Cách trồng cây trầu bà đơn giản, mọc xanh tốt

Trầu bà kiểng là một trong những loại cây cảnh được ưa chuộng nhất tại Việt Nam bởi không chỉ mang đến vẻ đẹp tươi tắn, sống động cho không gian sống mà còn có ý nghĩa tâm linh đặc biệt. Theo quan niệm dân gian, cây trầu bà kiểng có thể mang lại may mắn, thành đạt và bình an cho mỗi thành viên trong gia đình. Do đó, việc trồng và chăm sóc cây trầu bà đã trở thành một truyền thống văn hóa phổ biến tại các gia đình Việt Nam. Trong bài viết này, MobiAgri  sẽ cùng tìm hiểu về cách trồng cây trầu bà kiểng để có thể thực hiện một cách đúng đắn và hiệu quả.

Tìm hiểu thông tin cây trầu bà

Trầu bà là loại cây có hoa thuộc họ Ráy, có nguồn gốc xa xôi từ đảo Solomon và nguyên sinh ở Indonexia. Loại cây này còn có tên gọi khác là: Thiết mộc lan, thạch cam tử, vạn niên thanh,… mang ý nghĩa cho sự nỗ lực vươn lên trong cuộc sống. Trầu bà thuộc loại thân thảo, lá đơn có hình dáng như trái tim. Rễ của cây trầu bà màu trắng, cuống hoa ngắn. Nếu được trồng trong bình thủy sinh, rễ của cây trầu bà sẽ trông rất đẹp.

Cây trầu bà không chỉ làm cây trang trí trong nhà, cây phong thủy mà còn có tác dụng sinh học tốt cho môi trường và con người. Hiện nay, cây trầu bà rất phổ biến ở Việt Nam và được nhiều người ưa chuộng. Đây là loại cây dễ trồng và ưa bóng râm, phát triển nhanh trong điều kiện mát mẻ. Cây cần lượng nước lớn để cung cấp cho cây và lá, và chính vì vậy, cây trầu bà cũng có thể trồng thủy sinh.

Các giống trầu bà được trồng phổ biến

Cây trầu bà là loại cây trang trí được ưa chuộng và có nhiều loại khác nhau. Dưới đây là ba loại cây trầu bà đang được ưa chuộng nhất:

Trầu bà xanh: Loại cây này có lá màu xanh tươi, mọc dọc theo thân và dễ thích nghi với môi trường. Vì kích thước nhỏ, trầu bà xanh thường được trồng thủy sinh.

Trầu bà cẩm thạch: Lá của loại cây này có hình trái tim và có các đốm trắng xanh xen kẽ trên lá. Ngoài việc làm cây trang trí, trầu bà cẩm thạch còn có khả năng hấp thụ khí độc trong không khí.

Trầu bà lỗ: Loại cây này có màu lá xanh đậm và trên lá có nhiều lỗ rách không đều nhau. Trầu bà lỗ thường được sử dụng để trang trí ở các quán cafe, trà sữa, khách sạn… nhờ vẻ độc đáo và sáng tạo của nó.

Chuẩn bị trước khi trồng cây trầu bà

Chọn giống trồng: Chọn cây có nhiều nhánh, lá xanh tươi không có dấu hiệu bị sâu bệnh. Thân cây không được sần sùi và dài quá 45cm. Bộ rễ  của cây giống cần phải khỏe và không bị hư hại. Có thể mua cây trầu bà ở các cửa hàng chuyên bán cây kiểng.

Dụng cụ trồng: Có thể sử dụng chậu, lọ, hoặc bình thủy tinh nuôi cá. Chậu trồng cây trầu bà cần có đế bình rộng để rễ dễ phát triển, miệng chậu nhỏ để giữ cây cố định hoặc sử dụng sỏi, viên đất nung để cố định cây. Có thể mua chậu trồng cây trầu bà ở các cửa hàng lưu niệm hoặc trên shopee.

Nước tưới: Nên sử dụng nước đóng chai để tránh ô nhiễm clo.

