Cách trồng nấm rơm

Hướng dẫn cách trồng nấm rơm đơn giản, đúng kỹ thuật

Nấm rơm là thực phẩm giàu dinh dưỡng được nhiều người lựa chọn trong các bữa ăn. Nếu muốn sử dụng nấm rơm sạch, đảm bảo an toàn, bạn cũng có thể trồng tại nhà với cách trồng nấm rơm đơn giản dưới đây.

Tìm hiểu về nấm rơm

Nấm rơm còn có tên gọi khác là nấm mũ rơm, là một loài nấm trong họ nấm lớn, sinh trưởng và phát triển lên từ rơm rạ. Hiện nay, nấm rơm có nhiều loài khác nhau, với những hình dạng cũng khác biệt. 

Có loài nấm rơm xám trắng, loài màu xám hoặc xám đen. Kích thước của chúng tuy không quá lớn nhưng đây là một trong những thực phẩm giàu dinh dưỡng. Trong mỗi cây nấm rơm chứa nhiều vitamin A, B, D, E, C và các loại axit amin khác nhau. 

Cách trồng nấm rơm

Việc trồng nấm cũng mang lại hiệu quả kinh tế cao, đó cũng chính là lý do ngày càng có nhiều hộ gia đình chuyển sang trồng nấm rơm để kinh doanh. Tuy nhiên, nếu như bạn thực sự yêu thích loại thực phẩm này, muốn có được những cây nấm rơm sạch và an toàn, bạn cũng có thể thử trồng tại nhà với cách trồng nấm rơm đơn giản dưới đây. 

Chuẩn bị trồng nấm rơm 

Muốn trồng nấm rơm tại nhà không khó. Thậm chí, việc trồng nấm còn giúp cung cấp thực phẩm quanh năm cho gia đình bạn.

Thời vụ trồng

Trước hết, việc trồng nấm rơm có thể được tiến hành quanh năm ở khu vực miền Nam vì thời tiết ấm nóng. Ở các tỉnh miền Trung, người dân thường trồng vào khoảng tháng 3 đến tháng 8. Còn ở phía Bắc, người dân thường trồng từ tháng 4 đến tháng 10 hàng năm. 

Vị trí

Khu vực trồng nấm rơm phải đủ tối, tránh ánh nắng trực tiếp làm ảnh hưởng tới nấm. Vị trí trồng cũng nên thoáng mát để tránh mầm bệnh. Bạn có thể đặt rơm trồng ở nhiều nơi như trong vườn, trên kệ…

Cách trồng nấm rơm

Chọn giống

Quá trình chọn giống rất quan trọng, nó góp phần mang tới năng suất khi thu hoạch. Bạn cần chọn giống nấm rơm khỏe mạnh, không nhiễm bệnh, không quá già. Túi giống phải có mùi đặc trưng của nấm rơm, sợi nấm phải ăn kín đáy túi.

Một bịch nấm giống nặng khoảng 120g có thể gieo trên mô nấm khoảng nửa mét, cao khoảng nửa mét. Tuyệt đối không nên chọn giống có màu nâu đen, vàng cam hoặc dưới đáy bịch bị nhão, có mùi chua. 

Nguyên liệu

Nguyên liệu trồng nấm khá đa dạng, bạn có thể dùng rơm rạ, bã mía hoặc thân lục bình hay đơn giản là bông gòn cũng được. Tuy nhiên hiện nay, việc trồng phổ biến được thực hiện trên rơm rạ.

