Kinh nghiệm trồng cà rốt đơn giản, đạt năng suất cao

Cà rốt là loại thực phẩm có thể dùng để ăn sống, ép nước hoặc xào nấu thành nhiều món ăn ngon rất tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên việc thực phẩm bẩn, không rõ nguồn gốc khiến bạn lo lắng về chất lượng. Vậy hãy thử sức tự trồng cà rốt theo những kinh nghiệm quý được chia sẻ trong bài viết dưới đây.

Cách trồng cà rốt

1. Thời vụ trồng cà rốt

Cà rốt là cây ôn đới do vậy chỉ trồng được ở điều kiện khí hậu mát mẻ. Các tỉnh miền Bắc, thích hợp nhất trồng trong vụ Đông.

Các tỉnh khác hoặc các vùng có điều kiện khí hậu mát mẻ quanh năm như Đà Lạt, Mộc Châu, SaPa có thể gieo trồng 3 vụ như sau:

  • Vụ sớm: Gieo từ 5/8 – 5/9.
  • Vụ chính: Gieo từ 5/10 – 5/11.
  • Vụ muộn: Gieo từ 5/11 – 5/12.

2. Chuẩn bị phân lót

Tiêu chuẩn phân bón

Sử dụng các loại phân bón có trong danh mục phân bón được phép sản xuất, kinh doanh và sử dụng ở Việt Nam. Ưu tiên lựa chọn các loại phân hữu cơ đã qua xử lý, phân hữu cơ sinh học, phân vi sinh. Khi sử dụng phân bón và hóa chất phải tuân theo hướng dẫn ghi trên nhãn mác hoặc qua tư vấn của cơ quan chuyên môn. Không sử dụng phân có nguy cơ ô nhiễm cao như phân bắc, phân chuồng tươi, nước giải, rác thải sinh hoạt, rác thải công nghiệp chưa qua xử lý (ủ hoai mục) để bón cho cây.

Lượng phân bón

Tùy điều kiện từng vùng, các loại phân bón có sẵn trên thị trường có thể sử dụng các loại phân bón với lượng cụ thể cho 1 ha như sau.

Vụ chính: Gieo 5/10: Lượng phân bón cho cà rốt: 5 tấn phân hữu cơ +160 kg N + 160 kg K2O+ 120 kg P2O5, tương đương 5 tấn phân hữu cơ  + 350 kg Đạm ure  + 265 kg Kali Clorua + 750 kg Supe lân/ha/vụ. Dùng phân NPK: 5 tấn phân hữu cơ + 1000 kg NPK 7:7:14+ 350 kg NPK 16-16-8 +70 kg Đạm ure.

Tốt nhất sử dụng công thức: 5 tấn phân hữu cơ + 1000 kg NPK 7:7:14+ 350 kg NPK 16-16-8 + 70 kg Đạm ure vì NPK 7:7:14 là loại phân bón tốt cho cây có củ.

Vụ sớm và vụ muộn: Gieo trong khoảng 5/9 và sau 5/11: 5 tấn phân hữu cơ +140 kg N+ 140 kg K20 + 120 kg P2O5, tương đương 5 tấn phân hữu cơ  + 300 kg Đạm ure  + 235 kg Kali Clorua + 750 kg Lân Supe. Dùng phân NPK: 850 kg  NPK 7:7:14+ 250 kg NPK 16-16-8 + 80 kg đạm ure +100 kg Lân Super.

Lượng phân bón lót và cách bón

Thời điểm bón: Trước trong quá trình làm đất, trước khi gieo 1 – 2 ngày.

Lượng phân bón:  Nếu sử dụng dạng phân bón là NPK: Bón toàn bộ phân hữu cơ  + phân Đạm Ure  + phân Lân Super. Vụ chính: Bón lót 5 tấn phân hữu cơ +350 kg NPK 16-16-8 +70 kg Đạm ure. Vụ sớm và vụ muộn: Bón lót 5 tấn phân hữu cơ + 250 kg NPK 16-16-8 + 80 kg Đạm ure + 100 kg  Lân Super.

