Trồng các cây có múi, đặc biệt là cây mít, người nông dân cần tìm hiểu rõ cách bón vôi cho cây mít để mang lại năng suất cao.
Việc bón vôi cho cây mít là một trong những phương pháp quan trọng giúp cây phát triển tốt và đảm bảo năng suất. Vôi là một loại khoáng chất quan trọng cho sự phát triển của cây, giúp cân bằng độ pH của đất và ngăn chặn sự phát triển của một số loại vi khuẩn và nấm gây hại cho cây trồng. Tuy nhiên, để bón vôi cho cây mít đúng cách, bạn cần phải nắm rõ một số kỹ thuật và quy trình cơ bản.
Bài viết này mobiAgri sẽ giúp bạn tìm hiểu cách bón vôi cho cây mít một cách hiệu quả và đúng cách, đồng thời cung cấp các lời khuyên và kinh nghiệm hữu ích giúp cây phát triển khỏe mạnh và năng suất cao.
Nội dung bài viết
Vì sao cần bón vôi cho cây mít?
Bón vôi cho cây, đặc biệt là những cây có múi giúp năng suất cao, hạn chế mầm bệnh. Đối với cây mít, người nông dân cần tìm hiểu kỹ về tác dụng của vôi đối với cây trồng để mang lại hiệu quả kinh tế cao.
Cung cấp canxi
Trong vôi có chứa lượng lớn Canxi (Ca). Khi trồng cây mít, cây cần khá nhiều Canxi để làm vững chắc thành tế bào của cây. Do đó, nếu thiếu Canxi, cây sẽ dễ bị đổ ngã, bị sâu bệnh. Khi ra trái cũng dễ bị nứt trái hoặc lá biến dạng rồi héo dần. Do đó, việc cung cấp Canxi cho cây thông qua cách bón vôi cho cây mít cũng mang lại tác dụng lớn trong quá trình cây trồng phát triển.
Khử chua đất
Một trong những tác dụng khác cần phải kể đến của việc bón vôi là khử chua đất. Hầu hết những cây trồng có múi như cây mít đều được bón nhiều phân hóa học, qua các năm đất sẽ bị chua. Khi đất bị chua, sẽ làm giảm quá trình hấp thụ phân bón của cây trồng. Do đó, người dân cần khử chua để tránh lãng phí phân bón và ảnh hưởng tới cây trồng.
Tiêu diệt mầm bệnh
Khi bón vôi đúng cách, ngoài việc hạn chế độ chua của đất, cũng là một cách gián tiếp giúp tiêu diệt mầm bệnh trong đất. Khi đất được bón vôi, sẽ giúp khử trùng, diệt khuẩn, nâng thêm độ pH trong đất giúp vi sinh vật có lợi phát triển, hạn chế nấm mốc, mầm bệnh trong đất.
Cách bón vôi cho cây mít đúng kỹ thuật
Khi bón vôi, người dân cần nắm rõ 3 yếu tố sau: đúng cách – đúng loại – đúng lượng – đúng thời điểm. Một số những tác dụng có thể kể đến khi chúng ta bón vôi đúng cách cho cây mít như sau:
Bón vôi cho cây mít đúng liều lượng
Tùy vào từng loại đất, người ta sẽ đưa ra cách bón vôi đúng liều lượng đất cần. Nếu đất có độ chua cao, người dân có thể bón nhiều vôi hơn. Tuy nhiên cần lưu ý, bón vôi lót phía dưới lớp đất thì lượng dử dụng cần nhiều hơn so với bón vôi ở trên bề mặt đất.
Cụ thể, liều lượng vôi cần bón như sau:
- Đất có độ pH từ 3,5 – 4,5: bón 200kg vôi/1000m2.
- Đất có độ pH từ 4,6 – 5,5: bón 100kg vôi/1000m2.
- Đất có độ pH từ 5,6 – 6: bón 50kg vôi/1000m2.
- Đất có độ pH > 6: không cần bón vôi.
