Nông dân thực thụ hướng dẫn cách trồng bí đỏ năng suất cao

Cây bí ngô tương đối dễ trồng, không tốn công chăm sóc và dễ thích nghi đa dạng môi trường đất. Bạn có thể lựa chọn trồng trên diện tích rộng để đem lại nguồn lợi kinh tế ổn định cho gia đình. Để trồng bí ngô đạt năng suất cao, hãy nắm chắc được các kỹ thuật gieo trồng, chăm sóc và phòng trừ sâu bệnh hại. Bài viết dưới đây sẽ chia sẻ tới bạn những điều cần thiết đó, giúp bạn đạt được hiệu quả cao khi trồng loại cây này.

Cách trồng bí ngô năng suất cao

1. Thời vụ trồng bí ngô

Vụ Xuân hè: Gieo hạt thích hợp nhất từ 25/1 đến 15/2.

Vụ Đông: Gieo hạt thích hợp nhất từ 5/9 đến 15/10.

Đối với các giống địa phương có thể trồng quanh năm để lấy rau ăn.

2. Chuẩn bị đất trồng cây

Bí ngô không kén đất, dễ trồng và có thể trồng trên đất bờ hoặc đất ruộng sau vụ lúa, nhưng tốt nhất là đất mới khai phá.pH thích hợp từ 7 – 8. Khi đất chua pH< 6 cần bón 20 – 25 kg vôi bột cho 1 sào Bắc Bộ (360 m²) khi bừa ngả. Mật độ: 6.000 – 7.000 cây/ha  tương đương 220 – 250 cây/360 m².

Trồng một hàng cây cạnh luống, vụ Đông trồng cây cách cây 50 cm; vụ Xuân hè trồng cây cách cây 60 cm.

Xử lý đất trước khi trồng

Để đảm bảo đất trồng sạch cỏ và sâu bệnh hại. Sau khi đất cày, bừa tiến hành phủ nilon để tận dụng nhiệt mặt trời làm nóng đất giúp tiêu diệt hạt giống cỏ dại, nguồn sâu bệnh hại có trong đất.

Che phủ nilon để làm sạch đất.

Đất được cày bừa kỹ, lên luống cao 25 – 30 cm, mặt luống rộng 3,0 – 3,5m, rãnh rộng 40-50cm.

Cày bừa.

Lên luống.

3. Bón lót cho cây bí ngô

Sử dụng các loại phân bón và chất phụ gia khác có trong Danh mục được phép sản xuất, kinh doanh và sử dụng ở Việt Nam. Ưu tiên lựa chọn các loại phân hữu cơ đã qua xử lý hoai mục, phân hữu cơ sinh học, phân hữu cơ vi sinh. Không sử dụng phân bón có nguy cơ ô nhiễm cao như phân bắc, phân chuồng tươi, nước giải, rác thải sinh hoạt, rác thải công nghiệp chưa qua xử lý (ủ hoai mục) để bón trực tiếp cho bí ngô.

Lượng phân bón cho 1 ha:

Chú ý

Đất chua mặn cần bón thêm vôi, lượng bón 600 – 800 kg/ha. Trong trường hợp không có phân chuồng, có thể bón thay thế bằng phân hữu cơ vi sinh với liều lượng tương đương 7 – 10 tấn phân hữu cơ vi sinh cho 1 ha.

Có thể dùng các dạng phân hỗn hợp, tổng hợp NPK để bón với liều nguyên chất tương ứng. Ngoài biện pháp bón vào đất, có thể phun qua lá các dung dịch dinh dưỡng đa lượng, trung lượng, vi lượng theo hướng dẫn sử dụng của cán bộ khuyến nông địa phương hoặc trên bao bì của nhà sản xuất.

Cách bón

Bón lót toàn bộ phân chuồng, phân Lân; 20% phân Đạm và 20% phân Kali.

4. Kỹ thuật trồng cây bí ngô

Cây con đạt tiêu chuẩn.

Chọn những ngày mát trời, trồng cây lúc sáng sớm hoặc chiều mát.

Sau khi loại bỏ những cây khác dạng, cây bị bệnh, chuyển khay ra đồng. Nhấc nhẹ bầu cây ra khỏi khay và rải đều cây theo khoảng cách quy định.

Dùng dầm vén đất thành lỗ vừa bầu cây, vùi kín bầu cây dưới đất. Ấn nhẹ hai bàn tay cho cây đứng thẳng để đất tiếp xúc vào bầu cây và tưới nước đẫm gốc cho chặt gốc.

Cách chăm sóc cây bí ngô

1. Bón phân cho cây

Lượng phân bón nguyên chất

Tỷ lệ lượng phân bón cho từng thời kỳ sinh trưởng phát triển của cây

Phương pháp bón

Bón lót:

Sau khi cày bữa kỹ, lên luống, tiến hành bón phân chuồng 100%, phân Đạm 20%, Lân 100% và Kali 20% tổng lượng phân bón trên ha.

Bón phân lót.

Cách 1: Dùng cuốc rạch hàng sâu 10 – 15 cm, rộng 20 cm. Rải đều phân chuồng hoai mục và các loại phân Đạm Lân và Kali sau đó tiến hành dùng cuốc, cào lấp phân.

Cách 2: Sau khi lên luống xong thì tiến hành rắc rải phân chuồng hoai mục cùng các loại phân Đạm Lân Kali trên mặt luống. sau đó dùng cào cào trộn lấp phân.

Bón thúc:

Lần 1: Khi chiều dài của cây đạt 40 – 50cm, bón phân Đạm và phân Kali theo lượng dùng đã ghi trong bảng pha loãng với tỷ lệ 1/200 và tưới rộng xung quanh gốc. Trước khi tưới cần kết hợp vun xới, làm cỏ xung quanh hốc.

