Cách trồng cây vải đúng kỹ thuật cho năng suất cao

Cây vải là loại nông sản không còn xa lạ gì đối với chúng ta. Một số nơi ở Việt Nam nổi tiếng với nghề trồng vải rất thành công, đem thương hiệu trái vải đi xa, nâng tầm quốc tế có thể kể tới như vải Lục Ngạn Bắc Giang, vải Thanh Hà, vải thiều Đông Triều,… Trồng vải có thể cung cấp hoa để nuôi ong lấy mật, cho gỗ tốt và có thể đem quả vải cung cấp thị trường trong nước và ngoài nước. Hiện nay vải Việt Nam đã được xuất khẩu sang các nước khác, giá thành của quả vải cũng cao hơn so với trước đây góp phần ổn định kinh tế cho người dân. Hãy cùng MobiAgri đi tìm hiểu kỹ thuật trồng vải của các hộ dân vùng trồng vải trong bài viết dưới đây nhé!

Tìm hiểu thông tin về quả vải

Vải thiều là trái cây nhiệt đới có hương vị ngọt ngào, được trồng chủ yếu ở các vùng cận nhiệt đới. Quả vải có lớp vỏ màu đỏ hồng, bao bọc phần thịt màu trắng và hạt sẫm màu. Loại quả này chứa nhiều chất dinh dưỡng, vitamin, chất chống oxy hóa và khoáng chất tốt cho sức khỏe. Quả vải thiều được sử dụng rộng rãi trong đồ uống, cocktail, kem bánh và thạch. Với công dụng ẩm thực đa dạng và lợi ích sức khỏe, quả vải thực sự là một loại trái cây tuyệt vời.

Cây vải là loại thân gỗ lâu năm, có thể đạt chiều cao tối đa từ 15-20m, lá của cây có hình lông chim mọc so le. Quả vải khi chưa chín có màu xanh, vỏ mỏng, vị chua. Khi chín chuyển dần sang màu hồng, đỏ, ngọt có hương thơm đặc trưng. Cây vải được trồng rộng khắp ở các tỉnh thành nước ta, tuy nhiên chỉ ở một số vùng loại cây này mới được trồng với diện tích lớn, chuyên canh. Trồng cây vải có thể kết hợp thêm nuôi ong lấy mật. Mật ong được tạo ra bởi vườn hoa vải bạt ngàn có hương thơm đặc trưng, mùi vị thơm ngon được thị trường yêu thích.

Chuẩn bị trước khi trồng cây vải

Thời vụ và mật độ trồng cây vải

Bạn có thể trồng vải thiều vào bất cứ thời điểm nào trong năm, tuy nhiên thời điểm thích hợp nhất là vụ xuân từ tháng 2-4 và vụ thu tháng 8-10 dương lịch. Mật độ và khoảng cách trồng vải thiều Thanh Hà phù hợp với giống, độ màu mỡ của đất đai, điều kiện khí hậu và khả năng thâm canh. Khoảng cách tham khảo phù hợp từ 7mx7m hoặc 8mx8m. Mật độ tham khảo từ 205 cây/ha hoặc 156 cây/ha.Với thâm canh cao, có thể trồng với khoảng cách 3m x 4m hoặc 4m x 6m (mật độ 832 cây và 416 cây/ha) hoặc trồng với mật độ cao và chặt bỏ từng cây để đạt sản lượng cao trong những năm đầu chu kỳ kinh doanh.

Chọn giống trồng

Hiện nay vải được nhân giống và lai tạo nhiều giống có những đặc điểm nổi trội. Ngoài ra bạn cũng có thể trồng một số giống cũ đã phổ biến như: Vải chua, vải nhỡ, vải thiều Thanh Hà, vải Phú Hộ, vải Xuân Đỉnh. Mỗi giống vải có những đặc trưng về hương vị khác nhau, tùy theo nhu cầu sản xuất hoặc sở thích mà lựa chọn giống trồng phù hợp. Hiện nay có 2 phương pháp nhân giống cây vải chính, cụ thể từng cách như sau.

a, Phương pháp chiết cành

Đối với phương pháp này cần tuân thủ một số quy tắc sau:

  • Lựa chọn những cành có đường kính từ 0,5 – 1,5cm và chiều dài từ 40 – 60cm trên cây mẹ đã sản xuất quả liên tục trong nhiều năm với phẩm chất tốt.
  • Khi cành chiết đã được trồng từ 30 – 60 ngày và rễ đã chuyển sang màu vàng nâu, hãy cắt cành chiết và đưa vào vườn ươm với khoảng cách 20cm x 20cm hoặc 30cm x 30cm. Tưới nước thường xuyên và đảm bảo cây được che nắng.