Cách trồng nấm rơm đúng kỹ thuật

Để nấm rơm phát triển tốt, bạn cần tuân thủ đúng cách trồng nấm rơm theo những tiêu chuẩn dưới đây:

Ủ rơm

Trước hết, nếu trồng nấm rơm bằng rơm, bạn cần ủ rơm bằng cách chất đống rơm. Đống rơm có chiều rộng khoảng hơn 1 mét và dài khoảng 4 mét. Rơm rạ trước khi ủ được làm ướt trong nước vôi, vun thành đống và cứ khoảng 2, 3 ngày đảo một lần. Sau khoảng 4 ngày ủ, nguyên liệu lúc này quá ướt, bà con cần phơi trước khi đem trồng. Tuy nhiên không nên phơi khô quá, rơm cần đủ ẩm để mô giống phát triển tốt. 

Cách trồng nấm rơm

Cấy giống

Khi đã ủ rơm xong, bà con cần đặt mô cấy giống. Trước hết, bà con trải một lớp rơm rạ vào khuôn, cấy một lớp giống viền xung quanh cách mép khuôn khoảng 4cm. Tiếp tục cấy như vậy khi đủ 3 lớp là được. Lớp trên cùng bà con cần trải rộng đều khắp trên bề mặt khuôn. 

Một bịch giống khoảng 200g được cấy cho khoảng 1,2 mét mô. Mỗi tấn rơm rạ khô có thể trồng được tới 100 mét mô nấm.

Cách chăm sóc mô nấm

Tùy vào từng khu vực trồng bà con có những cách chăm sóc khác nhau. Nếu như trồng trong nhà, khoảng 3 ngày đầu bà con không cần tưới nước. Sau đó, nếu thấy bề mặt mô nấm hay rơm rạ quá khô, bạn cũng có thể phun nhẹ nước. Không nên phun nước quá mạnh sẽ làm sợi nấm bị tổn thương. 

Cách trồng nấm rơm

Khoảng 1 tuần sau, nấm con xuất hiện và lớn nhanh những ngày sau đó. Mật độ nấm ngày càng dày, kích thước ngày càng lớn. Bạn cần tưới nước khoảng 2, 3 lần/ngày nhưng mỗi lần không nên tưới quá nhiều vì nấm có thể bị thối chân. Bên cạnh đó, bà con cần giữ độ ẩm thích hợp cho mô nấm. Bà con có thể kiểm tra mô nấm, rút một nắm rơm, bóp chặt nếu hơi có nước chảy ra là vừa đủ. Nếu khô, cần bổ sung ngay lượng nước cần thiết. 

Thu hoạch

Sau khoảng 15 ngày kể từ khi trồng, nấm rơm có thể thu hoạch được. Lúc này bà con thu hái đợt 1 và sau khoảng 1 tuần, tiếp tục thu hái đợt hai. Tổng thời gian trồng và thu hái của hai đợt khoảng 1 tháng. Mỗi một tấn rơm rạ sẽ cho thu hoạch khoảng 100 đến 200 kg nấm tươi. Năng suất nấm tùy thuộc vào chất lượng giống và kỹ thuật trồng, chăm sóc của bà con.

Cách trồng nấm rơm

Với cách trồng nấm rơm trên đây, hy vọng bà con đã thành thạo quy trình và kỹ thuật trồng nấm rơm cho năng suất cao. Cách trồng này có thể thực hiện tại các hộ gia đình cũng như trồng trên diện rộng để mang lại hiệu quả kinh tế cao.

1/5 - (1 vote)

    Để lại một Bình luận

    Copyright 2023 – MobiFone

    Trung tâm Dịch vụ số MobiFone – Chi nhánh Tổng Công ty Viễn thông MobiFone

    Giấy ĐKKD: 0100686209-087
    Đăng ký thay đổi lần thứ 6 ngày 16/06/2023 cấp bởi Sở KHDT thành phố Hà Nội.

    Phát triển và vận hành sản phẩm: Công ty cổ phần giải pháp thời tiết WeatherPlus

    DMCA.com Protection Status

    Khám phá

    Liên hệ

    Trụ sở: Số 01 Phạm Văn Bạch, phường Yên Hòa, quận Cầu Giấy, TP Hà Nội

    Tải ứng dụng

    error: Content is protected !!