Nếu sử dụng phân đơn (Đạm, Lân, Kali) bón lót toàn bộ lượng phân hữu cơ và phân lân:

  • Vụ chính: Bón lót 5 tấn phân hữu cơ + 7500 kg Supe Lân.
  • Vụ sớm và vụ muộn: 5 tấn phân hữu cơ +750 kg Supe Lân.
  • Cách bón: Toàn bộ phân bón rắc đều trên mặt luống khi phay sau đó lên luống, hoặc lên luống xong rắc phân thì phải đảo đều phân trong đất

3. Chuẩn bị đất trồng

Đất được cày bừa kỹ, làm sạch cỏ, phơi ải, lên luống sao cho mặt luống rộng 0,6 – 0,8 m có thể trồng 3 hàng hay 4 hàng/luống. Thường người dân hay trồng 3 hàng/luống. Luống cao 0,3 – 0,4 m, rãnh luống rộng 0,3 m.

Cà rốt là cây lấy củ, củ ăn sâu xuống đất do vậy cần lên luống cao, ép luống chặt. Nếu vỡ luống cây cà rốt không sinh trưởng phát triển và cho năng suất, chất lượng tốt.

4. Cách gieo hạt

Lượng hạt cần

2,8 – 3,0 kg/ha (100 gram/360 m²). Chà xát nhẹ cho gãy hết lông cứng trên bề mặt hạt, ngâm hạt với nước 3 – 4 giờ, ủ ẩm trong 2 – 3 ngày mới gieo.

Cách gieo hạt

Có 2 cách gieo hạt.

Cách 1: Gieo bằng tay: Rạch luống gieo hạt thành 3 hàng hoặc 4 hàng. Khoảng cách giữa các hàng 15 – 20 cm, rạch hàng sâu 2 – 3 cm sau đó gieo hạt với khoảng cách cây 6 – 8 cm.

Cách 2: Gieo bằng máy tự chế: Do hạt cà rốt rất nhỏ, người nông dân tại Hải Dương, Bắc Ninh đã tự chế máy gieo hạt đơn giản gồm các bát úp lại với nhau và đục lỗ đảm bảo theo khoảng cách cần gieo thường là 6 – 8 cm. Khoảng cách giữa các hàng 13 – 15 cm, gieo 3 hàng/luống.

Hạt sau khi được chà nhẹ, ngâm 2 – 3 giờ, vớt ra để ráo nước, đem trộn với bột đá rồi cho vào các bát gieo hạt và tiến hành kéo bộ phận gieo hạt. Hạt gieo xong rắc một lớp đất bột mỏng vừa kín hạt rồi dùng rơm/rạ băm nhỏ phủ đều luống, tưới ẩm đều cho cây mọc nhanh.

Cách chăm sóc cà rốt

1. Bón phân cho cà rốt

Lượng phân bón nguyên chất

Lượng phân quy đổi

Vụ chính:

Dạng phân đơn: 5 tấn phân hữu cơ + 350 kg Đạm Ure + 265 kg Kali Clorua + 750 kg Supe Lân/ha/vụ. Dạng phân tổng hợp: 5 tấn phân hữu cơ + 1000 kg NPK 7:7:14 + 350 kg NPK 16-16-8 + 70 kg Đạm Ure.

Vụ sớm và vụ muộn:

Dạng phân đơn: 5 tấn phân hữu cơ  + 300 kg Đạm Ure  + 235 kg Kali Clorua + 750 kg Supe Lân. Dùng phân tổng hợp: 850 kg NPK 7:7:14+ 250 kg NPK 16-16-8 + 80 kg Đạm Ure +100 kg Super Lân.

Lưu ý: Nếu đất tốt, đất phù sa cổ hoặc cát pha ven sông được trồng cà rốt thường xuyên có thể sử dụng phân NPK 7-7-14 với lượng khoảng 800 – 900 kg/ha và 5 tấn phân hữu cơ.

Tỷ lệ lượng phân bón cho từng thời kỳ sinh trưởng phát triển của cây

Vụ chính:

Bón dạng phân đơn

Bón dạng phân đơn kết hợp phân tổng hợp

Vụ sớm và vụ muộn:

Bón dạng phân đơn

Bón dạng phân đơn kết hợp phân tổng hợp

Phương pháp bón

Bón lót: Toàn bộ phân bón rắc đều trên mặt luống khi phay đất sau đó lên luống, hoặc lên luống xong rắc phân thì phải đảo đều phân trong đất.