b) Phương pháp ghép cây vải

Bắt đầu tạo gốc ghép bằng cách gieo hạt vải chua trong vườn ươm và chăm sóc cho cây phát triển đầy đủ. Khi đường kính của cây đã đạt 1cm, ta có thể tiến hành ghép vải bằng các phương pháp sau:

  • Ghép áp
  • Ghép đoạn cành
  • Ghép chẻ bên
  • Ghép nêm

Ngoài ra còn có phương pháp nhân giống bằng hạt, tuy nhiên cách này ít được áp dụng bởi tốn thời gian sinh trưởng. Phương pháp chiết cành thường được sử dụng hơn, cây con sẽ mang những đặc điểm nổi trội của cây mẹ.

Chọn đất trồng

Cây vải là loại cây có khả năng thích nghi tốt, có thể trồng trên nhiều loại đất như đất vườn hoặc đất đồi. Cây vải không yêu cầu đặc điểm đất cụ thể, tuy nhiên đất cần có khả năng thoát nước và tầng đất sâu. Trong trường hợp trồng bằng cành chiết, việc giữ độ ẩm cho đất là rất quan trọng, đặc biệt khi trồng trên địa hình đồi núi. Để đảm bảo tỷ lệ sống cây vải sau khi trồng cao, cần tránh làm lay gốc cây và chọn nơi trồng với độ dốc dưới 25 độ và trồng theo đường đồng mức. Bên cạnh đó, cần xây dựng băng cây chống xói mòn để giữ gìn đất và hạn chế sạt lở đất.

Kỹ thuật trồng cây vải

Ở mỗi vùng có thể có những mẹo hay cách trồng cây vải khác nhau giúp tăng năng suất, chất lượng hơn. Tuy nhiên MobiAgri xin phép giới thiệu tới các bạn phương pháp trồng cây vải phổ biến được nhiều người áp dụng.

Tiến hành làm đất trồng vải

Để trồng vải, cần làm đất lên luống để dễ thoát nước và chống ngập úng. Nếu có vấn đề về chất lượng đất, cần tham khảo tư vấn từ các chuyên gia và lưu lại biện pháp xử lý trong hồ sơ. Việc chăn thả vật nuôi cần được hạn chế để tránh gây ô nhiễm nguồn đất và nước, nếu cần thiết phải chăn nuôi thì cần có các biện pháp xử lý chất thải để không gây ô nhiễm môi trường và sản phẩm sau thu hoạch.

Đào hố trồng vải cần dựa trên nguyên tắc: đất xấu đào to, đất tốt đào nhỏ. Kích thước hốtrồng tham khảo, ở các vùng trồng thông thường là 0,8cm x 0,80m x 0,6cm. Đối với địa hình đồi, cần đào hố to hơn kích thước 1m x 1m x 0,8m.

Bón lót trước khi trồng vải

Trước khi trồng, cần bón lót cho 1 hố bằng phân bón hữu cơ Organic 1 hoặc Organic Gold với lượng 1-3kg/cây/lần. Khi đào hố cần chia đất ra làm 2 loại đất mặt 1 bên, lớp đất đáy một bên. Trộn phân bón lót với lớp đất mặt và lấp đến miệng hố, lớp đất đáy dùng để tạo thành vòng quanh hố. Công đoạn đào hố trồng và bón lót cần thực hiện trước khi trồng 1 tháng.

Cách trồng vải đơn giản

Cách trồng cây vải đơn giản như sau: tạo một hố nhỏ chính giữa hố đào, xé bỏ túi bầu và đặt cây xuống hố cẩn thận, đặt bầu cây giống bằng cổ rễ hoặc thấp hơn mặt đất khoảng 2-3cm, lấp đất và nén chặt xung quanh gốc. Cần cọc và sử dụng dây mềm buộc cố định cây để hạn chế gió lay đứt rễ. Sau khi trồng, cần tủ gốc giữ ẩm cho cây bằng cách rải rơm rạ hoặc cỏ khô rộng 0,8-1,0m, dày 7-15cm, cách gốc 5-10cm. Trong mùa nắng, nên sử dụng các loại cây họ đậu trồng xen canh dưới bóng cây vải để làm mát đất, vừa tăng hiệu quả kinh tế. Ngoài ra có thể dùng rơm rạ để phủ quanh gốc, tưới nước để giữ ẩm cho đất.

Chế độ chăm sóc cây vải

Để trồng cây vải thiều thành công và đạt được năng suất cao, cần chú ý đến việc tưới nước, bón phân, đốn tỉa, tạo hình và phòng trừ sâu bệnh.

