sinh trưởng và phát triển khỏe mạnh. Ngoài ra, phân NPK được bón vào đúng thời điểm giúp ra hoa, kích quả, hỗ trợ cây chống lại sâu bệnh và thời tiết khắc nghiệt.
Đặc biệt, phân bón giúp tăng độ phì nhiêu trong đất giúp nâng cao sản lượng, chất lượng cây trồng.
Nhược điểm
Tuy nhiên, không phải cứ bón nhiều phân NPK là tốt, cách bón NPK cho cây mới trồng nếu không đúng kỹ thuật có thể gây ảnh hưởng xấu đến cây. Đầu tiên, việc dư thừa đạm lân hay kali vừa gây lãng phí, làm hại hệ vi sinh vật đất và tệ hại hơn là gây độc cho bộ rễ cây, ảnh hưởng đến sinh trưởng phát triển của cây và hiệu quả kinh tế của người trồng. Cây thừa đạm sẽ phát triển nhanh nên không thích ứng được với sự thay đổi của thời tiết hoặc dịch bệnh.
Ngoài ra, việc thừa lân khiến rau củ lại chín sớm hơn nhưng giảm năng suất và chất lượng. Còn việc thừa kali khiến cây trồng sinh trưởng không đồng đều.
Cách bón NPK cho cây mới trồng
Vì sao cần bón NPK cho cây mới trồng
Để sinh trưởng và phát triển, ngoài C, H, O có dư thừa trong tự nhiên, cây trồng còn cần thêm phân đa lượng: N, P, K; phân trung lượng: Ca, Mg,Si và phân vi lượng: Bo, Fe… Khi mới trồng, bộ rễ cây chưa phát triển, cây chưa cứng cáp. Do đó, cây con cần được bổ sung nhiều lân và đạm để kích thích ra rễ và đâm chồi nhanh hơn. Phân NPK được chọn là loại phân có hàm lượng lân và đạm cao để đáp ứng dinh dưỡng cho cây con. Một số loại phân NPK được lựa chọn là sản phẩm nhập khẩu như NPK 20-20-15.
Kỹ thuật bón NPK cho cây mới trồng
Hiện nay, có 2 cách bón NPK phổ biến cho cây mới trồng, gồm bón vào hệ thống rễ và cung cấp phân qua lá.
Bón NPK vào hệ thống rễ
Cách bón này được khuyến cáo phù hợp với các loại phân hòa tan như kali và photpho. Thực hiện cách này bà con chỉ cần dùng tay rắc đều phân lên bề mặt đất, xung quanh gốc cây để chất dinh dưỡng được phân bố đều. Sau đó, bạn dùng lớp đất phủ mỏng lên trên khu vực vừa bón phân. Hoặc bà con cũng có thể xới nhẹ mặt đất và rải đều lượng phân bón lên khu vực đất vừa xới, sau đó trộn đều đất và phân vừa được bón.
Bón NPK phun lá
Phương pháp bón này thích hợp với các loại phân dễ tan trong nước và thường được dùng nhiều hơn cho những cây đã trưởng thành. Tuy nhiên cần chú ý đúng tỉ lệ để cây hấp thụ chất dinh dưỡng thông qua lá.
Lưu ý khi thực hiện cách bón NPK cho cây mới trồng
Bà con cần tưới nước sau khi bón phân để chất dinh dưỡng được hòa tan, thấm vào trong đất. Đối với những cây mới trồng, cách bón phân NPK thông qua việc đào hố, rãnh để rải phân xuống phát huy hiệu quả cao vì tránh tình trạng phân bón bị rửa trôi hoặc bốc hơi quá nhanh.
Khi thời tiết mưa nhiều, bà con tránh bón phân vào lúc này vì phân bón dễ bị rửa trôi. Còn khi trời nắng gắt cũng không phải là thời tiết lý tưởng để bón phân. Bà con nên bón phân vào thời điểm thời tiết mát mẻ trong ngày.
Trên đây là cách bón NPK đúng kỹ thuật cho cây mới trồng. Áp dụng đúng cách bón phân này, chắc chắn cây con sẽ nhanh bén rễ, cứng cáp, chịu được điều kiện thời tiết khắc nghiệt hoặc dịch bệnh. Bên cạnh đó, cây sẽ sớm ra hoa, đậu quả và chất lượng cuối cùng của sản phẩm thu hoạch cũng sẽ được nâng cao.