Bón thúc: Rắc đều phân lên mặt luống trồng cà rốt. Sau khi bón tưới đủ ẩm để hòa tan phân và tránh phân bám trên mặt lá gây cháy lá.

2. Tưới nước cho cà rốt

Sử dụng nguồn nước sạch để tưới cho cây, định kỳ kiểm tra chất lượng nguồn nước tưới theo quy định. Sau khi gieo hạt cần tưới nhẹ 1 ngày 1 lần, đảm bảo đủ ẩm cho hạt nảy mầm nhanh và đều.

Giai đoạn phát triển thân lá, hình thành củ có thể tưới thấm hoặc tưới mặt đảm bảo độ ẩm duy trì 75 – 80%. Trước khi thu hoạch 20 – 25 ngày hạn chế tưới rãnh, nên tưới nhẹ trên mặt, duy trì độ ẩm 70 – 75% để hạn chế bệnh thối củ và nâng cao chất lượng củ.

3. Tỉa cây định kỳ

Tỉa cây đợt 1

Sau khi gieo khoảng 30 ngày khi cây cao 4 – 5 cm, tỉa các cây còi cọc, cây sâu bệnh… Chỉ giữ lại những cây cứng khỏe, phân đều, khoảng cách cây cách cây 6 – 8 cm. Kết hợp nhặt cỏ trong quá trình tỉa cây.

Tỉa cây đợt 2

Sau khi gieo khoảng 60 ngày khi cây cao 8 – 10 cm, tỉa bớt các cây còi cọc, cây sâu bệnh, hốc có 2 cây… Chỉ giữ lại những cây cứng khỏe, phân đều, khoảng cách cây cách cây 6 – 8 cm và đảm bảo mỗi hốc 1 cây.

Cắt lá ngọn

Trước khi thu hoạch 35 – 40 ngày, khi cây phát triển quá tốt, lá dài, mềm lướt trên mặt luống, tiến hành cắt, tỉa bớt lá gốc, lá già, hớt bớt ngọn lá trên mặt luống để cho lá đứng thẳng, tăng khả năng quang hợp tích lũy vào củ.

Cách thu hoạch cà rốt

Khi thu hoạch cần tuân thủ đúng thời gian cách ly sử dụng thuốc BVTV, hóa chất và phân bón khác.

Thu hoạch đúng lúc, đúng độ chín. Thu hoạch khi thời tiết thuận lợi, tránh trời mưa để hạn chế xây sát và nhiễm bẩn sản phẩm. Thường các giống cà rốt Ti103 và VL144 cho thu hoạch tốt nhất sau gieo khoảng 120 ngày. Dùng tay nhổ cà rốt theo chiều thẳng đứng, củ sẽ ít bị gãy. Hiện sản xuất cà rốt ở Việt Nam chưa có máy thu hoạch.

Sản phẩm cà rốt sau thu hoạch phải được đựng trong các dụng cụ phù hợp, không để sản phẩm trực tiếp trên đất. Dụng cụ thu hoạch và dụng cụ bảo quản sản phẩm phải đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm và bền chắc.

Cà rốt không quá khó trồng, có thể trồng diện tích rộng sẽ đem lại nguồn lợi kinh tế cao. Bạn cũng có thể tận dụng các khoảnh vườn nhỏ, các thùng xốp, chậu cây để tự trồng cà rốt tại nhà. Việc tự tăng gia sản xuất sẽ giúp bạn đảm bảo được nguồn thực phẩm sạch cho cả nhà, không phải lo lắng chất tồn dư thực vật trên rau củ.

 

Đánh giá bài viết

    Để lại một Bình luận

    Copyright 2023 – MobiFone

    Trung tâm Dịch vụ số MobiFone – Chi nhánh Tổng Công ty Viễn thông MobiFone

    Giấy ĐKKD: 0100686209-087
    Đăng ký thay đổi lần thứ 6 ngày 16/06/2023 cấp bởi Sở KHDT thành phố Hà Nội.

    Phát triển và vận hành sản phẩm: Công ty cổ phần giải pháp thời tiết WeatherPlus

    DMCA.com Protection Status

    Khám phá

    Liên hệ

    Trụ sở: Số 01 Phạm Văn Bạch, phường Yên Hòa, quận Cầu Giấy, TP Hà Nội

    Tải ứng dụng

    error: Content is protected !!