  • Tưới nước: Sau khi trồng, cây cần được tưới nước thường xuyên để giữ ẩm cho cây chóng bén rễ.
  • Bón phân: Trong ba năm đầu, cần sử dụng nước phân pha loãng để tưới. Từ năm thứ tư trở đi, cần bón cho mỗi cây 40-50 kg phân chuồng, 1,5 kg đạm urê, 2kg lân và 0,7 kg kali, chia thành ba đợt bón phân. Đợt 1 là tháng 10-11, bón 100% phân chuồng, 40% lượng đạm và 40% lượng lân. Đợt 2 là tháng 12-1, bón thúc lúc phân hóa mầm hoa, bón 40% lượng đạm, 30% lượng lân và 40% lượng kali. Đợt 3 là tháng 3-4, bón hết số phân cần bón trong năm.
  • Đốn tỉa, tạo hình: Khi cây còn ở vườn ươm, cần tạo cho cây có một thân chính và ba cành hướng về ba phía. Hàng năm cần cắt bỏ cành tăm, cành vượt, cành sâu bệnh. Ngoài ra, cần loại bỏ cành vụ đông, chăm sóc và bảo vệ cành vụ thu và vụ xuân. Khi cây ra quả đầu tiên, cần cắt bỏ cho cây khoẻ.

  • Phòng trừ sâu bệnh: Cần phòng trừ các sâu bệnh như bọ xít, sâu đục cành và nhện 4 chân. Đối với bọ xít, cần sử dụng Drotox, Bi 58 nồng độ 0,1-0,7%, Dipterex nồng độ 1% phun trừ bọ xít non. Ngoài ra, có thể chọn ngày tối trời rung cây để bọ xít rụng xuống và tiêu diệt chúng. Đối với sâu đục cành, cần sử dụng gai mây hoặc dây thép chọc vào lỗ trực tiếp để diệt sâu.
  • Sâu đục quả: Sâu đục quả là loại sâu ăn thịt trái vải thiều, khiến trái bị thối rữa. Để phòng trừ sâu đục quả, người trồng cần sử dụng các loại thuốc phòng trừ có chứa hoạt chất Malathion, Diazinon hoặc Methomyl, và tuân thủ đúng liều lượng và cách sử dụng thuốc được hướng dẫn trên nhãn sản phẩm.
  • Nấm hại lá: Nấm hại lá là nguyên nhân gây ra bệnh đốm lá và rụng lá trên cây vải thiều. Để phòng trừ bệnh này, người trồng nên duy trì môi trường khô ráo, thông thoáng cho cây, đồng thời thường xuyên kiểm tra và thu hái lá bị nhiễm bệnh để đốt phá hoặc vứt đi xa khu vực trồng.

  • Vi khuẩn hại rễ: Vi khuẩn gây bệnh hại rễ trên cây vải thiều gây ra các triệu chứng như thối rễ, giảm năng suất và chất lượng trái. Để phòng trừ bệnh này, người trồng cần duy trì độ ẩm phù hợp, hạn chế qua nhiều nước tưới, cung cấp đủ dinh dưỡng cho cây và sử dụng các sản phẩm sinh học phòng trừ bệnh.

Với những bước chăm sóc cây vải thiều đúng kỹ thuật và phòng trừ sâu bệnh đầy đủ, người trồng sẽ có được những trái vải thiều ngọt đậm đà hương vị, năng suất tăng cao.

Như vậy MobiAgri đã cùng bạn tìm hiểu cách trồng cây vải cơ bản nhất, cũng như cách chăm sóc, điều trị sâu bệnh. Hi vọng với những kiến thức được chia sẻ này sẽ giúp ích cho quý bạn khi có nhu cầu trồng cây vải tại nhà.

Đánh giá bài viết

    Để lại một Bình luận

    Copyright 2023 – MobiFone

    Trung tâm Dịch vụ số MobiFone – Chi nhánh Tổng Công ty Viễn thông MobiFone

    Giấy ĐKKD: 0100686209-087
    Đăng ký thay đổi lần thứ 6 ngày 16/06/2023 cấp bởi Sở KHDT thành phố Hà Nội.

    Phát triển và vận hành sản phẩm: Công ty cổ phần giải pháp thời tiết WeatherPlus

    DMCA.com Protection Status

    Khám phá

    Liên hệ

    Trụ sở: Số 01 Phạm Văn Bạch, phường Yên Hòa, quận Cầu Giấy, TP Hà Nội

    Tải ứng dụng

    error: Content is protected !!