Phân bón: Nên sử dụng phân bón nước, dễ hòa tan giúp cây hấp thu phân nhanh chóng qua thân, lá, rễ. Phân nước thủy sinh có thể hạn chế mọc rêu gây hại cho cây. Tuy nhiên, nên thay nước định kỳ để tránh tình trạng mọc rong rêu khi sử dụng quá nhiều phân.

Tiến hành trồng cây trầu bà

Trồng trầu bà trong đất: Việc trồng và chăm sóc cây trầu bà rất dễ dàng do đây là một loài cây dễ sống. Để nhân giống cây, bạn có thể giâm cành một cách đơn giản. Đầu tiên, chuẩn bị đất trồng, không cần quá giàu dinh dưỡng, nhưng cần đảm bảo độ tơi xốp và thoát nước tốt. Nếu trộn thêm ít phân hữu cơ hoặc xơ dừa thì càng tốt. Tiếp theo, bạn cắt một nhánh Trầu bà khỏe mạnh, xanh tốt, dài khoảng 10cm và có mắt chứa rễ. Sau đó, bạn đặt nhánh này vào đất và tưới nước để duy trì độ ẩm. Nơi trồng nên thoáng mát và tránh ánh nắng. Chỉ sau vài ngày, cây sẽ bám rễ và phát triển tốt.

Trồng trầu bà thủy sinh: Đối với trồng thủy sinh, bạn cần chuẩn bị một chậu và đổ nước vào, hòa thêm ít dung dịch dinh dưỡng. Sau đó, bạn cắt một nhánh Trầu bà có sẵn rễ, rửa sạch rễ và loại bỏ rễ thối. Tiếp theo, bạn cho nhánh cây này vào chậu. Nếu chậu có miệng to, bạn có thể dùng ít sỏi để cố định cây và để cây phát triển tự nhiên.

Chế độ chăm sóc cây trầu bà

Tưới nước: Cây trầu bà là loại cây thích ẩm và không chịu được khô hạn, do đó nếu trồng ngoài trời, cần tưới nước mỗi ngày vào buổi sáng hoặc chiều muộn. Nếu trồng trong nhà, tưới nước cho cây đủ ẩm đất mỗi tuần 2 lần và phơi nắng cho cây khoảng 15-30 phút vào sáng sớm mỗi tuần. Khi trồng cây trầu bà trong đất, cần đảm bảo lượng nước vừa đủ và tránh tình trạng ngập úng để tránh tình trạng lá vàng và rễ bị thối. Với cây trầu bà thủy sinh, cần giữ cho 2/3 bộ rễ ngập nước và thường xuyên thay toàn bộ nước và tỉa bớt rể hư. Đối với cây trầu bà trồng thủy sinh nên thường xuyên thay nước, để đảm bảo nguồn nước sạch, lá sâu hỏng không bị rụng thối trong nước.

Nguồn dinh dưỡng: Không cần sử dụng quá nhiều phân bón cho loại cây này. Thỉnh thoảng, chỉ nên sử dụng một số loại phân bón lá để giúp cây phát triển tốt.

Như vậy MobiAgri đã cùng bạn đi tìm hiểu cách trồng và chăm sóc cây trầu bà đơn giản nhất. Chúc bạn có thể trồng được cây trầu bà tại nhà xanh đẹp, khỏe mạnh.

Đánh giá bài viết

    Để lại một Bình luận

    Copyright 2023 – MobiFone

    Trung tâm Dịch vụ số MobiFone – Chi nhánh Tổng Công ty Viễn thông MobiFone

    Giấy ĐKKD: 0100686209-087
    Đăng ký thay đổi lần thứ 6 ngày 16/06/2023 cấp bởi Sở KHDT thành phố Hà Nội.

    Phát triển và vận hành sản phẩm: Công ty cổ phần giải pháp thời tiết WeatherPlus

    DMCA.com Protection Status

    Khám phá

    Liên hệ

    Trụ sở: Số 01 Phạm Văn Bạch, phường Yên Hòa, quận Cầu Giấy, TP Hà Nội

    Tải ứng dụng

    error: Content is protected !!