Lần 2: Thời kỳ cây ra nụ, ra hoa, tiếp tục bón thúc với nồng độ phân đặc hơn.Để cây có thể đậu quả nhiều, cho năng suất cao, khi bón kết hợp với xới xáo và vun gốc, làm cỏ, tưới nước.

Lần 3: Sau khi cây cho thu quả đợt đầu (trong trường hợp thu quả non). Hoặc sau khi bón lần 2 khoảng 10 – 15 ngày (trong trường hợp thu quả già).

Trộn đều các loại phân còn lại, xới xáo kết hợp làm cỏ rồi rải phân xung quanh gốc và lấp đất lại. Nếu dùng màng phủ nông nghiệp thì bón vào gốc qua lỗ đục ở gốc hoặc hòa loãng phân trong nước để tưới vào gốc.

Phân chuồng hoai mục.

Vôi.

Một số công thức phân bón thường dùng trong sản xuất

Các loại phân dùng bón phân cho bí ngô.

Phân đơn: Đạm Ure, Lân Lâm Thao, Lân nung chảy, Kali Clorua, Kali Nitrat.

Phân tổng hợp: NPK 13-13-13 +TE, NPK-S 5-10-3-8, NPK-S 12-5-10-8…

2. Tưới nước cho cây bí ngô

Hạt mới gieo cần tưới 1 hoặc 2 lần/ngày. Mỗi lần 200 – 300 ml/cây. Sau trồng 3 – 5 ngày, cây bén rễ hồi xanh, giảm lượng tưới, tưới 1 – 2 ngày/lần. Mỗi lần 100 ml/cây.

Thường xuyên giữ độ ẩm 70 – 75% cho cây sinh trưởng, phát triển tốt, nhất là thời kỳ ra hoa, đậu quả và nuôi quả lớn.

Bà con có thể dẫn nước theo rãnh cho ngấm vào mặt luống, sau 2 giờ thì rút hết nước đi.

3. Tỉa nhánh, thụ phấn bổ sung

Tỉa nhánh

Khi cây bí ngô dài 1 m, lấy đất đắp lên đoạn thân giúp cây phát triển rễ phụ. Cây sẽ tăng khả năng hút chất dinh dưỡng và sinh trưởng tốt hơn. Bí có khả năng phân nhánh mạnh nên ra rất nhiều nhánh. Mỗi cây chỉ nên giữ 2 – 4 nhánh tốt nhất hoặc dây chính và 1 – 2 dây nhánh, tỉa hết các nhánh khác làm rau ăn để cây tập trung dinh dưỡng nuôi quả.

Tỉa bớt các lá gốc hoặc lá vàng úa, giúp thông thoáng. Ong bướm dễ tìm hoa hút mật, thụ phấn làm tăng tỉ lệ đậu quả. Mỗi nhánh có thể để một hoặc nhiều quả, tùy thuộc vào giống.

Thụ phấn bổ sung

Hoa đực.

Hoa cái.

Sau trồng 30 – 35 ngày, hoa bắt đầu nở thì thụ phấn bổ sung (thời gian từ 6 – 10 giờ sáng, tùy theo mùa vụ).

Ngắt hoa đực, bỏ hết cánh hoa, sau đó quét phấn hoa lên nhụy hoa cái.

Khi quả đậu bằng nắm tay nên tuyển quả, chỉ giữ lại mỗi cây 3 – 4 quả.

Thu hoạch bí ngô

Thu hoạch, sơ chế, bảo quản

Qủa non.

Qủa già.

Nếu ăn ngay hoặc tiêu thụ nhanh tại địa phương, có thể thu quả non (khoảng 30 ngày sau khi đậu quả). Quả thu non sẽ hái được nhiều quả và dây lâu tàn. Nếu cần dự trữ lâu, nên thu khi quả thật già, vỏ cứng có màu vàng, có lớp sừng, có phấn, cuống vàng và cứng (khoảng 3 – 4 tháng sau khi trồng). Tùy theo giống, dùng dao, kéo cắt cả cuống đem về bảo quản nơi thoáng mát.

Xử lý chất thải sau thu hoạch

Sau khi thu hoạch cần vệ sinh đồng ruộng sạch sẽ, thu gom hết tàn dư cây trồng để xử lý làm phân bón hữu cơ bón cho đất vụ sau. Tàn dư khó tiêu như màng phủ nông nghiệp, dây nilon cần thu gom và xử lý tập trung.

Bài viết trên đây đã giúp bạn tìm hiểu kỹ hơn về kỹ thuật trồng và chăm sóc cây bí ngô. Hãy nắm chắc các kinh nghiệm quý được chia sẻ trong bài, để giúp bạn đạt năng suất cao khi trồng, thu hoạch bí ngô nâng hiệu quả kinh tế cho gia đình.

3/5 - (2 votes)

    Để lại một Bình luận

    Copyright 2023 – MobiFone

    Trung tâm Dịch vụ số MobiFone – Chi nhánh Tổng Công ty Viễn thông MobiFone

    Giấy ĐKKD: 0100686209-087
    Đăng ký thay đổi lần thứ 6 ngày 16/06/2023 cấp bởi Sở KHDT thành phố Hà Nội.

    Phát triển và vận hành sản phẩm: Công ty cổ phần giải pháp thời tiết WeatherPlus

    DMCA.com Protection Status

    Khám phá

    Liên hệ

    Trụ sở: Số 01 Phạm Văn Bạch, phường Yên Hòa, quận Cầu Giấy, TP Hà Nội

    Tải ứng dụng

    error: Content is protected !!