Ngoài ra, đối với đất sét hoặc đất thịt, người dân có thể bón từ 1 đến 2 lần trong năm vào đầu và cuối mùa mưa. Còn nếu đất cát nhiều, người dân có thể bón vôi thành nhiều đợt.
Bón vôi cho cây mít đúng thời điểm
Thông thường, vôi sẽ được dùng khi đất mới được sử dụng để trồng trọt. Việc bón vôi vào đúng thời điểm cũng giúp gia tăng hiệu quả trong việc khử chua đất và tiêu diệt mầm bệnh. Thời gian bón vôi thường vào đầu mùa mưa để xử lý nước mưa lúc này chứa nhiều axit mầm bệnh. Tuy nhiên đối với những vườn trồng mít chưa cho thu hoạch, bạn có thể bón vôi bất cứ thời điểm nào trong năm. Ngược lại, với những cây mít đang cho ra trái, bạn chỉ nên bón vôi khi đã thu hoạch xong, kết hợp với bón phân, cắt tỉa cành.
Bón vôi cho cây mít đúng cách
Trước hết, để bón vôi cho cây, bạn cần rải đều lượng vôi trên mặt liếp. Sau đó, bạn dùng cào rang xới thật sâu khoảng từ 5 đến 10cm, trộn đều vôi với đất. Tiếp đó, bạn tưới nước từ từ, tưới nhiều lần để vôi hòa tan trong đất. Làm đúng cách như vậy, việc bón vôi cho cây mít mới phát huy được tác dụng.
Bón vôi cho cây mít đúng loại
Việc bón vôi là cần thiết, tuy nhiên không phải bón nhiều là tốt cho cây. Do đó, muốn cây mít cho năng suất cao, bạn cần tuân thủ việc bón đúng loại vôi mà cây cần. Đất bị phèn mặn, độ pH thấp < 4: lúc này đất có nhiều nấm bệnh, do đó cần xử lý đất bằng vôi nung (CaO), bột đá vôi (CaCO3) và vôi tôi (Ca (OH)2). Đất có độ pH khoảng >5 – 6: lúc này bạn có thể sử dụng vôi Dolomite CaMg (CO3)2 và bột đá vôi CaCO3.
Cách bón vôi cho cây mít: công dụng chi tiết từng loại vôi
Có rất nhiều loại vôi được sử dụng để bón cho cây trồng. Do đó, bạn cần tìm hiểu kỹ lưỡng về tác dụng của các loại vôi.
Vôi CaO
Đây là loại vôi nung có đặc điểm tạo ra phản ứng mạnh khi gặp nước và độ diệt khuẩn cũng rất mạnh. Do đó, khi được bón, chúng giúp đất tăng độ pH nhanh, sát khuẩn mạnh, thích hợp sử dụng khi cần khống chế và dập dịch bệnh. Tuy nhiên, việc này có thể khiến tiêu diệt cả vi sinh vật có lợi trong đất nên có thể gây cháy lá và rễ cây.
Vôi CaCO3
Bột đá vôi CaCO3 có đặc điểm tạo nên những phản ứng nhẹ, khả năng diệt khuẩn yếu, cung cấp thêm Canxi. Khi bón vôi CaCO3 sẽ giúp đất tăng độ pH nhanh, bổ sung thêm Canxi cho đất.
Vôi Dolomite CaMg(CO3)2
Loại vôi này có thể gây ra những phản ứng nhẹ, khả năng diệt khuẩn cũng yếu. Ngoài ra chúng còn cung cấp thêm cả Ca, Mg cho cây trồng. Đây là loại vôi nên được nông dân sử dụng vì không gây cháy lá, cháy rễ cây. Tuy nhiên khi bón không nên kết hợp với những chế phẩm vi sinh có lợi.
Trên đây là cách bón vôi cho cây mít đúng kỹ thuật, đúng liều lượng và những lưu ý khi bón. Nắm chắc quá trình này, bạn sẽ giúp tiết kiệm chi phí cho cây trồng và mang lại hiệu quả kinh tế cao cho cây mít.