Nấm bào ngư hay còn được gọi với tên quen thuộc là nấm sò. Loại nấm này chứa nhiều dinh dưỡng giúp nâng cao khả năng miễn dịch, cải thiện chức năng não bộ, kháng viêm, giảm đường trong máu,…Tuy nhiên, hiện nay trên thị trường bày bán tràn lan thực phẩm không rõ ràng nguồn gốc, không đảm bảo an toàn. Vì vậy nhiều hộ gia đình đã tự trồng nấm bào ngư tại nhà.
Nội dung bài viết
Tự trồng nấm tại nhà dễ hay khó?
Vấn đề trồng nấm dễ hay khó sẽ phụ thuộc vào từng người. Cụ thể là kiến thức, sự am hiểu, kinh nghiệm và lựa chọn phôi giống chất lượng. Nếu bạn trồng nấm theo quy mô cung cấp cho gia đình, thì mỗi ngày chỉ cần chăm cho vài phôi đến vài chục phôi. Số lượng không quá nhiều, ít tốn thời gian. Trồng nấm theo quy mô nhỏ sẽ không đòi hỏi phức tạp nhiều về kinh nghiệm, kỹ thuật, vốn bỏ ít, rủi ro thấp so với việc trồng theo quy mô trang trại.
Khi trồng nấm tại nhà, bạn cần nắm rõ một vài đặc tính cơ bản và điều kiện thích nghi của nấm. Những yếu tố ảnh hưởng đến quá trình phát triển của nấm như: Ánh sáng, độ ẩm, nhiệt độ và cách bảo quản của từng loại nấm riêng biệt.
Xử lý nguyên liệu trước khi trồng
Nấm bào ngư sẽ sinh trưởng tốt trong điều kiện ánh sáng kém, kín gió. Vì vậy nên trồng nấm nên thông thoáng, ít ánh sáng và gió. Độ ẩm phù hợp để nấm phát triển từ 60-65%, độ ẩm không khí từ 80-85%. Xử lý nguyên liệu trước khi trồng bằng cách: Cho rơm, rạ, mùn cưa, tro trấu vào nước vôi đã pha loãng khoảng 15-20 phút, sau đó vớt ra để ráo nước.
Ủ nguyên liệu thành 2 đợt, đợt 1 ủ trong vòng từ 3-4 ngày. Hàng ngày nên tưới nước đủ, tạo đổ cho rơm và xới đảo rơm cho đều. Sau đó cắt rơm thành từng đoạn dài từ 7-10cm rồi mang ủ đợt 2 từ 2-3 ngày.
Sau khi ủ nguyên liệu theo thời gian quy định, nên tiến hành khử trùng rơm rạ, tro trấu, mùn cưa ở hơi nước nhiệt độ 100 độ C, khoảng 4 tiếng. Điều này giúp tiêu diệt các mầm bệnh có trong nguyên liệu, cây nấm phát triển khỏe mạnh hơn.
Bạn có thể bỏ qua bước xử lý nguyên liệu nếu mua phôi sẵn tại các cửa hàng uy tín.
Tiến hành đóng phôi nấm bào ngư
Dồn nguyên liệu và meo nấm bào ngư vào một túi nilon. Cứ dồn theo tỉ lệ 1 lớp rơm dày từ 507cm thì rải 1 lớp meo nấm lên trên. Chú ý dồn thật chặt tay. Lặp lại quá trình như vậy cho đến khi đầy túi nilon. Khi túi đầy, dùng dây buộc chặt miệng túi để túi phôi được chắc chắn. Cuối cùng, dùng vật nhọn đâm túi phôi thành các lỗ, đường kính khoảng 1cm. Các cây nấm sẽ mọc từ các lỗ này. Khoảng cách các lỗ cách nhau 10cm, không nên đục dưới thành đáy túi.
Đặt túi nấm nơi thoáng mát, tránh gió lừa, tránh ánh nắng mặt trời chiếu trực tiếp. Từ 7-12 ngày, phôi nấm sẽ phát triển và phủ kín túi.
Chế độ chăm sóc nấm bào ngư
Nên sử dụng giàn giá đỡ hoặc giàn treo các bịch giá thể trồng nấm lên. Mỗi túi cách nhau khoảng 2-3cm để tạo độ thoáng cho nấm sinh trưởng. Sau khoảng 25 ngày kiểm tra các bịch nấm có màu trắng lan tỏa hay không, đó là hiện tượng nấm đang sinh trưởng tốt. Lúc này bỏ nút thắt ở miệng túi ra để khí không khí trong túi thoát ra. Sau đó dùng dây buộc lại. Hàng ngày nên dùng bình xịt dạng phun sương để tưới cho nấm.
Có thể tưới từ 4-6 lần tùy vào tình hình thời tiết, nhiệt độ. Cung cấp đủ nước để nấm mọc tốt, không bị dai. Tuy nhiên không nên tưới nhiều quá, nấm sẽ có màu vàng.
Thu hoạch nấm bào ngư
Có thể bắt đầu thu hoạch khi thấy đường kính mỗi tai nấm từ 3-5cm. Nên hái cả cụm nấm, vặt sát gốc, bởi để lại gốc thì dễ sinh mầm bệnh cho cả bịch nấm. Sau vài tiếng sau khi hái nấm mới được tưới nước. Bởi tưới ngay sau khi hái dễ khiến phôi nấm chết thối,
Sau đợt thu hoạch đầu tiên, ngừng tưới nước từ 5-7 ngày để nấm mọc ra tán mới. Nên sử dụng bình dạng xịt trong suốt quá trình tưới nước, cấp ẩm cho bịch nấm bào ngư. Nấm bào ngư sau khi hái xong nên để ngay vào tủ lạnh, bởi nấm hữu cơ sẽ rất dễ bị hỏng, dập nát nếu để ngoài môi trường có nhiệt độ nóng, ẩm. Dùng đến đâu bỏ ra rửa đến đấy, không rửa trước rồi cất vào tủ lạnh sẽ khiến nấm dễ bị mốc, hỏng, thối.
Bài viết trên đây là tất cả những chia sẻ cách trồng nấm bào ngư tại nhà, tới những ai có nhu cầu. Chúc bạn có thể tự tay trồng được những vụ nấm bào ngư chất lượng, an toàn cho các bữa ăn gia đình.